Nhà bè Thúy Diễm gây hại môi trường giữa trung tâm TP. Phú Quốc
Mới đây, khúc sông Dương Đông đoạn qua đường Hùng Vương xuất hiện nhà bè Thúy Diễm hoạt động trái phép. Môi trường sông Đông Dương bị đe dọa, người dân rất bức xúc và cả sự buông lỏng của chính quyền sở tại.
Theo phản ánh của người dân quanh khu vực cầu bắc đường Hùng Vương bắc qua sông Dương Đông xuất hiện nhà bè Phúc Diễm hoạt động gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Không chỉ gây tác động xấu đến nguồn nước mà nhà bè hoạt động chẳng giống ai này vẫn là hiện tượng gây dị nghị về chính quyền địa phương.
Dù người dân đã nhiều lần phản ánh và có ý kiến nhưng chủ nhà bè này phớt lờ và coi thường. Thậm chí, có nhiều nguồn tin cho rằng, nhờ mối quan hệ đặc biệt “chống lưng” nên nhà bè này mới hiên ngang tồn tại bất chấp định hướng phát triển của thành phố.
Phía nhà bè Thúy Diễm khoe có quan hệ với chính quyền đấy, kiêu ngạo lắm. Dân cũng ý kiến nhiều rồi, ô nhiễm nguồn nước chung. Họthải rác thải mất vệ sinh lắm.
Nhà bè này của bà Diễm là tiểu thương kinh doanh có tiếng ở đây.
Trước đây, khi chính quyền dẹp kinh doanh nhà bè, bà Diễm phản đối kiên quyết lắm. Nên không rõ là có chỗ dựa lớn hay chống đối. Nhưng chống đối chắc không phải, vì Chính quyền kiên quyết lắm mà!
Anh Nguyễn T. P - một người dân địa phương cho hay
Những năm gần đây, Chính phủ ghi nhận nỗ lực lớn của cả chính quyền và người dân. Trong khi lãnh đạo Phú Quốc kiên quyết trong cải cách, đổi mới cách làm thì đã phần người dân sẵn sàng gạt bỏ lợi ích cá nhân trước mắt để vì lợi ích chung của thành phố Phú Quốc (trước kia là Huyện).
Trước kia, loại hình kinh doanh ăn uống hải sản với mô hình làng bè trên biển ở xã Hàm Ninh đã nuôi sống hàng trăm cư dân và cũng góp phần tạo sức hút cho du lịch địa phương. Khi lãnh đạo Phú Quốc đưa ra ý tưởng dẹp bỏ tất cả những nhà bè đang hoạt động khiến hầu hết tiểu thương phản đối. Thậm chí có thời điểm căng thẳng lên cao, có thể xuất hiện việc cưỡng chế. Thế nhưng, nhờ sự đồng lòng của người dân và sự khéo léo đúng mực của Huyện Phú Quốc khi đó, mà đã có một thành phố tươi đẹp như ngày hôm nay.
Còn nhớ tháng 6/2019, tại buổi đối thoại với tiểu thương nhằm vận động các tiểu thương tự tháo dỡ để có thể tận dụng lại tài sản, ông Huỳnh Quang Hưng, Phó chủ tịch (nay là Chủ tịch) UBND Huyện kiên quyết khẳng định: Phú Quốc đang trên đà phát triển, song song đó xuất hiện nhiều công trình trái phép, lấn chiếm đất nhà nước quản lý. Mặc dù đây là loại hình dịch vụ thu hút du khách, đem lại nhiều lợi nhuận cho tiểu thương nhưng ảnh hưởng đến vệ sinh trên biển, không đảm bảo an ninh trật tự... Đặc biệt, các quán bè này đấu nối vào một cầu cảng đang rất xuống cấp nên có thể gây nguy hiểm cho du khách. Vì thế, huyện đã có quyết định dẹp bỏ loại hình kinh doanh này tại xã Hàm Ninh.
