Chuyên mục


Người Việt tăng thu nhập bình quân

10/05/2023 11:21 (GMT +7)

Tổng cục Thống kê đã công bố cuộc số liệu của cuộc Khảo sát mức sống dân cư trong năm 2022, theo đó thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu đồng, tăng 11,1 điểm % so với năm 2021.

Cụ thể, khảo sát mức sống dân cư năm 2022 (viết gọn là KSMS 2022) được tiến hành theo Quyết định số 939/QĐ-TCTK ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng)

Trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng)

KSMS 2022 là cuộc điều tra chọn mẫu nhằm thu thập thông tin, tổng hợp và biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia về mức sống hộ dân cư để đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê trong việc đánh giá thực trạng đời sống của dân cư; đo lường nghèo và phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng dân cư phục vụ hoạch định chính sách, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia và phát triển kinh tế – xã hội.

KSMS 2022 được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm 46.995 hộ đại diện cho toàn quốc, khu vực thành thị, nông thôn, 6 vùng địa lý, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng thông tin về chi tiêu chỉ đại diện đến cấp toàn quốc, khu vực thành thị, nông thôn và 6 vùng địa lý. Các thông tin được thu thập trong KSMS 2022 gồm: thu nhập, chi tiêu, nhân khẩu học, giáo dục, y tế, việc làm, đồ dùng lâu bền, nhà ở, điện, nước, điều kiện vệ sinh, tiếp cận các chương trình an sinh xã hội, tình hình đời sống của hộ và một số đặc điểm của xã.

Năm 2022 là năm đánh dấu sự khôi phục về kinh tế và tình hình đời sống dân cư

Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu đồng, tăng 11,1 điểm % so với năm 2021. Sau 2 năm 2019 và 2020, thu nhập bình quân đầu người giảm liên tiếp do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 quay trở lại xu hướng tăng như các năm từ 2019 trở về trước.

Thu nhập tăng đều ở cả thành thị và nông thôn. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 ở khu vực thành thị đạt gần 5,95 triệu đồng (tăng 10,4 điểm % so với năm 2021) cao gấp 1,54 lần thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn là 3,86 triệu đồng (tăng 10,8 điểm % so với năm 2021).

Trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng). Vùng có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (3,17 triệu đồng).

Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo thành thị, nông thôn từ năm 2012-2022

Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo thành thị, nông thôn từ năm 2012-2022

Trong bảng xếp hạng mức thu nhập, cho thấy tỉnh Bình Dương xếp đầu về thu nhập bình quân đầu người với 8,076 triệu đồng/người/tháng. Xếp sau lần lượt là Hà Nội (6,423 triệu đồng/người/tháng), TP. Hồ Chí Minh (6,392 triệu đồng/người/tháng), Đà Nẵng (5,807 triệu đồng/người/tháng), Bà Rịa - Vũng Tàu (4,815 triệu đồng/người/tháng) và Quảng Ninh (4,811 triệu đồng/người/tháng).

Ngoài ra, trong top 10 còn có Lâm Đồng (4,428 triệu đồng/người/tháng), Thừa Thiên - Huế (4,281 triệu đồng/người/tháng), Quảng Bình (3,625 triệu đồng/người/tháng) và Sơn La (2,141 triệu đồng/người/tháng).

Nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất – nhóm 5) có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng đạt tới 10,23 triệu đồng, cao gấp 7,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất – nhóm 1).

Năm 2022, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng từ tiền lương tiền công đạt 2,6 triệu đồng (tăng 8,2 điểm %), thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 0,47 triệu đồng (tăng 4,3 điểm %), thu từ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 1,1 triệu đồng (tăng 15,9 điểm %), thu từ các nguồn thu khác đạt 0,5 triệu đồng (tăng 24,7 điểm %).

