Chuyên mục


Nan giải ùn tắc giao thông phà Gót

23/04/2023 06:33 (GMT +7)

Phà Gót nằm trên tuyến đường xung yếu ra đảo Cát Bà. Mặc dù Hải Phòng đã xác định Cát Bà là một địa điểm du lịch trọng yếu, nhưng du lịch Cát Bà vẫn nặng tính thời vụ. Mà cứ đến mùa du lịch hè là phà Gót lại thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc, khiến du khách không khỏi nản lòng.

un tac pha got 1

“Bất lực” trong những ngày cao điểm

Có thế nói, từ khi cầu Lạch Huyện được khánh thành và hạ tầng giao thông trên đảo được thành phố Hải Phòng đầu tư nâng cấp, Cát Bà trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Tại đây thu hút hàng chục nghìn du khách vào kỳ nghỉ cuối tuần. Tuy nhiên, du khách đến đây chủ yếu từ Hà Nội và nội thành Hải Phòng, lưu trú ngắn ngày thậm chí đi về trong ngày; do đó lưu lượng di chuyển áp lực lên bến phà Gót, nối giữa hai đảo Cát Hải - Cát Bà là rất lớn.

Theo số liệu của Công ty Cổ phần Bảo đảm an toàn giao thông đường thủy Hải Phòng (Cty BĐATGTĐT), đơn vị chủ quản bến phà Gót, có ngày cực điểm trong năm 2022, bến phà này đã phải quay vòng chạy tới 322 chuyến phà để chở 1.656 xe ô tô, 1.331 lượt xe máy, 10 xe đạp thồ và 11.584 khách bộ hành.

Trong khi đó, năng lực vận tải tại bến phà Gót hiện chỉ có 9 phà, trong đó 5 phà to, mỗi phà to chuyên chở tối đa được 20 xe dưới 9 chỗ, tần suất 20 phút/lượt trong điều kiện con nước, gió bình thường và không phải chờ tàu biển đi qua. Để vận chuyển 1.300 xe con qua phà mất khoảng 16 tiếng/ngày. Lưu lượng phương tiện qua phà lại tập trung cao vào khoảng thời gian từ 9 giờ đến 13 giờ.

Những ngày cao điểm là kỳ nghỉ cuối tuần, ngày lễ, một hình ảnh quen thuộc, đoàn xe xếp hàng chờ qua phà Gót có khi dài đến vài cây số, thời gian phương tiện chờ phà có thể mất vài giờ đồng hồ. Nhiều du khách đã phải nản lòng, không muốn quay lại Cát Bà lần thứ hai trong mùa du lịch.

Gần nhất, ngay trong một ngày cuối tháng 3 vừa qua, mặc dù chưa thực sự vào mùa du lịch hè nhưng tại bến phà Gót đã xảy ra sự cố ùn tắc nghiêm trọng. Hàng trăm xe ô tô xếp hàng dài chờ qua phà với một loạt xe quay đầu bỏ về đã gây tắc nghẽn giao thông trong nhiều giờ. Bến phà đã phải tạm ngưng bán vé.

Dự báo trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, lượng phương tiện qua phà sẽ tăng cao so với so với năm ngoái. Trong khi năng lực vận chuyển của bến phà không thay đổi. Để vận chuyển hết hành khách phà sẽ phải hoạt động đến quá nửa đêm hoặc đến sáng ngày hôm sau, như vậy sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Khi được hỏi, liệu có thể giải quyết dứt điểm, triệt để tình trạng ùn tắc tại bến phà Gót được hay không, một vị lãnh đạo Cty BĐGTĐT thốt lên: “Không thể. Chúng tôi bất lực!”.

pha got

Đâu là nguyên nhân?

Trao đổi với PV Banduong.vn, ông Đỗ Thuận, Tổng giám đốc Cty BĐATGTĐT cho biết, đơn vị đã tổ chức sắp xếp, điều phối hoạt động sản xuất đến mức gần như tối ưu và đội ngũ công nhân nhà phà lên tới 160 người đa số là những thợ giàu kinh nghiệm nhưng việc giải quyết ùn tắc giao thông phà Gót nằm ngoài tầm tay của Công ty.

Nguyên nhân khách quan là đặc điểm vùng nước ở đây chỉ cho phép hoạt động không quá 10 phà một lúc (hiện như đã nói ở trên, đơn vị đã có 9 phà). Bởi phà Gót chạy cắt ngang tuyến hàng hải tàu ra vào các cảng biển Hải Phòng với lưu lượng ngày càng tăng. Luồng Lạch Huyên nước chảy xiết, thủy triều lên xuống. Nhiều khi phà phải đợi tàu biển đi qua cả tiếng đồng hồ.

Mặt khác, du lịch Cát Bà vẫn nặng tính mùa vụ. Lượng khách đi du lịch Cát Bà đông vào mùa hè, vắng vào mùa đông. Và như đề cập ở trên, khách qua phà Gót tập trung cao điểm vào dịp cuối tuần. Thậm chí trong ngày cuối tuần lại tập trung vào thời điểm 9 giờ sáng, do lương khách đi từ Hà Nội đổ dồn về bến phà. Nếu đầu tư đủ năng lực phục vụ trong những thời điểm đó thì thời gian còn lại phà sẽ phải nằm bến rất lớn, gây lãng phí. Hiện bản thân doanh nghiệp cũng đang gặp không ít khó khăn, bó buộc về nguồn lực và cơ chế tài chính. Giá cước chưa theo cơ chế thị trường...

