Chuyên mục


Logistics chờ đợi điều gì từ đầu tư công?

16/02/2023 05:38 (GMT +7)

Chính phủ sẽ đi theo xu hướng của thế giới là thực hiện chuyển đổi số. Đây cũng là một phần trong đầu tư công. Các công trình về hạ tầng dần đưa vào sử dụng trong thực tế, tạo một cú hích lớn cho nền kinh tế. Việc lưu thông hàng hóa thuận tiện, thông suốt hơn, góp phần làm giảm chi phí logistics.

Năm 2023 được dự báo sẽ xuất hiện nhiều thách thức với kinh tế cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam. Dù vậy, việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ mang đến cú hích tăng trưởng.

Nền kinh tế trong nước năm 2023 sẽ phải đối mặt với ba thách thức lớn.

Thứ nhất, xuất khẩu đang suy yếu rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu của nước ta đã sụt giảm liên tiếp trong ba tháng gần đây. Do xuất khẩu là nguồn cung ngoại tệ rất quan trọng của nước ta nên xuất khẩu suy yếu sẽ làm tăng rủi ro về tỷ giá.

Thứ hai, mặt bằng lãi suất hiện nay đang ở mức rất cao và các doanh nghiệp đang chịu áp lực lớn về chi phí vốn cũng như rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Nếu lãi suất không giảm và khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp không được cải thiện trong thời gian tới, có thể rất nhiều doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản trong năm nay, đặc biệt, các doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản và xây dựng.

Thứ ba, sự suy yếu của thị trường lao động. Trong quý IV, có hơn 400.000 công nhân đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu đơn hàng xuất khẩu cũng như thị trường bất động sản đóng băng.

Việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ mang đến cú hích tăng trưởng

Việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ mang đến cú hích tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế được hỗ trợ thông qua việc điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Do rủi ro lạm phát và tỷ giá, mặc dù cũng đã giảm nhưng mà vẫn còn khá là cao. Điều này dẫn đến sự hạn chế của chính sách tiền tệ trong việc thúc đẩy kinh tế do Ngân hàng Nhà nước vẫn tập trung trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá. Vì thế, Chính phủ sẽ ưu tiên sử dụng chính sách tài khóa để kích thích tăng trưởng kinh tế trong năm nay và đầu tư công là công cụ tài khóa rất quan trọng. Đặc biệt, đầu tư công sẽ rất hữu hiệu trong bối cảnh mà đầu tư khu vực tư nhân đang suy yếu do mặt bằng lãi suất hiện nay đang rất là cao.

Năm nay, với sự quyết tâm của Chính phủ cũng như những cải cách về mặt hành chính trong suốt những năm vừa qua, có thể kỳ vọng giải ngân đầu tư công năm nay sẽ tăng trưởng ở mức từ 25% đến 30% do kế hoạch năm nay cao hơn, kể cả tỷ lệ hoàn thành so với kế hoạch nó cũng sẽ cao hơn năm ngoái.

Trước dịch Covid, hệ số ICOR của Việt Nam là khoảng 6 lần. Điều này có nghĩa cứ 6 đồng vốn đầu tư thì giúp GDP tăng thêm 1 đồng. Trong giai đoạn 2016 đến 2020, hoạt động đầu tư của toàn xã hội đã đóng góp hơn 50% vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Vốn đầu tư công chỉ chiếm 15 đến 16% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Ước tính, cứ mỗi đồng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước sẽ kéo theo là 1 đồng rưỡi vốn đầu tư của khu vực tư nhân. Bên cạnh vai trò dẫn dắt, đầu tư công cũng đóng góp trực tiếp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, giúp tạo thêm công ăn việc làm và tăng nhu cầu tiêu thụ của một số loại hàng hóa công nghiệp. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, nếu như giải ngân đầu tư công tăng thêm 10% thì sẽ làm cho GDP tăng thêm khoảng cỡ 0,6%.

Trung Quốc đã sử dụng đầu tư cơ sở hạ tầng để kích thích tăng trưởng kinh tế trong rất nhiều năm trở lại đây, đặc biệt, trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân đang bị ảnh hưởng rất nặng bởi dịch covid. Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cũng giúp cho Trung Quốc giảm chi phí logistics và từ đó làm cho hiệu suất của nền kinh tế cao hơn rất nhiều.

Hiện, tại Việt Nam, chi phí logistics vẫn chiếm 25% trên GDP, so với các quốc gia đang phát triển thì mức này vẫn đang rất cao. Do đó, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì rõ ràng việc đầu tư cơ sở hạ tầng chắc chắn vẫn là mối ưu tiên hàng đầu của Chính phủ để tạo động lực tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế.

