Chuyên mục


Hà Nội xin được chỉ định thầu dự án vành đai 4

09/03/2022 08:17 (GMT +7)

UBND TP Hà Nội đề nghị Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu các dự án thành phần sử dụng nguồn vốn đầu tư công tại dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô.

UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình gửi Chính phủ về việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô. Dự án có chiều dài khoảng 112,8km.

Tại tờ trình này, UBND TP Hà Nội kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô ngay trong kỳ họp Quốc hội tháng 5/2022.

Theo đó, dự án có chiều dài 112,8km (gồm 103,1km đường vành đai 4 và 9,7km tuyến nối cao tốc theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long). Dự án được chia thành 7 dự án thành phần độc lập và triển khai theo hình thức đầu tư công kết hợp đầu tư PPP.

Mô hình tuyến Vành đai 4 - vùng Thủ đô | Ảnh: DTO

Mô hình tuyến Vành đai 4 - vùng Thủ đô | Ảnh: DTO

Nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 1.341ha (khoảng 816ha là đất trồng lúa ); tiến hành giải phóng mặt bằng theo quy hoạch gồm 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành 2 bên, với chiều rộng mặt cắt ngang 120m. 

UBND TP Hà Nội kiến nghị thực hiện phân kỳ đầu tư, trong đó đầu tư trước phần đường cao tốc quy mô 4 làn xe, rộng 17m đối với phần đường và 17,5m đối với phần cầu. 

Tuyến đường có vận tốc khai thác 80km/giờ này sẽ chủ yếu đi trên cao, ngoại trừ 37,43km có nhu cầu liên kết ngang và phát triển quỹ đất 2 bên không cao sẽ đi thấp. Ngoài ra, hệ thống đường song hành 2 bên cũng được đề xuất đầu tư với quy mô 2 làn xe một bên, bề rộng nền đường 12m.

Mô hình tuyến Vành đai 4 - vùng Thủ đô | Ảnh: DTO

Mô hình tuyến Vành đai 4 - vùng Thủ đô | Ảnh: DTO

Tổng mức đầu tư dự án trong giai đoạn phân kỳ là 87.098 tỷ đồng, giảm khoảng 8.700 tỷ đồng so với phương án được đưa ra vào tháng 1/2022.

Chủ đầu tư dự kiến huy động từ ngân sách giai đoạn 2021 - 2025 là 32.514 tỷ đồng, gồm 14.250 tỷ đồng ngân sách Trung ương và 18.254 tỷ đồng ngân sách 3 địa phương; ngân sách giai đoạn 2026 - 2030 là 24.240 tỷ đồng, gồm 14.125 tỷ đồng ngân sách Trung ương và 10.115 tỷ đồng ngân sách 3 địa phương; vốn nhà đầu tư là 27.531 tỷ đồng, tương đương 48% tổng mức đầu tư dự án thành phần hợp tác công - tư (PPP) và 32% tổng mức đầu tư dự án tổng thể.

Dự án tiến hành chuẩn bị đầu tư từ năm 2021 và dự kiến hoàn thành vào năm 2027, rút ngắn khoảng 1 năm so với đề xuất trước đó.

UBND TP Hà Nội cũng kiến nghị Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù dành riêng cho công trình, tương tự các cơ chế đã được Quốc hội thông qua đối với dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025.

UBND TP Hà Nội đề nghị Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu trong giai đoạn triển khai đến khi hoàn thành dự án đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, gói thầu xây lắp của các dự án thành phần chỉ sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đồng thời, UBND TP kiến nghị phát hành trái phiếu cho các địa phương vay khi thực hiện dự án trong giai đoạn 2021 - 2025. Các địa phương sẽ cân đối trả nguồn vay cho Chính phủ sau khi có nguồn thu từ các dự án khai thác quỹ đất 2 bên đường (dự kiến trong giai đoạn 2026 - 2030).

Để tăng tính khả thi triển khai theo phương thức PPP, tăng tính hấp dẫn trong việc thu hút nhà đầu tư và huy động vốn, UBND TP Hà Nội kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép dự án được áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định của Luật PPP và sớm hình thành gói tín dụng ưu đãi.

Gói tín dụng này sẽ được huy động từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để cho nhà đầu tư vay (nhà nước bảo lãnh lãi suất trong thời gian đầu) và ngân hàng sẽ thu lại phần chênh lệch lãi suất cho vay trong thời gian vận hành và khai thác công trình.

Hà Nội dự kiến chia dự án thành 3 dự án thành phần vận hành độc lập và triển khai theo hình thức hỗn hợp đầu tư công và đầu tư PPP trong tờ trình hồi đầu tháng 1/2022. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư căn cứ quy mô của từng dự án thành phần theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về đầu tư theo hình thức PPP.

Tổng mức đầu tư sơ bộ trong giai đoạn phân kỳ là 95.425 tỷ đồng, bao gồm nhu cầu vốn ngân sách giai đoạn 2021 – 2025 là 34.806 tỷ đồng; nhu cầu vốn ngân sách giai đoạn 2026 – 2030 là 28.225 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư PPP là 29.391 tỷ đồng, bằng 50% tổng mức đầu tư dự án thành phần PPP, bằng 31% tổng mức đầu tư dự án tổng thể; lãi vay là 3.003 tỷ đồng.

UBND TP Hà Nội đề xuất tiến độ với việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2021, hoàn thành công trình vào năm 2028.

Minh Trí
Giá vàng tăng 5 ngày liên tiếp
Giá vàng trong nước tăng mạnh, vàng nhẫn trơn và SJC tăng 0,5-1 triệu đồng/lượng so với phiên trước. Vàng nhẫn trơn vượt 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Tính từ đầu tuần, giá vàng đã tăng tổng cộng 5 triệu đồng/lượng.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
Nhằm hỗ trợ khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), SeABank triển khai chương trình Cho vay mua nhà tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Lên kế hoạch triển khai Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa chủ trì cuộc họp với Ủy viên UBND Thành phố, đại diện các sở, ngành góp ý cho dự án đường Vành đai 4 TP.HCM.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.

Bỏ 5 Thông tư lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 78/2024/TT-BTC bãi bỏ các Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất
Trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất.

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 – 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên.