Chuyên mục


Ngành vận tải xác định mục tiêu trọng tâm năm 2023

18/12/2022 05:38 (GMT +7)

Năm 2023, Thường trực Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam sẽ tiếp tục đề xuất với Bộ GTVT đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số và tham gia vào chuỗi cung ứng thương mại điện tử trong vận tải đường bộ,...

Ngày 17/12, tại TP.HCM, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác 2022, nhiệm vụ trọng tâm 2023. Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, Thường trực, các Ban chuyên môn, Văn phòng Hiệp hội chủ trì hội nghị với sự tham gia của các Hiệp hội cơ sở, các Chi hội và các Hội viên trực thuộc. 

Các tham luận tại Hội nghị đưa ra nhận định về tình hình đại dịch Covid 19 đã được kiểm soát, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ dịch diễn biến phức tạp; nền kinh tế của đất nước đang phục hồi tốt sau đại dịch, là cơ sở cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh như: Kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe ô tô và bến xe; công tác đào tạo, sát hạch lái xe ô tô; sản xuất các thiết bị - công nghệ chuyển đổi số phục hồi và phát triển.

Hội nghị với sự tham gia của các Hiệp hội cơ sở, các Chi hội và các Hội viên trực thuộc

Hội nghị với sự tham gia của các Hiệp hội cơ sở, các Chi hội và các Hội viên trực thuộc

Năm qua, các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) liên quan còn chưa đồng bộ, chưa rõ ràng và chậm được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế; giá nhiên liệu biến động thường xuyên làm cho giá thành đầu vào trong vận tải không ổn định, trong khi đó giá cước vận tải chưa thể điều chỉnh kịp thời; các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định và bến xe tiếp tục gặp nhiều khó khăn do thói quen di chuyển của hành khách đã có nhiều thay đổi sau đại dịch, số lượng hành khách vào bến vẫn rất thấp; tình trạng xe hợp đồng trá hình phát triển tràn lan vẫn chưa được kiểm soát; các cơ sở đào tạo sát hạch lái xe gặp khó khăn trong việc đầu tư lắp đặt cabin điện tử, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường đối với học viên học lái xe ô tô; tình hình thực hiện các quy định về vé điện tử, hóa đơn điện tử vẫn còn nhiều khó khăn, sự vận dụng chưa thống nhất trên thực tế, nhiều đơn vị vận tải vẫn còn lúng túng trong triển khai.

Việc triển khai thực hiện Nghị định số 10 của Chính phủ, Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT, Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT và Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT… vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, do hầu hết các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe hiện đang gặp khó khăn về kinh phí và chưa có loại cabin điện tử được công nhận hợp quy theo quy định.

Nhiều giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực vận tải được trình bày tại Hội nghị

Nhiều giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực vận tải được trình bày tại Hội nghị

 

 

Năm 2022, Thường trực Hiệp hội đã chủ động tham gia góp ý kiến vào các dự thảo văn bản QPPL.

Văn bản số 07/KN-HHVT, ngày 22/02/2022 về việc “Kiến nghị xem xét một số nội dung trong quá trình thẩm định Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông Đường bộ.

Thường trực Hiệp hội tham dự 07 buổi Tọa đàm và Hội thảo khoa học để tham gia, góp ý về dự thảo Luật GTĐB 2008 (sửa đổi).

Công văn số 46/CV-HHVT, ngày 15/7/2022 gửi Bộ Tài chính “Tham gia ý kiến vào dự thảo Nghị định của Chính phủ về mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ”.

Công văn số 87/CV-HHVT, ngày 17/11/2022 “Góp ý dự thảo sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Trạm kiểm tra trọng tải xe (QCVN 66:2013/BGTVT).

Công văn số 67/CV-HHVT, ngày 23/9/2022 gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam “Góp ý dự thảo Quy chuẩn Quốc gia (QCQG) về bến xe hàng”.

Hiện, lĩnh vực vận tải hành khách bao gồm các đơn vị vận tải hành khách tuyến cố định và bến xe vẫn đang rất khó khăn, do nhu cầu và thói quen đi lại của người dân dã thay đổi sau dịch bệnh và phục hội rất chậm; hiện trong vận tải hành khách có nhiều tiềm năng về tham gia vào chuỗi cung ứng thương mại điện tử nhưng chưa được quan tâm đúng mức và nhiều tiềm năng chuyển đổi số trong việc kết nối giữa bên vận tải với hành khách cần được khai thác.

Theo Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Đỗ Xuân Hoa cho biết, báo cáo sơ bộ từ các Hiệp hội cơ sở và Hội viên về sản lượng và doanh thu vận tải trong năm 2022 cho thấy: Vận tải hàng hóa ước đạt khoảng 80 – 90%; vận tải hành khách, bến xe ước đạt từ 50 – 70% (tùy theo từng vùng, miền) so với trước đại dịch Covid 19 năm 2019;

Tình hình hoạt động của các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe, các doanh nghiệp cung cấp thiết bị GSHT và camera, vận chuyển hàng siêu trường - siêu trọng đã từng bước phục hồi, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện các văn bản Quy phạm pháp luật, khó khăn về nguồn vốn để đầu tư một số trang thiết bị theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành một số chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do đại dịch Covid 19. Tuy nhiên, nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không đủ điều kiện tiếp cận và thụ hưởng chính sách.

