Chuyên mục


Hơn 300 tỷ đồng làm trạm dừng cao tốc QL45

10/06/2024 10:12 (GMT +7)

Tuyến Cao tốc Quốc lộ 45-Nghi Sơn sẽ có 2 trạm dừng nghỉ dọc tuyến với tổng vốn đầu tư dự án là 325,7 tỷ đồng, bao gồm chi phí thực hiện dự án và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

 Cục Đường cao tốc Việt Nam vừa phê duyệt thông tin Dự án đầu tư kinh doanh công trình 2 trạm dừng nghỉ tại Km366+850 (bên phải tuyến) và Km366+920 (bên trái tuyến) thuộc Dự án thành phần Cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn trên tuyến Cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Dự án 2 trạm dừng nghỉ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người dân khi lưu thông trên tuyến cao tốc quan trọng này

Dự án 2 trạm dừng nghỉ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người dân khi lưu thông trên tuyến cao tốc quan trọng này

Địa điểm xây dựng dự án nằm tại xã Phú Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích khoảng 11,7ha. Trong đó, trạm bên phải tuyến có tổng diện tích 61.333m2, gồm 8.603m2 đường gom hoàn trả, 2.730m2 đường nhựa nối cao tốc, 8.500m2 đất lưu không taluy và 41.500m2 đất xây dựng trạm dừng nghỉ. Trạm bên trái tuyến có tổng diện tích 55.960 m2 (không có đường gom), bao gồm 5.960m2 đường nhựa nối cao tốc, 8.500m2 đất lưu không taluy và 41.500m2 đất xây dựng trạm nghỉ.

Dự án sẽ cung cấp 3 nhóm hạng mục chính phục vụ nhu cầu của người tham gia giao thông. Thứ nhất là các công trình dịch vụ công miễn phí như bãi đỗ xe, không gian nghỉ ngơi, phòng nghỉ tạm thời cho lái xe, khu vệ sinh, nơi cung cấp thông tin, nơi tuyên truyền về an toàn giao thông, nơi trực của nhân viên cứu hộ sơ cứu. Thứ hai là các công trình dịch vụ thương mại như khu vực ăn uống giải khát, cửa hàng, trạm cấp nhiên liệu, trạm sạc xe điện, xưởng bảo dưỡng sửa chữa và rửa xe, nhà hàng, khu vui chơi giải trí cho người lớn và trẻ em, cùng các dịch vụ thiết yếu khác. Thứ ba là các công trình bổ trợ như biểu trưng của địa phương hoặc trạm dừng nghỉ, nơi sản xuất chế biến đặc sản địa phương, nơi tổ chức hội chợ và hoạt động văn hóa cộng đồng.

Vốn đầu tư cho dự án gồm sơ bộ tổng chi phí thực hiện và chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, lên tới 325,7 tỷ đồng. Trong đó, 315,6 tỷ đồng là tổng chi phí thực hiện dự án và 10,1 tỷ đồng là chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư. 100% vốn đầu tư sẽ do nhà đầu tư tự bỏ ra. Tiến độ tổng thể của dự án dự kiến kéo dài 15 tháng, với thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công là 9 tháng tính từ ngày hợp đồng giữa cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư có hiệu lực. Sau khi hoàn thành xây dựng, thời gian khai thác của dự án sẽ kéo dài 25 năm 10 tháng.

Đơn vị làm bên mời thầu cho dự án là Ban Quản lý dự án 2 trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi trong nước, một giai đoạn một túi hồ sơ, với thời điểm bắt đầu tổ chức từ tháng 6/2024. Cục Đường cao tốc Việt Nam đã đề nghị Ban Quản lý dự án 2 khẩn trương triển khai các bước tiếp theo sau khi thông tin dự án được phê duyệt, nhằm sớm hoàn tất việc lựa chọn nhà đầu tư đúng quy định.

Dự án thành phần Cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn có tổng chiều dài tuyến 43,28km, chạy qua địa phận tỉnh Thanh Hóa. Dự án có tổng vốn đầu tư lên tới hơn 5.534 tỷ đồng, được khởi công xây dựng từ tháng 9/2021 và dự kiến sẽ khai thác tạm vào ngày 1/9/2023.

Trong giai đoạn phân kỳ, dự án có quy mô 4 làn xe với vận tốc thiết kế 80km/h. Đến giai đoạn hoàn chỉnh, quy mô sẽ tăng lên 6 làn xe và vận tốc thiết kế tăng lên 100-120km/h. Dọc tuyến sẽ có 2 nút giao thông lớn là nút giao Vạn Thiện kết nối với Quốc lộ 45 và đường Nghi Sơn - Thọ Xuân, cùng nút giao Nghi Sơn kết nối với các trục đường quan trọng khác như đường Hồ Chí Minh đoạn Nghi Sơn - Bãi Trành và đường vào Nhà máy Xi măng Công Thanh. Dự án 2 trạm dừng nghỉ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người dân khi lưu thông trên tuyến cao tốc quan trọng này.

Thảo Anh
VPBank chấp nhận thanh toán thẻ UnionPay trên EcomPay
Từ tháng 7, khách hàng sở hữu thẻ UnionPay đã có thể thanh toán dễ dàng tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng cổng thanh toán EcomPay của VPBank tại thị trường Việt Nam. UnionPay là tổ chức phát hành thẻ lớn nhất Trung Quốc.

SeABank đạt lợi nhuận hơn 3.238 tỷ đồng 6 tháng đầu năm
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.238 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, số dư CASA tăng cao, đạt 20.038 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm cổ phiếu định giá hấp dẫn để đầu tư
Các ngành chịu ảnh hưởng bởi biến động giá hàng hóa như vật liệu xây dựng, nông nghiệp và xuất khẩu, kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan nhờ sự phục hồi thương mại toàn cầu. Ngoài ra, tăng trưởng lợi nhuận của ngành điện và hàng không sẽ cải thiện vào năm 2024 nhờ triển vọng kinh tế tốt hơn.

Đường sắt Hà Nội 'bốc hơi' lãi
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của CTCP Vận tải Đường sắt Hà Nội (mã: HRT) đạt 1.489 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận hơn 40 tỷ đồng.

Kiểm kê đất đai cả nước từ ngày 1/8
Thời gian thực hiện kiểm kê từ ngày 1/8 - thời điểm có hiệu lực của ba Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản. Số liệu được tính đến hết ngày 31/12/2024.

Hà Nội áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất mới từ 29/7
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024, áp dụng với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ; hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản...

Khẩn trương hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 340/TB-VPCP của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh