Chuyên mục


Hà Nội cần phân quyền để làm dự án công

21/02/2023 13:53 (GMT +7)

Hiện giờ một dự án "thông được đầu này thì bị chặn hết các đầu khác", chặn về đất đai, về môi trường… mỗi dự án chỉ cần chậm 1-2 tháng thôi thì không thể thực hiện đồng thời được.

Phát biểu tại hội nghị hội nghị toàn quốc đôn đốc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và thực hiện Chương trình phục hồi, phát triển KTXH sáng ngày 21/2/2023, lãnh đạo thành phố Hà Nội cho biết, về chương trình phục hồi phát triển kinh tế, ngay sau khi Thủ tướng ban hành Nghị quyết 11, TP Hà Nội đã ban hành ngay Kế hoạch 91 của UBND TP Hà Nội.

TP Hà Nội đã chủ động tích cực nhận diện các khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ, tập trung về trách nhiệm, giá cả. Ảnh: Báo điện tử Chính phủ

TP Hà Nội đã chủ động tích cực nhận diện các khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ, tập trung về trách nhiệm, giá cả. Ảnh: Báo điện tử Chính phủ

Đến thời điểm hiện tại TP Hà Nội đã hỗ trợ cho 2,6 triệu lượt đối tượng, người lao động, người gặp khó khăn sau dịch COVID-19 với số tiền là 2.661 tỷ đồng; hoàn thành việc hỗ trợ chi trả tiền thuê nhà cho 420.000 người lao động của 13.000 doanh nghiệp số tiền là 220 tỷ đồng.

Về hiệu quả hỗ trợ sản xuất kinh doanh về miễn giảm phí, lệ phí đã có 85.000 lượt doanh nghiệp được giảm thuế GTGT số tiền là 19.400 tỷ đồng và hơn 18.000 doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế GTGT… với tổng số tiền 20.000 tỷ đồng.

Thực hiện chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm thuế đất năm 2022, TP Hà Nội đã hướng dẫn 100% đối tượng về việc giảm 30% thuế đất.

Về việc giải ngân đầu tư công 2022, tháng 9/2022 Hà Nội mới giải ngân chưa được 50%, khi đó Thủ tướng đã có đoàn công tác trực tiếp làm việc với TP Hà Nội, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đoàn công tác của Thủ tướng, TP Hà Nội đã chủ động tích cực nhận diện các khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ, tập trung về trách nhiệm, giá cả.

Ban cán sự UBND TP Hà Nội đã chủ động báo cáo Chính phủ và nhờ Ban Thường vụ vào cuộc lãnh đạo chỉ đạo công tác giải ngân vì đây là nhiệm vụ rất lớn của Hà Nội. Đến 31/1/2023, TP Hà Nội đã giải ngân được hơn 45.000 tỷ đồng (87,8%), đây là sự nỗ lực rất lớn của thành phố.

Nếu loại trừ vốn ODA của dự án Nhà máy nước thải Yên Xá đã hết thời gian hiệp định vay vốn, TP Hà Nội đã có báo cáo Thủ tướng và đã được Thủ tướng đồng ý gia hạn dự án này đến cuối tháng 5, nếu dự án này được phê duyệt cuối năm ngoái thì TP Hà Nội đã giải ngân được thêm 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên dự án này phức tạp nên TP Hà Nội đợi sự chỉ đạo của Chính phủ ký sớm để Hà Nội được triển khai ngay dự án này.

Về khó khăn, vướng mắc, TP Hà Nội đồng tình với báo cáo của Bộ KHĐT đó là có rất nhiều khó khăn về kĩ thuật, quy trình dự án, phân cấp phân quyền. Rất mong Thủ tướng trong bối cảnh pháp luật chưa kịp sửa có việc gì ủy quyền được cho địa phương, ủy quyền cho các Bộ trưởng thì mong một Nghị quyết của Chính phủ, của Quốc hội phân cấp phân quyền cho địa phương.

Hiện giờ một dự án "thông được đầu này thì bị chặn hết các đầu khác", chặn về đất đai, về môi trường… mỗi dự án chỉ cần chậm 1-2 tháng thôi thì không thể thực hiện đồng thời được. Mong Thủ tướng cho rà soát lại, phân cấp ủy quyền mạnh về việc này để giảm tình trạng "phải ngồi đôn đốc nhau" như thế này.