Năm 2022, Hiệp hội phối hợp với các đối tác nước ngoài như Tập đoàn YAZAKI của Nhật Bản và Tổ chức bảo về động vật hoang dã tại Việt Nam (Traffic) tổ chức 03 buổi Tọa đàm để phổ biến công nghệ hỗ trợ lái xe an toàn, tiết kiệm nhiên liệu và tuyên truyền nhằm ngăn ngừa việc vận chuyển, buôn bán động, thực vật vật hoang dã qua biên giới Việt – Trung.

Trước đó, hồi tháng 5/2022, Thường trực Hiệp hội đã có buổi làm việc với tập đoàn Winer về nội dung chuyển đổi năng lượng sạch trong vận tải hành khách đối với các đơn vị kinh doanh vận tải tại Việt Nam. Tháng 11/2022, Hiệp hội phối hợp với Cục ĐBVN tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Lái xe an toàn, tiết kiệm nhiên liệu và Công nghệ hỗ trợ”, đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Cop 26;

Gần đây, cuối tháng 11/2022, tổ chức Tọa đàm tại thành phố Lạng Sơn, với gần 60 đại biểu đến từ các đơn vị: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Hiêp hội Vận tải ô tô Việt Nam và đại diện một số Hiệp hội thành viên; Sở GTVT các tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng;, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lạng Sơn; Cục Hải quan Lạng Sơn; đại diện Tổ chức bảo vệ động, thực vật hoang dã tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo và lái xe của một số đơn vị kinh doanh vận tải và bến xe trên địa bàn các tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh và Cao Bằng; phóng viên của các cơ quan báo chí ở Trung ương và các địa phương;

Ngày 9/12/2022, tổ chức Tọa đàm tại thành phố Lào Cai, với trên 60 đại biểu đến từ các đơn vị: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Hiêp hội Vận tải ô tô Việt Nam và đại diện một số Hiệp hội thành viên; Sở GTVT các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang và Lai Châu; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai; Cục Hải quan Lào Cai; đại diện Tổ chức bảo vệ động, thực vật hoang dã tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo và lái xe của một số đơn vị kinh doanh vận tải và bến xe trên địa bàn các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang và Cao Bằng; phóng viên của các cơ quan báo chí ở Trung ương và các địa phương. 

Kế hoạch mục tiêu cụ thể cho năm 2023 

Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, trong năm 2022 Hiệp hội đã thực hiện nhiều công việc quan trọng với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm. Thời gian tới, Hiệp hội sẽ tiếp tục tham gia ý kiến và triển khai thực hiện các văn bản QPPL. Cụ thể, chủ động tham gia, góp ý vào dự thảo văn bản QPPL có liên quan đến các lĩnh vực như: Kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe ô tô; đào tạo, sát hạch lái xe; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; chuyển đổi số trong vận tải…Bên cạnh đó, tập trung bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho Hội viên. 

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam nhấn mạnh mục tiêu hướng tới trong năm 2023

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam nhấn mạnh mục tiêu hướng tới trong năm 2023

Thường trực Hiệp hội tiếp tục nghiên cứu và có văn bản kiến nghị phù hợp gửi các cơ quan quản lý các cấp thực hiện các chính sách, nhằm tháo gỡ các vướng mắc khó khăn cho các đơn vị vận tải, các bến xe, các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe, các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ - thiết bị phụ trợ;

Năm 2023, Thường trực Hiệp hội sẽ tiếp tục đề xuất với Bộ GTVT đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số và tham gia vào chuỗi cung ứng thương mại điện tử trong vận tải đường bộ. Thường trực Hiệp hội sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức từ 2 - 3 buổi Tọa đàm về các nội dung được các đơn vị và xã hội quan tâm.

Ngoài ra, Hiệp hội sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản QPPL. Tiếp tục quan tâm phổ biến, hướng dẫn các Hội viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền về Công điện số 488/CĐ-TTg, ngày 03/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia” và Công văn số 5693/BGTVT-ATGT, ngày 07/6/2022 của Bộ GTVT về việc “Chấp hành quy định về phòng chống tác hại của rượu, bia”;

Thường trực Hiệp hội yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải cần quán triệt nghiêm túc Công điện số 488/CĐ-TTg và Công văn số 5693/BGTVT-ATGT đến đội ngũ lái xe và thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn giao thông; nghiên cứu các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đặc biệt việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định là không uống rượu bia, không sử dụng chất ma túy khi lái xe, đảm bảo tất cả các Hội viên thuộc Hiệp họi không để xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng;

Tuyên truyền các quy định của pháp luật đến các đơn vị vận tải và người lái xe không tiếp tay, không vận chuyển và không tiêu thụ các chất cấm và các sản phẩm có nguồn gốc từ động, thực vật hoang dã.

Hải Hậu
Hoàn thiện quy định về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt
Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung đối tượng chịu thuế đối với nước giải khát có đường, áp dụng thuế hỗn hợp đối với thuốc lá, tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia...

Ôtô dán thẻ ETC ra vào sân bay Nội Bài không phải dừng trả phí
Từ ngày 21/11, chủ xe đã có tài khoản ETC sử dụng trên các quốc lộ, cao tốc có thể lưu thông qua làn thu phí của sân bay Nội Bài mà không cần dán thêm thẻ.

Vietnam Airlines tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Vietnam Airlines Group sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025.

Năm 2027 là thời điểm thích hợp để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án.

Rà soát các dự án giao thông chậm tiến độ, dừng thi công
Đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý.

Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.