Nguyên nhân cuối cùng là hiện trạng đầu tư bến bãi và phương tiện ở đây cũ kỹ, lạc hậu, xuống cấp nghiêm trọng. Phà Gót nằm trên tuyến đường xuyên đảo nổi tiếng ở thành phố Hải Phòng, được đầu tư cách đây ngót nghét hai chục năm. Phương tiện hầu hết trên 20 năm tuổi. Bến phà ban đầu được thiết kế chủ yếu để phục vụ người dân huyện đảo Cát Hải đi vào nội thành, mặt bến nhỏ hẹp, độ dốc cao, chỉ thích hợp cho các xe cỡ nhỏ. Ngày nay phà chủ yếu phục vụ du khách với những xe ô tô du lịch cồng kềnh. Nhà phà còn thiếu phương tiện dự trữ, nên nếu gặp hỏng hóc sẽ thiếu phà chạy liên tục phục vụ du khách, làm tăng sự ùn tắc giao thông.

Giải pháp còn ở thì tương lai?

Về phía doanh nghiệp đang đề xuất thành phố hỗ trợ bằng cách bảo lãnh cho Công ty vay vốn ưu đãi ngân hàng hoặc Quỹ đầu tư phát triển để đóng mới hai phà 60 tấn. Sở giao thông chỉ đạo nạo vét luồng lạch đạt độ sâu để phà có thể hoạt động thông suốt trong bất cứ thời điểm mực nước thủy triều lên xuống cao hay thấp.

Về phía thành phố, được biết để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, từ nhiều năm trước, Hải Phòng đã cấp phép cho Công ty TNHH Mặt trời Cát Bà, thuộc tập đoàn SủnGoup đầu tư tuyến cáp treo 60 cabin, 30 khách/cabin, tần suất 10 phút/ lượt, vận chuyển tối đa 4.500 khách/giờ. Du khách đi cáp treo sẽ được bố trí bãi giữ xe và vận chuyển tiếp bằng ô tô phía đảo Cát Bà. Tuy nhiên hiện tuyến cáp treo này hoạt động không mấy hiệu quả do không được du khách lựa chọn vì còn bất tiện và chi phí cao.

Ngoài việc vận chuyển bằng phà và cáp treo, Hải Phòng cũng còn có dịch vụ vận tải hành khách đường thủy với 5 đơn vị chuyên chở khách ra đảo Cát Bà. Cụ thể, khu vực Bến Bính đi Cát Bà co 2 đơn vị, 4 tàu cao tốc, 8 chuyến/ngày, chở tối đa 1124 lượt khách/ngày. Khu vực Bến Gót đi Cái Viềng, Cát Bà có 3 đơn vị, 8 tàu cao tốc, 48 chuyến/ngày, chở tối đa 2.400 lượt khách/ngày.

Mới đây nhất, từ đầu tháng 4/2023, Sở GTVT Hải Phòng đã cấp phép Công ty xe khách Thịnh Hưng khai trương tuyến xe buýt vận chuyển khách bộ hành từ bến xe Thượng lý ra bến phà Gót và từ bến Cái Viềng về trung tâm thị trấn Cát Bà. Hy vọng tuyến xe buýt này sẽ góp phần làm giảm lưu lượng xe ô tô con và xe máy qua phà Gót.

Hải Phòng đã từng nhiều lần đề cập tham vọng biến Cát Bà thành một địa điểm du lịch xanh, không khí thải. Có thể cũng vì lý do đó mà cầu Gót đã không được tính đến trong quy hoạch mạng lưới giao thông địa phương, để hạn chế phương tiện ô tô ra đảo Cát Bà. Tuy nhiên ngày đó chắc còn xa. Còn bây giờ ngay trước mắt mùa du lịch hè đang ập tới, thành phố cần có những giải pháp căn cơ giảm thiểu vấn nạn ùn tắc giao thông, bến phà Gót.

Âu đó cũng là việc làm thiết thực kiến tạo hình ảnh cho một trọng điểm du lịch của thành phố, cụ thể hóa sự thân thiện, lòng mến khách của người dân thành phố Cảng.

Vũ Đức Tâm
Tags:
Hà Nội 'xanh hoá' mạng lưới xe buýt
UBND TP vừa ban hành Quyết định phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Triều cường dâng cao, giao thông TP Hạ Long bị gián đoạn
Sáng 20/11, triều cường dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực thuộc phường Trần Hưng Đạo và phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và giao thông địa phương.

“Nạn” đốt lốp cao su lấy dầu ở Cụm công nghiệp Châu Khê, Bắc Ninh vẫn tái diễn
“Tái chế lốp xe” là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hình thức tái chế bằng phương pháp đốt lốp lấy dầu của một số cơ sở tại cụm Công nghiệp Châu Khê, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) lại đang hủy hại môi trường nghiêm trọng bởi khói bụi độc hại.

Bắc Ninh: Lập 6 chốt kiểm tra ở làng nghề, Cụm công nghiệp Mẫn Xá
Ngày 19/11, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh triển khai 6 Tổ chốt kiểm tra, phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm về môi trường, nhất là việc vận chuyển nguyên vật liệu, xỉ thải, chất thải, rác thải công nghiệp… ra, vào thôn và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.

Cận cảnh cầu nối Bắc Giang - Thái Nguyên sắp thông xe
Sau thời gian dài “đắp chiếu” không thể đi vào sử dụng, cuối cùng cầu Hòa Sơn có kinh phí hơn 540 tỷ đồng, nối tỉnh Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên sắp chính thức thông xe kỹ thuật.

Thêm vốn để xây cầu Phong Châu mới
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1389 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.