Chuyên mục


Nghệ An: Đồng bộ hạ tầng giao thông tạo đà phát triển kinh tế

10/02/2024 16:05 (GMT +7)

Nghệ An có mạng lưới đường bộ và đường thủy dễ dàng kết nối trong nước và quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa và hành khách, phục vụ hoạt động kinh tế, đầu tư và du lịch ở quy mô quốc gia và khu vực.

 Hệ thống hạ tầng giao thông từng bước hoàn thiện 

Là tỉnh có dân số đứng thứ tư, diện tích lớn nhất Việt Nam, thuộc trung tâm vùng Bắc Trung bộ, Nghệ An có hệ thống giao thông kết nối khá hoàn chỉnh, từ các tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy đến đường hàng không. Đặc biệt, hiện lĩnh vực này vẫn đang được tiếp tục đẩy mạnh đầu tư.

“Đại lộ nghìn tỷ” nối Vinh - Cửa Lò sau khi hoàn thành sẽ là đại lộ lớn nhất tỉnh Nghệ An

“Đại lộ nghìn tỷ” nối Vinh - Cửa Lò sau khi hoàn thành sẽ là đại lộ lớn nhất tỉnh Nghệ An

Nghệ An hiện có 8 tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh; gồm 3 tuyến dọc hướng Bắc - Nam, 5 tuyến ngang hướng Đông - Tây nối với Lào và tuyến đường xuyên Á từ nước Lào qua Cửa khẩu Thanh Thủy đến cảng Cửa Lò và Đông Hồi. Đến nay, Nghệ An đã cải tạo, nâng cấp 1.900 km đường quốc lộ. Bên cạnh đó, đường cao tốc Bắc - Nam đi qua địa phận tỉnh Nghệ An dài 134 km, tạo ra sự đột phá về kết cấu đường bộ, kết nối Nghệ An - trung tâm vùng kinh tế Bắc Trung Bộ với cả nước.

Từ đầu năm 2023, TP Vinh đã tích cực đôn đốc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, đặc biệt các công trình trọng điểm của tỉnh và thành phố. Đến nay, nhiều dự án đang được nhanh chóng thực hiện như mở rộng các giao lộ, chống ùn tắc giao thông đường Lý Thường Kiệt, đường 18m nối QL 46 với đại lộ Vinh, Cửa Lò, Hải Thượng Lãn Ông...

Đáng chú ý, dự án “đại lộ nghìn tỷ” nối Vinh - Cửa Lò đang là cái tên được mong chờ nhất. Khi hoàn thành, dự kiến vào tháng 7/2024, đây sẽ là đại lộ lớn nhất tỉnh Nghệ An, tạo ra trục giao thông kết nối nhanh khu vực đô thị là TP Vinh và thị xã Cửa Lò, đồng thời thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng.

Đường ven biển qua thị xã Cửa Lò (Nghệ An).

Đường ven biển qua thị xã Cửa Lò (Nghệ An).

Trước đó, những ngày đầu tháng 9, cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu có chiều dài hơn 50km (qua Thanh Hóa dài 6,5km và qua Nghệ An dài 43,5km), tổng mức đầu tư hơn 7.290 tỷ đồng đã chính thức thông xe. Tuyến đường này đã rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến TP Vinh chỉ còn khoảng 3,5 giờ thay vì 5 giờ như trước đây.

Ở khu vực miền núi phía Tây Nghệ An, giao thông được xem là yếu tố hàng đầu “đi trước mở đường” cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Những con đường được xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, giao thương, di chuyển của người dân. Ví như tuyến đường Mường Xén - Ta Đo - Khe Kiền vừa được đưa vào sử dụng trong năm 2023, giúp “thông chốt” các khó khăn, ách tắc về đường vận chuyển hàng hóa, đi lại của người dân huyện Kỳ Sơn, rút ngắn khoảng cách di chuyển giữa các địa phương trong huyện.

Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn

Theo thông tin từ Sở Giao thông Vận tải tỉnh Nghệ An, tỉnh đang phối hợp với chủ đầu tư để đảm bảo tiến độ dự án. Bên cạnh tuyến đường cao tốc sắp hoàn thành, một loạt các hệ thống hạ tầng giao thông quan trọng khác cũng đang được triển khai như mở rộng như: Cảng hàng không quốc tế Vinh, xây dựng cảng nước sâu Cửa Lò; xây dựng cao tốc Hà Nội - Vientiane, Lào (đi qua Nghệ An)... Đây là những động lực tác động tích cực tới thu hút đầu tư của địa phương. Trong nửa đầu năm nay, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 60 dự án.

Sân bay Quốc tế Vinh có tốc độ tăng trưởng hành khách lớn nhất cả nước.

Sân bay Quốc tế Vinh có tốc độ tăng trưởng hành khách lớn nhất cả nước.

