Chuyên mục


"Lặn tăm" trái phiếu bất động sản

27/08/2022 10:10 (GMT +7)

Nếu so với giá trị phát hành đạt 10.832 nghìn tỷ đồng của tháng 7/2021, giá trị phát hành TPDN riêng lẻ của nhóm bất động sản trong tháng 7 đã giảm tới 98%.

Theo dữ liệu cập nhật từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tính đến ngày 19/08/2022, trong tháng đã có tổng cộng 8 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ trong với tổng giá trị phát hành 3.810 tỷ đồng.

Sự trầm lắng của thị trường TPDN, đặc biệt là ở nhóm trái phiếu bất động sản đã diễn ra một thời gian, từ sau 'cú sốc' về sự kiện trái phiếu của Tân Hoàng Minh hồi tháng 4

Sự trầm lắng của thị trường TPDN, đặc biệt là ở nhóm trái phiếu bất động sản đã diễn ra một thời gian, từ sau "cú sốc" về sự kiện trái phiếu của Tân Hoàng Minh hồi tháng 4

Hầu hết các đợt phát hành trong tháng 8 đều đến từ nhóm Ngân hàng với giá trị 2.510 tỷ đồng. Trong đó nổi bật nhất là Vietcombank, phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 8 năm, lãi suất thả nổi theo bình quân lãi suất tiết kiệm cá nhân của nhóm Big 4 (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank) cộng thêm biên độ khoảng 0,9%/năm; sau 3 năm tiếp theo là lãi suất tham chiếu với biên độ khoảng 2,57%/năm..

Đáng chú ý, nhóm bất động sản dù đứng thứ hai về phát hành như chỉ có duy nhất một doanh nghiệp là CTCP Fuji Nutri Food, phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm. Gần nhất, trong tháng 7 cũng chỉ có duy nhất một doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu riêng lẻ là CTCP Đầu tư kinh doanh bất động sản Hà An với giá trị phát hành 210 tỷ đồng, lãi suất 11%/năm.

Sự trầm lắng của thị trường TPDN, đặc biệt là ở nhóm trái phiếu bất động sản đã diễn ra một thời gian, từ sau "cú sốc" về sự kiện trái phiếu của Tân Hoàng Minh hồi tháng 4. Thống kê cho thấy, sau khi giảm mạnh trong tháng 4 thì khối lượng phát hành tuy đã từng bước tăng trở lại song mức tăng chủ yếu vẫn ở nhóm các tổ chức tín dụng. Nhóm bất động sản tuy vẫn tiếp tục phát hành nhưng khối lượng phát hành đã thấp hơn rất nhiều so với quý I hay cùng kỳ năm 2021.

Nếu so với giá trị phát hành đạt 10.832 nghìn tỷ đồng của tháng 7/2021, giá trị phát hành TPDN riêng lẻ của nhóm bất động sản trong tháng 7 đã giảm tới 98%.

Tính đến 30/6/2022, NHNN cho biết, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm ngoái, cao hơn mức tăng tín dụng 9,35% chung toàn hệ thống. Dư nợ tín dụng bất động sản hiện chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống (cùng kỳ năm 2021 tăng 8,2%, chiếm 19,9%).

Nợ xấu lĩnh vực bất động sản khoảng 36.400 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm ngoái. Tỷ lệ nợ xấu là 1,54%, giảm so với mức 1,67% của năm 2021 do quy mô tín dụng tăng (14,07%).

Tính đến cuối tháng 5/2022, số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản của toàn hệ thống tổ chức tín dụng là 154.050 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 49,8% so với tổng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của toàn hệ thống, tăng 18,7% so với cuối tháng 12/2021.

 
Các doanh nghiệp bất động sản tích cực phát hành trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn 2018 – 2021 do khó tiếp cận vốn vay từ hệ thống ngân hàng khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nêu rõ chủ trương giám sát chặt chẽ tín dụng bất động sản, thông qua việc ban hành các quy định, thông tư mới.

Việc các doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh phát hành trái phiếu trong giai đoạn 2018 – 2021 làm gia tăng áp lực đáo hạn vào năm 2022 - 2026. Theo thống kê của KBSV, năm 2023 và 2024, tổng giá trị đáo hạn trái phiếu lần lượt đạt 374.300 tỷ đồng và 381.200 tỷ đồng. Trong đó, nhóm bất động sản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, lần lượt đạt 120.400 tỷ đồng (chiếm 32,1%) và 121.100 tỷ đồng (chiếm 32%).

Theo báo cáo vừa qua của công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), với diễn biến ảm đạm của thị trường bất động sản, rủi ro cao hơn nằm ở nhóm quy mô nhỏ và vừa do sử dụng đòn bảy cao trong giai đoạn vừa qua cùng với chất lượng dự án và khả năng bán hàng thấp hơn.

Đơn vị này dự báo, các doanh nghiệp bất động sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát hành trái phiếu mới để đảo nợ thời gian tới bởi hai yếu tố. Thứ nhất, về mặt chính sách và thứ hai, nhu cầu của các nhà đầu tư cá nhân dự báo cũng sẽ giảm sút trong giai đoạn tới do mất niềm tin vào thị trường.

Hồng Thơ
Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.

LPBank sẽ đổi tên, mở rộng bán lẻ ở nông thôn
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã: LPB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng 50% so với cùng kỳ, đạt 10.500 tỷ đồng.

NHNN hoãn đấu thầu vàng miếng sang 23/4
Sáng nay (ngày 22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoãn đấu thầu vàng miếng như dự kiến và sẽ triển khai vào 10h sáng thứ Ba ngày 23/4.