Ngoài ra, cầu cảng bị yếu, có thể gãy sập bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm cho khách du lịch nên xã quyết định cấm người dân và du khách đi trên cầu dẫn. Ông Huỳnh Quang Hưng cho rằng không thể để loại hình kinh doanh này tồn tại làm ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng đến tính mạng của du khách và người lao động. Ngoài ra, theo luật Tài nguyên biển và hải đảo, từ mực nước trung bình hằng năm lên 100 m là hành lang an toàn biển, tuyệt đối không được xây dựng bất cứ công trình gì. Vì vậy việc các tiểu thương xây dựng quán bè trên biển là trái với quy định của pháp luật.
Theo hướng dẫn viên du lịch Hà Lâm, Phú Quốc là đảo ngọc, muốn phát triển du lịch thì không nên có cảnh nhếch nhác. Làm sao cho Phú Quốc phát triển đúng như kỳ vọng thì cần quy hoạch bài bản, hành động mạnh mẽ, dứt khoát của các cấp chính quyền, sự đầu tư của các tập đoàn du lịch lớn. Bên cạnh đó cần sự minh bạch, công tâm để dân ủng hộ.
Từ bước đệm thành công thời gian qua, TP. Phú Quốc đã làm được cơ bản điều đó và gần đây còn lên phương án cải thiện chất lượng môi trường sông Dương Đông. Cuối năm 2021, đầu năm 2022, ông Hữu Thắng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang cho biết: Lưu vực sông Dương Đông có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội của thành phố là nguồn dự trữ, không những cung cấp nước chính cho sinh hoạt mà còn cho cả hoạt động sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản…).
Theo kết quả khảo sát của cơ quan chức năng cho thấy chất lượng nước sông Dương Đông hiện tại chỉ còn tương đối sạch ở gần thượng nguồn. Càng ra phía biển, màu sông càng tối chứng tỏ nước sông bị ô nhiễm, nhiều đoạn sông chỉ có thể dùng để tưới cây… Dòng sông bị nhiễm nhiều loại chất thải độc hại, trong đó có dầu nhớt và chất thải nhựa…
Hiện, ven sông Dương Đông có khoảng 10.000 hộ dân sinh sống, hơn 300 cơ sở sản xuất, kinh doanh, hơn 3.000 tàu đánh cá thường xuyên neo đậu, chợ phường Dương Đông và khu chợ đêm ẩm thực Dương Đông cũng tọa lạc 2 bên bờ sông. Mọi sinh hoạt đều đổ dồn về con sống này,là tác nhân gây ô nhiễm chính cho dòng sông này.
Để cải thiện lại chất lượng dòng sông, theo UBND tỉnh Kiên Giang phải cần ít nhất là 10 năm với nguồn kinh phí khá lớn. Riêng việc xây dựng cống thoát nước, trạm thu gom xử lý nước thải đã tốn hơn 1.000 tỉ đồng với thời gian dự kiến khoảng 2 năm. Ngoài ra, còn phải thực hiện đồng bộ các giải pháp phi công trình như cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông, di dời dân cư, các cơ sở sản xuất ra xa lưu vực sông…
Nếu các bước chuẩn bị diễn ra theo đúng dự định, thì dự án cải thiện môi trường sông Dương Đông có thể bắt đầu triển khai từ năm 2023. Ngoài ra, mỗi người dân nơi đây đều phải ý thức trong sinh hoạt hàng ngày, hạn chế việc thả chất thải ra ngoài dẫn đến tình trạng ô nhiễm dòng sông.
Việc nhà bè mọc trái phép trên sông Dương Đông sẽ tạo tiện lệ xấu để nhà bè trái phép đua nhau hoạt đông, gây ô nhiễm. Đề nghị chính quyền TP. Phú Quốc khẩn trương xử lý để bảo vệ môi trường sông Dương Đông và ổn định cuộc sống người dân trên địa bàn.