Chuyên mục


Mống mắt được thu thập làm dữ liệu căn cước công dân 

01/12/2023 11:20 (GMT +7)

Mống mắt là một trong những thông tin sinh trắc học phục vụ cho dữ liệu căn cước công dân mới được nhiều người quan tâm.

Trong Luật Căn cước mới vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước gồm thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói; nghề nghiệp…

mong-mat

Mống mắt có cấu trúc độc nhất vô nhị

Có người cho rằng việc thu thập mống mắt là quan trọng, đặc biệt hỗ trợ người không thu nhận được vân tay như khuyết tật hay vân tay bị biến dạng.

Theo định nghĩ về sinh học, mống mắt (Iris), theo cách đơn giản và dễ hiểu được chúng ta thường xuyên gọi là tròng đen của mắt. Mặc dù được gọi là tròng đen nhưng nó lại thường có nhiều màu khác nhau như xanh, đen, nâu...

Đặc biệt, cấu trúc các đường vân trên mống mắt rất phức tạp, gồm những đường sóng uốn lượn từ trong ra ngoài. Những đường sóng này tạo thành một cấu trúc riêng biệt, được xem là duy nhất với mỗi người (thậm chí khác nhau giữa cả mắt trái và mắt phải của một người).

Từ những đặc điểm trên mống mắt cũng như vân tay có thể được ứng dụng để sử dụng làm cơ sở dữ liệu nhận dạng.

Để thu thập và nhận diện mống mắt (Iris Recognition) cần có một cảm biến với camera và đèn chiếu tia hồng ngoại.

Tia hồng ngoại giúp camera ghi nhận chính xác các đường vân trên mống mắt của mỗi người, ngay cả khi người đó đeo kính áp tròng hay mắt kính. Hình ảnh mống mắt sẽ được chụp lại và lưu trữ mã hóa trên thiết bị.

Và để nhận diện mống mắt trên cơ sở dữ liệu cũng cần đến thiết bị chuyên dụng, đơn giản như điện thoại thông minh cho đến phức tạp như máy quét an ninh.

Hiện nay công nghệ bảo mật bằng mống mắt đã trở nên phổ biến và xuất hiện trong nhiều mặt của đời sống. Đơn giản nhất là nhận diện mống mắt trên một số dòng điện thoại thông minh, truy cập các website yêu cầu bảo mật cao cho đến ra vào các cơ sở yêu cầu an ninh.

Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã áp dụng công nghệ này để nhận diện công dân, xác thực hộ chiếu, điền thông tin xác thực qua các cổng thông tin trực tuyến.

Thanh Bình
Trình tự các bước đăng ký xe qua cổng Dịch vụ công
Từ 1/8, công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có thể đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước.

SHB cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới: Giả mạo hỗ trợ đăng ký xác thực sinh trắc học
Nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh cán bộ ngân hàng, cơ quan quản lý để liên hệ với người dân “hỗ trợ cài đặt dịch vụ xác thực sinh trắc học” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tước gần 500 giấy phép lái xe qua VNeID
Từ ngày 1-7/7, Cảnh sát Giao thông toàn quốc đã kiểm soát 26.961 trường hợp thông qua ứng dụng Định danh Quốc gia VNeID; tước 499 giấy phép lái xe trên môi trường điện tử, tích hợp vào VNeID.

Có thể đăng ký và bấm biển số xe trực tuyến qua ứng dụng VNeID
Bắt đầu từ ngày 1/8/2024, công dân có thể đăng ký xe và tự chọn biển số xe trực tuyến thông qua ứng dụng VNeID, theo quy định tại Thông tư 28 mới được Bộ Công an ban hành.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo hỗ trợ cài đặt sinh trắc học
Lợi dụng tình trạng người dân khó khăn khi thao tác cập nhật thông tin sinh trắc học, tội phạm đã giả danh nhân viên ngân hàng đề nghị hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Hà Tĩnh: Một phụ nữ  bị tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp trên VNeID
Chiều ngày 3/7, thông tin từ Công an TP Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa tạm giữ 01 giấy phép lái xe mô tô trên môi trường điện tử, thông qua ứng dụng VNeID đối với một phụ nữ với hành vi dừng xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông.

Tạm giữ GPLX trên ứng dụng VNeID
Người có thẩm quyền tạm giữ thực hiện việc tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử, cập nhật thông tin về việc tạm giữ giấy tờ đó trên hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và đồng bộ với Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý,…