Chuyên mục


Không khí ở Hà Nội lên mức xấu

07/01/2025 18:10 (GMT +7)

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp, với chỉ số chất lượng không khí (AQI) nhiều thời điểm lên mức xấu. Đặc biệt tại các khu vực có mật độ giao thông cao và tập trung nhiều công trình xây dựng, mức độ ô nhiễm càng trở nên nghiêm trọng.

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội lên mức xấu

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội lên mức xấu

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian qua, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng, có những thời điểm, chỉ số chất lượng môi trường không khí (giá trị AQI) lên đến mức xấu.

Mặc dù ô nhiễm không khí xảy ra có quy luật theo mùa và bị ảnh hưởng từ điều kiện khí hậu, thời tiết, tuy nhiên dữ liệu quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội.

TSố liệu quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, vào lúc 8h ngày 7/1, trong số 13 khu vực đặt trạm quan trắc chất lượng không khí hoạt động thì 10 điểm cảnh báo ô nhiễm không khí ở thang màu đỏ và tím, chỉ số AQI từ 151 đến 207 và có xu hướng tăng mức ô nhiễm trong vài giờ tới; có 3 khu vực chất lượng không khí ở mức kém, chỉ số AQI từ 122-144. Trong đó, khu vực ô nhiễm nghiêm trọng nhất là đường Minh Khai (phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm), chỉ số AQI ở mức 207; xã Vân Hà (huyện Đông Anh) là 188; xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì) 176; thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn) 174; phường Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm) 162; khu vực thị trấn Chúc Sơn, thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ) là 161 và 160…

Trong khi đó, cổng thông tin quan trắc môi trường của Cục Kiểm soát ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đo được thì trên địa bàn thành phố Hà Nội có 2 khu vực chỉ số ô nhiễm không khí rất xấu, thang màu tím, là: Khu vực Đại học Bách khoa (đường Giải Phóng), AQI ở mức 226 và số 556 đường Nguyễn Văn Cừ ở mức 216, khu vưc công viên Nhân Chính - Khuất Duy Tiến, chỉ số AQI ở mức 151…

Theo ứng dụng quan trắc chất lượng không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành phố Hà Nội đứng đầu cả nước về mức độ ô nhiễn không khí. Người dân Thủ đô nên biết để hạn chế di chuyển đến các khu vực trên để bảo vệ sức khỏe.

Cục Quản lý môi trường y tế khuyến cáo, khi chỉ số AQI ở mức xấu trở lên (từ 151 đến trên 300), người dân nên hạn chế hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Nếu phải làm việc, hoạt động ngoài trời nên bố trí, lựa chọn thời điểm ít bị ô nhiễm trong ngày, cần nghỉ ngơi nhiều hơn, thực hiện các hoạt động với cường độ vừa phải. Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, các bệnh tim mạch và đột quỵ. Ngoài ra, có thể gây tổn thương da, các bệnh về mắt, tác động đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần.

Để chủ động bảo vệ sức khỏe người dân trước những ảnh hưởng có hại của ô nhiễm không khí, Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế đã xây dựng khuyến cáo phòng, chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe của người dân dựa trên chỉ số chất lượng không khí AQI. Theo đó, khi chỉ số AQI chất lượng không khí ở mức kém, đã có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất là nhóm người nhạy cảm, cần giảm hoặc hạn chế các hoạt động ngoài trời để tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí.

Khi ra khỏi nhà, người dân cần thường xuyên đeo khẩu trang, vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Nên sử dụng khẩu trang, kính bảo vệ mắt khi làm vệ sinh, dọn dẹp nếu có nhiều bụi hoặc không khí bị ô nhiễm từ mức kém đến mức nguy hại.

Đối với những người nhạy cảm với các chất ô nhiễm trong không khí (trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người cao tuổi), nên tránh tiếp xúc với các nguồn phát thải chất ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông; các công trình xây dựng; khu vực đun nấu đốt nhiên liệu bằng than, củi, rơm rạ hoặc các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí khác.

Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm; hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực bị ô nhiễm không khí.

Thanh Anh
Không khí ở Hà Nội lên mức xấu
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp, với chỉ số chất lượng không khí (AQI) nhiều thời điểm lên mức xấu. Đặc biệt tại các khu vực có mật độ giao thông cao và tập trung nhiều công trình xây dựng, mức độ ô nhiễm càng trở nên nghiêm trọng.

Tăng cường giám sát thi công sân bay Long Thành
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Cảng vụ hàng không miền Nam về việc tăng cường theo dõi, giám sát quá trình thi công các hạng mục công trình thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Cầu Hà Bắc 2 'đắp chiếu', giờ ra sao?
Trên công trường nhà thầu, đơn vị thi công đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cầu Hà Bắc 2 vượt sông Cầu nối tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh trị giá gần 400 tỷ đồng đã hoàn thành xây dựng gần 1 năm nay nhưng vẫn chưa thể đi vào sử dụng.

TP Huế: Đảm bảo thông tuyến cầu vượt sông Hương
Sáng 6/9, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đã đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương. Đây là công trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông và kết nối đô thị của thành phố.

Cháy lớn trong đêm ở Bắc Ninh, 1 người tử vong
Tại hiện trường vụ cháy ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là xe đạp điện, nhựa, thiết bị điện..., sinh ra nhiều khói, khí độc khiến 1 người tử vong.

TP Hạ Long: Cải tạo, xây dựng lại khu chung cư cũ, động lực mới  phát triển đô thị
Sáng 1/1/2025, tại phường Trần Hưng Đạo, TP. Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh cùng UBND thành phố Hạ Long đã tổ chức Lễ khởi động dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư cũ lô 6,7,8. Buổi lễ đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác chỉnh trang đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Hà Nội sắp có thêm 4 tuyến xe buýt điện
Hà Nội sẽ triển khai thêm 4 tuyến xe buýt điện mới từ đầu năm 2025. Đây là bước tiến quan trọng trong việc thực hiện Đề án phát triển giao thông công cộng thân thiện với môi trường của thành phố.