Cơ cấu thu nhập đang chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng ngày cảng giảm, từ 20,1% năm 2010 xuống 10,8% năm 2021 và còn 10,1% năm 2022. Ngược lại, tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng so với năm 2019, 2020 và 2021 (34,7% so với 33,4%, 33,3% và 32,5%). Tỷ trọng các khoản thu từ tiền lương, tiền công có giảm nhẹ so với năm 2021 (giảm 1,5%) nhưng vẫn duy trì ở mức cao (55,2%). Cho thấy, sau đại dịch các hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản có sự phục hồi nhanh chóng.

Năm 2022 chi tiêu bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 2,8 triệu đồng, giảm 3,3 điểm % so với 2020. Có thể thấy dưới tác động của dịch Covid-19 các hộ gia đình có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là các hộ sống ở khu vực thành thị. Chi tiêu bình quân đầu người một tháng ở thành thị là 3,3 triệu đồng (giảm 13,6 điểm % so với năm 2020), ở khu vực nông thôn là gần 2,5 triệu đồng/người/tháng (tăng 4,7 điểm % so với năm 2020). Năm 2022, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp chủ yếu do giảm chi tiêu của người dân sống ở thành thị.

Chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng chia theo thành thị, nông thôn thôn từ năm 2012-2022

Chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng chia theo thành thị, nông thôn thôn từ năm 2012-2022

Chi đời sống chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình. Năm 2022 chi cho đời sống bình quân một người một tháng là 2,7 triệu đồng (chiếm tới 95,5% trong tổng chi tiêu hộ gia đình), trong đó chi cho ăn uống bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 1,3 triệu đồng và không phải ăn uống là 1,4 triệu đồng.

Sự bất bình đẳng trong chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng quan sát được giữa nhóm giàu nhất (nhóm 5) và nhóm nghèo nhất (nhóm 1) là 3,2 lần năm 2022, với chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng ở các hộ nhóm 5 gần 4,1 triệu đồng so với gần 1,3 triệu đồng/người/tháng ở các hộ thuộc nhóm 1. Điểm nổi bật là chênh lệch giữa 2 nhóm giàu nhất và nghèo nhất năm 2022 có phần được cải thiện so với năm 2020 (chênh lệch năm 2020 là 5,7 lần) trong đó chủ yếu là do chi tiêu đời sống của nhóm giàu nhất giảm mạnh (5,7 triệu năm 2020 giảm còn 4,1 triệu năm 2022).

Hoài Linh
Bắc Ninh tháo gỡ vướng mắc cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân
Bắc Ninh được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những vướng mắc từ các quy định về điều kiện, thủ tục mua nhà ở xã hội đang khiến nguồn cung - cầu khó gặp nhau, nhiều dự án lâm vào thực trạng "ế ẩm" số lượng lớn sản phẩm.

Quảng Bình sẽ có con đường mang tên con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tỉnh Quảng Bình vừa thống nhất lấy tên con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt tên cho một tuyến đường dài 630m tại xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới).

Bổ sung quy định về phòng cháy từ 24/8
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 32/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về phòng cháy và chữa cháy. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 24/8/2024.

Phó Chủ tịch Thường trực Vương Quốc Tuấn điều hành UBND tỉnh Bắc Ninh
Phó Chủ tịch Thường trực Vương Quốc Tuấn được phân công điều hành hoạt động UBND tỉnh Bắc Ninh.

Mở thêm lối về cộng đồng cho người lầm lỗi
Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của BCH Công an quận Tây Hồ, Công an phường Yên Phụ đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội quận triển khai hiệu quả mô hình cho vay vốn ưu đãi đối với những người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương.

Làm giả giấy tờ ô tô để cầm đồ ở TT.Huế
Ngày 16/7, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị vừa bắt giữ thành công đối tượng truy nã Hồ Đăng Hải (SN 1985, trú tại 11 Vạn Xuân, phường Kim Long, TP. Huế) khi đang lẩn trốn tại phường Tân Thuận Tây, quận 7, TP HCM.

Bà Nguyễn Hương Giang tiếp tục giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh
Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, bà Nguyễn Hương Giang hiện là Phó Bí thư Tỉnh ủy duy nhất của tỉnh Bắc Ninh.