Mẹo tránh trôi xe
Với địa hình đồi núi hiểm trở như Việt Nam thì không chỉ ảnh hưởng đến quá trình di chuyển mà việc dừng đỗ xe cũng gặp khá nhiều khó khăn. Các tài xế, nhất là lính mới khi dừng đỗ xe tại những địa hình dốc thường gặp tình trạng xe bị trôi và không cố định được một chỗ.
Việc xe bị trôi bánh thường do nhiều trường hợp xảy ra như đường trơn trượt, hay chủ xe chưa khóa phanh cũng làm cho xe ô tô bị trôi bánh. Với tình trạng đường xá ở Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện làm cho việc di chuyển vào mùa mưa cực kỳ khó khăn và nguy hiểm.
Nếu như ở những đoạn đường phẳng việc đỗ xe là rất dễ dàng thì với những đoạn dốc gập ghềnh thì khi đỗ xe sẽ dễ xảy ra hiện tượng bị trôi. Phần lớn người cầm lái thường nghĩ chỉ cần kéo phanh tay là được, nhưng để đảm bảo xe không bị trôi khi phải để xe qua đêm hoặc ở nơi có độ dốc lớn, cánh tài xế sẽ phải thực hiện thêm những thao tác khác. Tuy nhiên, đối với những người mới tập lái kinh nghiệm còn ít sẽ rất khó nắm bắt được các kỹ thuật đỗ xe không bị trôi.
Với địa hình đồi núi hiểm trở như Việt Nam thì không chỉ ảnh hưởng đến quá trình di chuyển mà việc dừng đỗ xe cũng gặp khá nhiều khó khăn. Các tài xế Việt nhất là lính mới khi dừng đỗ xe tại những địa hình dốc thường gặp tình trạng xe bị trôi và không cố định được một chỗ. Điều này rất nguy hiểm làm thiệt hại về tài sản cũng như có thể đe dọa đến tính mạng con người.
Đỗ xe ngang dốc có làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của xe không?
Hầu hết những chuyên gia giàu kinh nghiệm lái xe cho rằng đỗ xe trên đường dốc không ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, việc đỗ xe ngang dốc liên tục và trong một thời gian dài lại là chuyện khác, vì có thể làm hỏng một số phận của xe. Một trong những lý do phổ biến nhất là chất lỏng không thể đến được các bộ phận một cách chính xác, tất cả mọi thứ từ phanh đến ly hợp đều bị ảnh hưởng bởi điều này. Do vậy, điều cần thiết là nếu phải đỗ xe ngang dốc trong thời gian dài thì bạn nên bổ sung chất bôi trơn thường xuyên hơn.
Có một số trường hợp tài xế chỉ cần kéo phanh tay là được nhưng nếu ở những khung đường quá dốc thì để đảm bảo an toàn tài xế cần phải thực hiện thêm những thao tác khác như tìm kiếm và chèn hòn đá, khúc gỗ ở phần bánh xe để xe không bị trôi. Việc này khá thuận tiện bởi các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm ngay bên dọc đường. Sau khi chèn xong thì cần phải thu dọn sạch sẽ để tránh các phương tiện khác đâm vào.
Tùy vào từng địa hình khác nhau các tài xế sẽ có những phương pháp để cố định xe, tránh các sự cố đáng tiếc khác nhau. Cụ thể, ta có thể chia đỗ xe đường dốc ra 2 trường hợp.
Đoạn đường có vỉa hè, tài xế cần đỗ xe cách vỉa hè từ 20 – 30 cm, đánh lái sang trái và tiến hành lùi xe thật chậm đến khi bánh trước bên phải chèn vào bệ đường. Lưu ý không đánh hết lái, cần đánh thật chậm để đảm bảo an toàn cho các phương tiện xung quanh. Cuối cùng kéo phanh tay, tắt máy và về số ( nếu số sàn thì về số 1, số tự động thì về số P)
Đoạn đường không có vỉa hè tài xế cần đỗ xe thật chuẩn xác. Khi đấy tài xế có thể đánh lái hết sang bên phải, giúp làm hạn chế tình huống bánh xe bị tuột dốc gây nguy hiểm cho phương tiện và mọi người xung quanh.
Trước hợp trên những đoạn đường dốc mà xe ô tô hướng về phía dưới khá nguy hiểm bởi vì với độ dốc càng cao thì khả năng xe bị trôi xuống càng cao. Khi đó tài xế cần thực hiện theo các thao tác đánh hết vô lăng sang phải để cố định bánh xe, trường hợp xe chẳng may bị tuột dốc thì xe sẽ hướng sang một bên chứ không lao thẳng xuống dốc gây nguy hiểm cho các phương tiện xung quanh. Đối với xe số sàn thì các bác tài có thể thao tác thêm một số thao tác như về số lùi và phanh tay thay cho số 1.