Năm 2023, TP Hà Nội đã phân khai ngay gần 47.000 tỷ đồng vốn đầu tư công và phân luôn trách nhiệm chính. Ngay từ đầu năm, TP Hà Nội cũng thanh tra công vụ về đầu tư công, thanh tra kết quả năm 2022 và chuẩn bị cho năm 2023. Đến cuối tháng 2/2023, Hà Nội cũng đã giải ngân được hơn 3.600 tỷ đồng (5,5% kế hoạch năm 2023).

Về kiến nghị, ngoài kiến nghị về vốn ODA cho nhà máy nước thải Yên Xá còn có dự án đường Nhổn - ga Hà Nội cũng đã hết thời gian hiệp định vay vốn đến 31/12, Thủ tướng cũng đã kiểm tra dự án và Hà Nội đã báo cáo tiến độ từ cuối tháng 11 mà đến tháng 1/2023 mới có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng xuống Bộ KHĐT thẩm định. Báo cáo Thủ tướng việc này quá chậm. Hà Nội đã thông qua, thẩm định và chịu trách nhiệm về con số đó bây giờ chỉ còn lại thủ tục và quy trình đang quá chậm.

Còn vấn đề liên quan đến Luật Đầu tư công, không chỉ riêng Hà Nội mà các tỉnh thành khác cũng đang vướng đó là câu chuyện phải có đủ vốn mới được xây dựng kế hoạch đầu tư. Hà Nội nhiệm kỳ này có 25.000 tỷ vốn đầu tư công, với số tiền này Hà Nội chỉ bố trí cho 5-7 công trình đã hết số tiền này mà cũng phải làm trong ít nhất 2 nhiệm kỳ. Đây chính là câu chuyện nhiệm kỳ ảnh hưởng đến việc bố trí vốn đầu tư công mà Hội đồng nhân dân không thể tháo gỡ được, cứ tháo gỡ là sai luật.

Mong Thủ tướng quan tâm chỉ đạo nội dung này thì mới giải thoát được câu chuyện về bố trí vốn. Còn lại những vấn đề khác TP Hà Nội đồng tình với báo cáo của Bộ KHĐT.

Hồng Thơ
TT.Huế: Đóng lối đi 'tử thần' băng ngang đường sắt Bắc - Nam
Đóng lối đi tự mở băng ngang đường sắt Bắc - Nam tại vị trí Km698+050 (đoạn Huế - Hương Thủy), nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Dự án đường Vành đai 3 TPHCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch chậm tiến độ
Dự án đường Vành đai 3 TPHCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch có chiều dài hơn 8km, đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và địa bàn TPHCM. Điểm đầu giao với tỉnh lộ 25B (Nhơn Trạch, Đồng Nai). Điểm cuối giao với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.

Hà Tĩnh: Chây ỳ khắc phục ảnh hưởng xấu khi khai thác mỏ đá Hưng Thịnh
Mặc dù đã được chính quyền địa phương, cơ quan chức năng kiểm tra, nhắc nhở nhiều lần nhưng chủ quản lý khai thác mỏ đá Hưng Thịnh đóng trên địa bàn xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn chây ỳ trong biện pháp khắc phục gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người dân.

Bắt kịp xu thế tất yếu - chuyển đổi năng lượng xanh
Chuyển đổi năng lượng xanh đang là xu thế tất yếu của thế giới nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng đến phát triển bền vững.

Loài hổ bị đe dọa bởi tin đồn “thần dược”
Trong khi chưa có tài liệu nào kiểm chứng về công dụng của cao hổ cốt thì việc sử dụng các sản phẩm từ hổ đã khiến loài này bị đe dọa, các cá thể trong tự nhiên suy giảm rõ rệt.

Quảng Ninh: Đề xuất dùng cát biển đắp nền đường giao thông
Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh đề xuất thí điểm dùng cát biển làm nền đường các công trình giao thông trên địa bàn, nhằm đáp ứng nhu cầu cát san lấp các dự án giao thông và mặt bằng các khu công nghiệp đang thiếu nghiêm trọng hiện nay.

Hải Phòng cấm đỗ ô tô trên đường phố trung tâm
Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng vừa đưa ra sự chỉ đạo quyết liệt, từ ngày 1/4/2025, chỉ cho phép dừng, không đỗ xe ô tô trên các tuyến đường giao thông, đặc biệt là trong khu vực trung tâm thành phố.