Chuyên mục


Quy hoạch giao thông liên vùng tại TP. Thủ Đức

08/03/2022 12:42 (GMT +7)

Hướng tới những quy chuẩn sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn, kế hoạch triển khai hệ thống giao thông mới tạo nên nhiều thuận lợi rõ rệt tới đời sống tại TP. Thủ Đức.

TP. Thủ Đức hướng tới đô thị có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn. Ảnh Internet

TP. Thủ Đức hướng tới đô thị có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn. Ảnh Internet

Theo Quyết định 318/2022 của UBND TP.HCM về ban hành kế hoạch triển khai đề án "Hình thành và phát triển đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố giai đoạn 2020-2035", TP. Thủ Đức sẽ phát triển theo mô hình khu đô thị sáng tạo tương tác cao, trở thành thành phố kinh tế tri thức và trí tuệ nhân tạo, là một trong các động lực tăng trưởng của TP.HCM và khu vực.

Đây là trọng tâm quy hoạch TP. Thủ Đức trong tương lai được ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức (TP.HCM), cho biết tại toạ đàm “Đóng góp ý tưởng đồ án quy hoạch chung TP. Thủ Đức” diễn ra ngày 05/3/2022.

TP. Thủ Đức đã hình thành và phát triển được 1 năm. Năm 2021 là năm đầu tiên TP. Thủ Đức thực hiện thu ngân sách ở quy mô mới, “thành phố trong thành phố” và đạt 10.350 tỷ đồng, chiếm 2,7% trong tổng thu ngân sách của TP.HCM, bằng 51% thu ngân sách của quận 1.

Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội rất lớn để hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Thủ Đức. Vì hiện nay 2 quyết định về quy hoạch chung TP.HCM và quy hoạch TP. Thủ Đức đang được thực hiện song song. Việc hình thành Thủ Đức trong tổng thể TP.HCM rất thuận lợi.

Để hoàn thành mục tiêu, cần phát triển TP. Thủ Đức dựa trên nguồn vốn xã hội hoá, vốn nhà nước chỉ là vốn mồi. Các quốc gia phát triển đều dựa vào các tập đoàn lớn của quốc gia đó.

Hạ tầng giao thông sẽ quyết định thành công của Thủ Đức cũng như cần phải kết nối với các phần còn lại của TP.HCM và các địa phương lân cận.

Ngoài ra, quỹ đất tại Khu chế xuất Linh Trung (1,2,3) cần quy hoạch lại để “hút sếu đầu đàn” và phải thu hút được nhà đầu tư chiến lược để phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Thủ Đức.

Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, cho biết thành phố cũng cần quy hoạch giao thông, mở thêm các tuyến đường để giảm tải cho Xa lộ Hà Nội, vì hiện nay tất cả lượng hàng hóa đều đi qua con đường này.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel, đề xuất một khung cảnh “thành phố trên sông” để tận dụng sông Sài Gòn làm thắng cảnh thu hút khách du lịch. Vì buổi tối rất buồn, không có dịch vụ gì đặc sắc.

Do vậy, thành phố cần triển khai và quy hoạch lại con đường ven sông Sài Gòn. Có thể phát triển dịch vụ thể thao trên sông, du thuyền trên sông… Đặc biệt, cần hình thành hệ thống dịch vụ ban đêm để khai thác kinh tế đêm ở TP. Thủ Đức. Nếu không sẽ bỏ phí nguồn lực kinh tế. 

Ngoài ra, để phát triển TP. Thủ Đức, theo ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch lâm thời Hội Doanh nghiệp TP. Thủ Đức, trong đề án quy hoạch bắt buộc phải giải quyết được 02 vấn đề: quy hoạch treo và tạo quỹ đất để phát triển.

Cần phải có Trung tâm phát triển quỹ đất tiến tới hình thành Công ty phát triển quỹ đất công (thuộc sở hữu nhà nước) nhằm rà soát lại các quỹ đất có vị trí lợi thế, các dự án treo, kịp thời bổ sung, công năng sử dụng cũng như các hệ số quy hoạch hiệu quả nhất, thu hút đầu tư theo đối tác công – tư (PPP), hạn chế phụ thuộc ngân sách nhà nước.

TP. Thủ Đức có quy mô dân số 01 triệu người, gồm 34 phường. Nằm ở phía Đông của TP.HCM, có vị trí quan trọng trong vùng tam giác: TP.HCM- Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu.

Đây là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Xa lộ Hà Nội, đường Phạm Văn Đồng - Quốc lộ 1K, Quốc lộ 52, Quốc lộ 13, đường Vành đai 2…

Kể từ khi thành lập (31/12/2020), TP. Thủ Đức tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực như: khoa học và công nghệ; công nghệ tài chính; y tế và chăm sóc sức khỏe; công nghệ sinh học và công nghệ sinh thái; giáo dục đào tạo bậc cao, nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao, hợp tác phát triển trong phạm vi vùng và cả nước.

Kim Cúc
Nhà cao tầng 'mọc' bên sông Cầu
Việc người dân tự ý xây nhà trên mái đê dọc tuyến sông Cầu thuộc địa phận xã Tam Đa (Yên Phong, Bắc Ninh) đã gây ảnh hưởng rất lớn tới hành lang thoát lũ.

Máy xúc tấp nập khai thác tài nguyên trái phép ở huyện Mai Sơn
Chủ tịch xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết, do mới về làm chủ tịch được mấy tháng nên chưa nắm rõ tình hình nhưng cũng đang nghi đây là đất rừng...

Đóng cửa 2 nút giao cao tốc Mai Sơn – QL. 45
Hai nút giao Thiệu Giang và Đồng Thắng thuộc cao tốc Mai Sơn – QL. 45 tạm dừng hoạt động chỉ sau hai ngày đấu nối đưa vào sử dụng, dự kiến sẽ mở lại vào dịp lễ 1/5.

Xe chở thải từ Dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long gây ô nhiễm
Công ty Cổ phần đầu tư Bất động sản Hạ Long đang xin gia hạn dự án này, nhưng hàng ngày vẫn có hàng loạt xe tải cỡ lớn chở đất rơi vãi, bụi bẩn suốt tuyến đường... khiến người dân vô cùng bức xúc.

Quảng Bình đẩy mạnh công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình vừa có Công văn số 1040/SGTVT-KCHT về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHT GTĐB) trên địa bàn toàn tỉnh.

Quảng Ninh: Thi công ẩu tại Dự án Mở rộng Tỉnh lộ 334
Cán bộ đang phụ trách thi công Dự án Mở rộng Tỉnh lộ 334, qua xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) cho biết: "Trong lúc thi công không tránh được thiếu sót, hôm nay xe tưới nước đường bị hỏng nên mong các anh thông cảm"... Thế nhưng, người dân địa phương lại gánh ô nhiễm hết ngày này qua ngày khác.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa làm việc với UBND TP.Hà Nội về chuyên đề giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023".