Chuyên mục


Người dân thay nhau phân luồng hỗ trợ giao thông đường gom Đại lộ Thăng Long

29/07/2024 22:38 (GMT +7)

Nhận thấy người dân phải trả phí quá cao khi thuê xe chở phương tiện qua điểm ngập sâu, anh Xuyên cùng một số anh em thay nhau túc trực, hướng dẫn người dân lưu thông theo hướng khác để thoát điểm ngập.

Hình ảnh lan truyền trên MXH

Hình ảnh lan truyền trên MXH

Nhiều người thay nhau, phân luồng phương tiện

Ngày 28/7, mạng xã hội lan truyền hình ảnh được cho là 2 bố con đang đứng phân luồng, cảnh báo phương tiện tránh điểm ngập sâu trên đường gom Đại lộ Thăng Long. Chỉ trong ít phút, hình ảnh trên đã nhận được hàng nghìn lượt bày tỏ cảm xúc, chia sẻ và những lời khen từ phía cộng đồng mạng.

Chiều 29/7, PV trực tiếp có mặt trên tuyến đường này đoạn Km28 đường gom đại lộ Thăng Long, thuộc địa phận xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội theo hướng từ Hòa Lạc về trung tâm thành phố. Tại đây, một gia đình đã bố trí các biển cảnh báo, hướng dẫn người và phương tiện lưu thông trên tuyến đi đường khác tránh điểm ngập sâu.

Trò chuyện với PV, anh Phùng Văn Xuyên (SN 1981, trú tại xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội) cho biết, hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội là cháu Giáp (con trai anh Xuyên) và chú của cháu.

Anh Xuyên (trên tay bế cháu bé) cùng những người thân thay nhau phân luồng

Anh Xuyên (trên tay bế cháu bé) cùng những người thân thay nhau phân luồng

Anh Xuyên chia sẻ: Thương bà con lao động vất vả, một ngày công chẳng được là bao, vòng đi, vòng về thuê xe kéo mất đến hàng trăm nghìn, công sức đi làm cả ngày chẳng còn là mấy; nên anh Xuyên cùng một số anh em trong gia đình đã đứng ra phân luồng vì các anh là người địa phương nên biết đường khác có thể tránh ngập. Ngoài ra, anh Xuyên cùng gia đình cũng đặt các mũi tên chỉ hướng dọc đường để người dân di chuyển thuận lợi.

“Chúng tôi làm việc này xuất phát từ cái tâm, không nhận bất cứ một đồng công nào”, anh Xuyên nói.

Trực tiếp đứng phân luồng tại thời điểm PV ghi hình, anh Nguyễn Văn Tâm (trú tại thôn 4, xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất) cho biết, thấy cảnh người dân bị hỏng, chết máy do ngập nước, tranh thủ thời gian rảnh anh cũng tham gia phân luồng, giúp người dân tránh ngập.

“Nếu làm để được lợi ích gì thì tôi không, cũng là giúp người ta, chẳng cần đồng công gì cả, người ta đi qua cảm ơn một câu là tôi vui rồi. Người ta cũng là dân lao động làm ăn vất vả”, anh Tâm cho hay.

Niêm yết giá bằng 1 tấm bảng

Niêm yết giá bằng 1 tấm bảng

Xe máy phải nộp phí “sử dụng vỉa hè”

Do ảnh hưởng của mưa lớn, đường gom Đại lộ Thăng Long đoạn cầu chui số 19 Km27+010, thuộc địa phận huyện Thạch Thất, Hà Nội chìm sâu trong nước khiến nhiều phương tiện chết máy.

Lợi dụng điều đó, một trạm BOT tự phát đã được dựng ngay trên vỉa hè để thu phí xe máy với giá 10.000 đồng/lượt. "Trạm" này được lập theo hướng Hà Nội - Hòa Lạc.

Hàng quán lấn chiếm vỉa hè, hành lang an toàn giao thông đã nhiều tháng nhưng Thanh tra GTVT huyện Thạch Thất và chính quyền địa phương không xử lý. Đến khi nước ngập, nơi đây biến thành trạm thu phí

Hàng quán lấn chiếm vỉa hè, hành lang an toàn giao thông đã nhiều tháng nhưng Thanh tra GTVT huyện Thạch Thất và chính quyền địa phương không xử lý. Đến khi nước ngập, nơi đây biến thành trạm thu phí

Theo quan sát của PV, trạm BOT này do một nhóm người vận hành, nhóm này bắc những tấm ván gỗ tạo thành cầu từ đường lên vỉa hè. Một người đứng phía dưới đường phân luồng, hình thức là cảnh báo các xe máy không đi vào điểm ngập sâu nhưng thực tế là đưa các xe máy lên các tấm ván gỗ, đi lên vỉa hè sau đó chốt chặn, thu phí trong một lều quán mặc dù một số xe máy vẫn có thể di chuyển bình thường qua điểm ngập theo hướng Hà Nội - Hòa Lạc.

"Em đi qua kia gửi tiền được mà, anh không lấy ở đây đâu, anh chỉ lấy 10.000 thôi", người đàn ông nói.

Đối diện bên kia cầu chui, mực nước ngập sâu hơn gây chết máy nhiều phương tiện, nhiều người tận dụng xe cải tiến để kinh doanh vận chuyển các xe máy qua khu vực với giá 50-70.000/lượt.

Đức Mạnh
Xe máy phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới
Bắt đầu từ năm 2026, xe mô tô hai bánh nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ tiêu chuẩn khí thải (TCKT) Mức 4 thay vì Mức 3 như hiện tại. Trong khi đó, xe gắn máy hai bánh sẽ phải đáp ứng TCKT Mức 4 từ ngày 1/7/2027, thay vì Mức 2 như hiện nay.

Bảo đảm công suất khai thác mỏ cát san lấp theo kịp tiến độ dự án cao tốc
Tại cuộc họp thúc đẩy các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị thi công có phương án điều phối lực lượng thi công các cầu trên cao tốc trong khi chưa có đủ cát san lấp.

Hà Nội sắp xây ba cầu lớn vượt sông Hồng
UBND TP Hà Nội vừa thống nhất chủ trương xây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi trong giai đoạn 2025-2030 bằng vốn đầu tư công.

Hà Nội 'xanh hoá' mạng lưới xe buýt
UBND TP vừa ban hành Quyết định phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Triều cường dâng cao, giao thông TP Hạ Long bị gián đoạn
Sáng 20/11, triều cường dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực thuộc phường Trần Hưng Đạo và phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và giao thông địa phương.

“Nạn” đốt lốp cao su lấy dầu ở Cụm công nghiệp Châu Khê, Bắc Ninh vẫn tái diễn
“Tái chế lốp xe” là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hình thức tái chế bằng phương pháp đốt lốp lấy dầu của một số cơ sở tại cụm Công nghiệp Châu Khê, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) lại đang hủy hại môi trường nghiêm trọng bởi khói bụi độc hại.