Chuyên mục


Ngân hàng hé lộ kết quả kinh doanh năm 2021 vượt kế hoạch

09/01/2022 15:56 (GMT +7)

Kết quả sơ bộ mới được công bố cho thấy, nhiều ngân hàng đã hoàn thành và vượt xa kế hoạch đặt ra. Theo đó, các đơn vị đồng loạt kỳ vọng lợi nhuận tăng trong năm 2022.

Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng tính đến ngày 27/12/2021 đạt 12,97% và dự kiến lên tới khoảng 14% khi kết thúc năm 2021. Trong khi tính đến ngày 25/11, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế mới tăng khoảng 10,1%, ngày 29/10 chỉ đạt 8,72% và vào cuối tháng 9 là 7,88%.

Sự bứt phá của tín dụng những tháng cuối năm là động lực chính thúc đẩy lợi nhuận ngành ngân hàng tăng vọt. Được biết, nhiều nhà băng đã công bố sơ bộ kết quả kinh doanh năm 2021 và đã hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Kết quả sơ bộ mới được công bố cho thấy nhiều nhà băng vượt xa kế hoạch đặt ra bất chấp dịch Covid-19

Kết quả sơ bộ mới được công bố cho thấy nhiều nhà băng vượt xa kế hoạch đặt ra bất chấp dịch Covid-19

Mới đây, trong thư gửi khách hàng, đối tác và cán bộ, người lao động, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank cho biết trong năm 2021, lợi nhuận ngân hàng đạt hơn 14.000 tỷ đồng. Trong khi, năm 2020, ngân hàng có lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt hơn 13.200 tỷ, riêng lẻ là hơn 12.900 tỷ.

Tại VietinBank, lãnh đạo ngân hàng cho biết, tính đến hết ngày 31/12/2021, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt và vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao. Trước đó, VietinBank đặt mục tiêu lãi riêng lẻ 16.800 tỷ đồng, cao hơn con số 16.450 tỷ đồng đạt được trong năm 2020. Dư nợ bình quân tính đến cuối năm 2021 tăng 12,3% so với năm 2020.

Còn BIDV, mặc dù chưa nêu rõ con số cụ thể, song BIDV tiết lộ đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2021 được NHNN giao. Ngân hàng cũng cho biết, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1,65 triệu tỷ đồng; trong đó dư nợ tín dụng đạt 1,33 triệu tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2020. Tuân thủ giới hạn tín dụng NHNN giao (12%) và chiếm hơn 13% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, đứng đầu thị trường về thị phần tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021 giảm 0,73 điểm % so với năm 2020 xuống còn 0,81% và tỷ lệ nợ nhóm 5 ở mức 0,42%, giảm 0,82 điểm %.

TPBank vừa cho biết, tính đến hết năm 2021, tổng thu nhập hoạt động đạt hơn 13.500 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 6.038 tỷ đồng, tăng 37,6% so với năm 2020 và hoàn thành vượt hơn 4% so với kế hoạch đã đặt ra tại đại hội cổ đông đầu năm. Như vậy, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của TPBank năm 2021 gấp gần 3 lần năm 2020. Ngoài ra, ngân hàng cho biết đã sử dụng toàn bộ hạn mức tăng trưởng tín dụng 23,4% mà Ngân hàng Nhà nước cho phép. Đây cũng là hạn mức tăng trưởng cao nhất mà cơ quan quản lý cấp cho các ngân hàng thương mại trong năm 2021.

Tại MSB, Tổng giám đốc ngân hàng này hé lộ, đến hết tháng 10/2021, ngân hàng đạt lãi trước thuế 4.600 tỷ đồng, vượt 40% kế hoạch cả năm. MSB dự kiến cán mốc trên 5.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cả năm 2021, vượt xa so với mục tiêu đưa ra là 4.100 tỷ đồng trước thuế. Trong trường hợp MSB đạt được con số 5.000 tỷ, mức tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2021 của ngân hàng này sẽ lên tới gần 100%, tương đương năm 2020 và vượt xa năm 2019.

Theo cuộc điều tra của NHNN, có tới 78,8% tổ chức tín dụng ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng trưởng dương so với năm 2020. Dự kiến năm 2022, 95% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của đơn vị tăng trưởng dương, 3% kỳ vọng không đổi và 2% TCTD lo ngại lợi nhuận giảm.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý I/2022 của các tổ chức tín dụng cho thấy, hầu hết các ngân hàng thương mại đều lạc quan với tình hình kinh doanh quý tới. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được dự báo tăng 5,3% trong quý I/2022 và tăng 14,1% trong năm 2022, điều chỉnh giảm nhẹ so với mức dự báo 14,3% tại kỳ điều tra trước. Huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 2,6% trong Quý I/2022 và tăng 12,1% trong năm 2022.

Kim Khánh
Năm 2027 là thời điểm thích hợp để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án.

Rà soát các dự án giao thông chậm tiến độ, dừng thi công
Đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý.

Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.