Chuyên mục


Phát triển bền vững nông nghiệp công nghệ cao gỡ khó từ đâu?

11/12/2024 16:08 (GMT +7)

Thừa Thiên Huế giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhưng đang đối mặt khó khăn về vốn, công nghệ, hạ tầng và liên kết chuỗi giá trị nông sản. Việc tháo gỡ các rào cản này là bước đi tất yếu để tận dụng cơ hội và thúc đẩy lĩnh vực này phát triển bền vững.

Khó khăn và thách thức trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều mô hình ứng dụng nông nghiệp CNC như trồng rau sạch, sản xuất nấm, chăn nuôi gà, và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, so với các địa phương khác, việc phát triển nông nghiệp CNC tại đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các vấn đề như công nghệ chưa đồng bộ, thiếu vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng yếu kém, và đặc biệt là sự thiếu kết nối giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị nông sản, đang cản trở sự phát triển mạnh mẽ của ngành. Hơn nữa, điều kiện khí hậu và đất đai manh mún cũng là những rào cản lớn.

Nông nghiệp CNC không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp bền vững cho tương lai nông nghiệp Thừa Thiên Huế.

Nông nghiệp CNC không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp bền vững cho tương lai nông nghiệp Thừa Thiên Huế.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Giám đốc Sở KH&CN Thừa Thiên Huế cho biết: “Một số nghiên cứu khoa học có kết quả tốt và rất có ý nghĩa, nhưng chưa kết nối được với doanh nghiệp, chưa kêu gọi hay thu hút được doanh nghiệp tham gia để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.” Khó khăn về vốn, cùng với tình trạng đất đai manh mún, nhỏ lẻ, vẫn là những rào cản chính đối với sự phát triển nông nghiệp CNC tại Thừa Thiên Huế. Theo bà Hương, để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp, rất cần chuyển đổi nông nghiệp sang sản xuất quy mô lớn, đồng thời có sự bảo hộ của Nhà nước đối với sản phẩm nông nghiệp.

Ông Lê Văn Anh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế chia sẻ, Sở NN&PTNT đã tập trung cơ cấu lại ngành theo hướng phát triển nông nghiệp CNC, ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực quốc gia như lúa chất lượng cao, tôm, thịt lợn và gia cầm, cũng như các sản phẩm chủ lực của tỉnh như thủy sản vùng đầm phá, sen, thanh trà, dược liệu và các sản phẩm OCOP.

Hướng phát triển bền vững: Liên kết và hỗ trợ từ các bên

Để nông nghiệp tỉnh có bước phát triển đột phá, ngành đã thực hiện Nghị quyết 20 và 30, quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh đến năm 2025, trong đó trọng tâm là hỗ trợ các mô hình nông nghiệp CNC. Sau 3 năm triển khai, tỉnh đã hỗ trợ 24 cơ sở sản xuất nông nghiệp CNC, với tổng kinh phí lên tới 8 tỷ đồng, cùng với sự hỗ trợ từ các huyện với khoảng 15,2 tỷ đồng. Nhờ sự hỗ trợ này, các cơ sở sản xuất đã đầu tư, mở rộng sản xuất và đạt kết quả cao về năng suất, giá trị nông sản.

Nông nghiệp CNC không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp bền vững cho tương lai nông nghiệp Thừa Thiên Huế.

Nông nghiệp CNC không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp bền vững cho tương lai nông nghiệp Thừa Thiên Huế.

Tuy nhiên, qua đánh giá chung, việc hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước vẫn còn những hạn chế. Vì vậy, ngoài việc xây dựng các văn bản, chính sách mới thay thế phù hợp hơn với thực tiễn sản xuất của bà con, phát triển nông nghiệp tuần hoàn và nông nghiệp CNC, còn cần phải tăng cường liên kết hợp tác giữa các bên.

Chia sẻ về tiềm năng phát triển nông nghiệp CNC tại Thừa Thiên Huế, PGS.TS. Nguyễn Văn Kiền - Giám đốc Mekong Organics, nêu kinh nghiệm và kết quả hợp tác giữa Mekong Organics và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển nông nghiệp sinh thái. Ông cho rằng việc lựa chọn hướng đi và nhãn hiệu sản phẩm từ nông dân, cơ quan quản lý và các đoàn thể là bước quan trọng để hình thành mô hình hợp tác chuỗi giá trị cho sản phẩm liên kết.

Đại diện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế cho rằng, để phát triển chuỗi giá trị trong nông nghiệp CNC, cần liên kết tất cả các bên tham gia, từ khâu sản xuất đầu vào cho đến khi sản phẩm được tiêu thụ. Các công nghệ tiên tiến như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, công nghệ sinh học và các phương pháp sản xuất bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa các khâu trong chuỗi giá trị này.

Ngoài kết nối các bên trong phát triển nông nghiệp CNC, cần mở rộng kết hợp nông nghiệp CNC với du lịch sinh thái, tạo ra giá trị lớn cho nông thôn. Một số mô hình đã thành công như Eco Village Hue, Rơm Farm, Châu Chữ Farm, Edufarm, thu hút du khách và sử dụng sản phẩm nông thôn.

Giám đốc Sở KH&CN Thừa Thiên Huế Hồ Thắng khẳng định, để làm nông nghiệp CNC hiệu quả, cần phải hỗ trợ đồng hành với doanh nghiệp ngay từ các khâu ban đầu như phê duyệt dự án, kết nối công nghệ và sản xuất. Không nên để doanh nghiệp "tự bơi", mà cần có sự trợ giúp từ các cơ quan Nhà nước, nhà khoa học, nông dân và doanh nghiệp để tạo ra một hệ sinh thái liên kết bền vững, trong đó các bên cùng chia sẻ lợi ích, rủi ro, trách nhiệm. Chỉ khi đó, giá trị gia tăng cao nhất mới có thể đạt được.

Hồng Nhi - Đinh Văn
Từ Sơn đẩy mạnh mô hình camera an ninh trong nhân dân
Ngày 12/12, Ban chỉ đạo 138 TP Từ Sơn tổ chức lễ ra mắt Mô hình “Camera khép kín địa bàn phục vụ công tác đảm bảo ANTT” tại phường Tương Giang.

Phát triển bền vững nông nghiệp công nghệ cao gỡ khó từ đâu?
Thừa Thiên Huế giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhưng đang đối mặt khó khăn về vốn, công nghệ, hạ tầng và liên kết chuỗi giá trị nông sản. Việc tháo gỡ các rào cản này là bước đi tất yếu để tận dụng cơ hội và thúc đẩy lĩnh vực này phát triển bền vững.

Nghệ An: Gần 600 “mắt thần” sắp hoạt động
Dự kiến trong tháng 1/2025, hơn 600 camera giám sát an ninh và xử lý vi phạm an toàn giao thông ở TP Vinh (Nghệ An) sẽ đi vào hoạt động.

Bắc Ninh phát hiện 5.500 vi phạm từ camera giao thông
Qua camera phạt nguội và giám sát an ninh, tỉnh Bắc Ninh phát hiện hơn 5.500 trường hợp vi phạm giao thông.

Đã tìm được tài năng khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia
Sau nhiều giờ hùng biện tranh tài tại Chung kết Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia diễn ra tại Hải Phòng sáng 26/11, Ban Tổ chức đã tìm ra 3/5 đội xuất sắc nhất để trao giải thưởng năm nay. Theo đó, giải Nhất thuộc về đội Yeast Era, giải Nhì thuộc về đội Enfar và giải Ba là đội Tubudd.

Hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.

Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số Bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.