Do đó, để nâng cao hiệu quả đầu tư công cần phải cải thiện cả về lượng và chất. Về lượng, cần phải tăng một tỷ lệ vốn giải ngân so với kế hoạch. Bên cạnh việc tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính theo hướng là tinh gọn hơn, thì ngay từ đầu, công tác lập kế hoạch phải sát thực tế, tránh việc phân bổ vốn xuống địa phương lại không thể triển khai được ngay vì một vài lý do nào đấy mà điển hình nhất là vướng ở khu giải phóng mặt bằng.

Về chất lượng, đầu tư công cần phải tập trung vào các dự án mang tầm chiến lược, giúp xây dựng hệ thống hạ tầng vững chắc và đồng bộ cho sự phát triển kinh tế xã hội. Trong dài hạn, cần tránh việc đầu tư dàn trải và thiếu tính kết nối. Bên cạnh đó, tăng cường công tác thẩm định và giám sát để các thành phần kinh tế tham gia vào dự án đầu tư công phải đáp ứng được đủ năng lực cả về chuyên môn, tài chính từ đó đảm bảo yêu cầu về tiến độ xây dựng cũng như là chất lượng công trình.

Thị trường chứng khoán đã phục hồi khá trong hai tháng trở lại đây với kỳ vọng đầu tư công được thực hiện một cách hiệu quả sẽ giúp cho nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn trong dài hạn, từ đó giúp tạo nên một nền tảng phát triển vững chắc cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, đó là tầm nhìn về trung và dài hạn. Còn trong ngắn hạn, năm nay, thị trường chứng khoán vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh chính sách tiền tệ vẫn ở trong trạng thái thắt chặt và lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp niêm yết thì vẫn có khả năng tiếp tục sụt giảm trong ít nhất nửa đầu năm nay.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào mặt tích cực thì các ngân hàng trung ương trên thế giới có khả năng sẽ kết thúc chu kỳ tăng lãi suất trong nửa đầu năm nay và có thể sẽ bắt đầu giảm lãi suất trong cuối năm, đặc biệt là FED. Điều này sẽ tạo nên tâm lý tích cực và giúp cho Ngân hàng Nhà nước linh động hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ để hỗ trợ kinh tế. Nếu thị trường trái phiếu doanh nghiệp dần được giải quyết một cách ổn thỏa, có thể kỳ vọng vào sự trở lại mạnh mẽ của dòng tiền thị trường chứng khoán, đặc biệt, từ các nhà đầu tư cá nhân.

Nhóm ngành được hưởng lợi từ đầu tư công?

Trong ngắn hạn, nhóm hưởng lợi trực tiếp bao gồm các công ty tư vấn xây dựng, các nhà thầu xây dựng và các công ty cung cấp vật liệu xây dựng để phục vụ cho các công trình hạ tầng giao thông và cả những công trình về điện, nước.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đi theo xu hướng của thế giới là thực hiện việc chuyển đổi số. Đây cũng là một phần trong đầu tư công. Điều đó sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành về công nghệ thông tin. Các công trình về hạ tầng dần đưa vào sử dụng trong thực tế, tạo một cú hích lớn cho nền kinh tế. việc lưu thông hàng hóa thuận tiện, thông suốt hơn, góp phần làm giảm chi phí logistics.

Ngoài ra, những công ty về bán lẻ và dịch vụ cũng sẽ được hưởng lợi, do chi phí logictics hiện nay cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong cơ cấu chi phí của họ.

Còn trong dài hạn, đầu tư công nếu được thực hiện một cách hiệu quả sẽ mang lại hiệu ứng lan tỏa rất tích cực và sâu rộng đến nền kinh tế, từ đó mọi ngành nghề đều được hưởng lợi.

Giám đốc nghiên cứu Nguyễn Hoàng Linh - Công ty QLQ Vietcombank (VCBF)
Đường sắt Hà Nội 'bốc hơi' lãi
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của CTCP Vận tải Đường sắt Hà Nội (mã: HRT) đạt 1.489 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận hơn 40 tỷ đồng.

Kiểm kê đất đai cả nước từ ngày 1/8
Thời gian thực hiện kiểm kê từ ngày 1/8 - thời điểm có hiệu lực của ba Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản. Số liệu được tính đến hết ngày 31/12/2024.

Hà Nội áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất mới từ 29/7
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024, áp dụng với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ; hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản...

Khẩn trương hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 340/TB-VPCP của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng cho cao tốc Bắc - Nam
Bộ GTVT dự kiến sẽ bổ sung thêm 6.300 tỷ đồng cho giai đoạn 2 dự án cao tốc Bắc - Nam

VPBank trở thành đối tác chiến lược của hãng xe điện BYD
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa ký kết hợp tác cùng hãng xe điện BYD nhằm cung cấp giải pháp tài chính ưu việt cho khách hàng mua xe điện BYD trên toàn quốc.

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024.