Hiện tỉnh Nghệ An đang đẩy nhanh tiến độ thi công phần còn lại đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến Cửa Lò (Nghệ An); đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò (giai đoạn 2); đường giao thông nối từ Quốc lộ 7C (Đô Lương) đến đường Hồ Chí Minh (Tân Kỳ); Nâng cấp, mở rộng QL15 đoạn tuyến tránh Khu di tích lịch sử Truông Bồn; Cải tạo, sửa chữa đường tỉnh 539C đoạn Km7-Km16+500...

Đối với giao thông đường thủy, Dự án Cảng nước sâu Cửa Lò tính đến thời điểm này, nhà đầu tư đã hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh dự án, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trước đó, UBND tỉnh Nghệ An đã có Thông báo số 793/TB-UBND ngày 24/10/2023 thống nhất các nội dung điều chỉnh dự án theo báo cáo của nhà đầu tư gồm: quy mô 3 bến, diện tích sử dụng đất khu hậu phương cảng là 32 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 6.949 tỷ đồng, tiến độ hoàn thành dự án vào quý I/2028.

Về hệ thống cảng biển, hiện cảng Cửa Lò đóng vai trò đầu mối kết nối giao thương đường thủy quan trọng, thuộc tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối Lào, Thái Lan, Myanmar với Biển Đông theo Quốc lộ 7. Bên cạnh đó, còn có cảng quốc tế Vissai, có thể tiếp nhận tàu 70.000 DWT, dự kiến giai đoạn 2 sẽ xây dựng thêm 1 bến cảng, đưa Cảng Vissai trở thành cảng quốc tế đa dạng, có thể đón tàu 100.000 DWT.

Ngoài ra, tỉnh đang thực hiện thủ tục thu hút đầu tư một số cảng như cảng cạn IDC, cảng Đông Hồi, cảng nước sâu Cửa Lò quy mô dự kiến 3.300 tỷ đồng... Trong đó, cảng Đông Hồi đã quy hoạch để thu hút đầu tư xây dựng phục vụ trực tiếp Khu Công nghiệp Đông Hồi và các khu công nghiệp lân cận, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho khu vực Bắc Nghệ An.

Về đường thủy nội địa, hiện Nghệ An đang khai thác 8 tuyến, tổng chiều dài 263 km, đưa vào khai thác có hiệu quả tuyến vận tải thủy ven biển phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hóa đi lại, kết nối du lịch, dịch vụ nội tỉnh, liên tỉnh. Cùng với đó, tỉnh đã và đang cải tạo, nâng cấp duy trì khai thác 84 km đường sắt hiện có để kết nối tỉnh Nghệ An với các địa phương trên hành lang Bắc - Nam.

Về hàng không, sân bay Quốc tế Vinh có tốc độ tăng trưởng hành khách lớn nhất cả nước với trên 56%, nhà ga hành khách có quy mô từ 2,5 đến 3 triệu hành khách/ năm. Hiện có đường bay quốc tế đi Viêng Chăn (Lào), Băng Cốc (Thái Lan) và 5 đường bay nội địa đến các thành phố lớn trong nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Cần Thơ và đang nghiên cứu mở thêm một số tuyến bay trong nước và quốc tế thời gian tới (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan).

Hiện, Dự án mở rộng, cải tạo sân đỗ máy bay - Cảng Hàng không quốc tế Vinh cũng đang dần hoàn thiện các bước thủ tục. Dự án đã được Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam bổ sung vào kế hoạch đầu tư phát triển năm 2023 của Tổng Công ty tại Nghị quyết số 387/NQ-HĐQT ngày 16/8/2023, hiện nay, nhà đầu tư đang trình hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Với sự ưu tiên nguồn lực đầu tư của Trung ương, Nghệ An hiện đang dần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, tiến tới đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là giao thông đường bộ. Từ đó, tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa, hành khách, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế tỉnh nhà.

Hoàng Yến - Diệp Bình
SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.

LPBank sẽ đổi tên, mở rộng bán lẻ ở nông thôn
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã: LPB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng 50% so với cùng kỳ, đạt 10.500 tỷ đồng.

NHNN hoãn đấu thầu vàng miếng sang 23/4
Sáng nay (ngày 22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoãn đấu thầu vàng miếng như dự kiến và sẽ triển khai vào 10h sáng thứ Ba ngày 23/4.

Bất động sản ven sông Đà Nẵng: Đã có những 'mảnh ghép' xứng tầm
Quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ Đông chính thức được phê duyệt, mở ra kỳ vọng về diện mạo mới của khu vực trung tâm Đà Nẵng.

PVTrans giảm mục tiêu lãi
Năm 2024, Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans, mã: PVT) đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 8.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 760 tỷ đồng, giảm lần lượt 8% và 38% so với thực hiện 2023.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh?
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.