Chuyên mục


Gemadept hưởng lợi nếu tăng giá bốc dỡ container?

23/09/2023 13:44 (GMT +7)

Kết thúc quý II/2023, Gemadpt (GMD) báo lãi ròng hơn 1.646 tỷ đồng, gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là quý có mức lãi ròng cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này.

Mới đây, Vinamarine (Cục quản lý cảng biển và vận tải biển Việt Nam) đã đăng tải dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 54/2018, đề xuất tăng giá sàn đối với một số dịch vụ trọng điểm tại cảng biển, bao gồm nâng hạ container quốc tế và hướng dẫn tàu thuyền, đề xuất có hiệu lực từ năm 2024.

Cụ thể, đối với hầu hết các cảng, giá sàn xếp dỡ container được điều chỉnh tăng 10% so với giá cũ (có hiệu lực từ năm 2019). Còn đối với một số cảng nước sâu lớn (đón được tàu trọng tải trên 160 nghìn DWT) giá sàn được điều chỉnh tăng thêm thêm khoảng 10% (dẫn đến giá sàn thực tế có thể tăng 20%).

Theo đó, hầu hết các công ty cảng đã niêm yết như Gemadpt (GMD), Viconship (VSC), Dịch vụ Đình Vũ (DVP), Cảng Hải Phòng ( PHP) và các công ty cảng chưa niêm yết như Tân Cảng Sài Gòn và VIMC đều được hưởng lợi. Chỉ có Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) sẽ không được hưởng lợi vì phần lớn sản lượng qua cảng của Hải An đều là hàng nội địa.

Quý II/2023, GMD có lãi cao nhất lịch sử

Quý II/2023, GMD có lãi cao nhất lịch sử

Đối với Gemadept, SSI Research cho rằng công ty cảng biển này đã tăng giá thành công tại một số cảng trong năm 2021-2022 (doanh thu/TEU tăng lần lượt 14% và 7% so với cùng kỳ).

Tại kịch bản cơ sở, Gemadept chỉ có thể tăng giá cước ở một mức độ nhất định trong giai đoạn 2024-2025, chủ yếu ở Gemalink do có nhu cầu cao hơn hệ thống cảng khác (giả định giá cước tăng 10% mỗi năm vào năm 2024 và 2025). Trong trường hợp thông tư mới được thông qua, lợi nhuận năm 2024-2025 của công ty sẽ tăng lần lượt 5% và 10% so với ước tính trước đó.

Tại kịch bản khả quan, doanh thu/TEU của Gemadept sẽ tăng 7% trong năm 2024 tại tất cả các cảng feeder, doanh thu/TEU của Gemalink tăng 10%/năm trong năm 2024-2025. Còn ở kịch bản kém khả quan, doanh thu/TEU không tăng ở tất cả các cảng.

Về kết qủa kinh doanh, trong quý II/2023, doanh thu thuần GMD đạt 912 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp cảng biển này đạt gần 431 tỷ đồng, tương đương năm trước. Qua đó, giúp biên lợi nhuận gộp được cải thiện nhẹ từ mức 44% lên 47% trong quý II/2023.

Đáng chú ý, trong quý II/2023, Cảng Gemadept ghi nhận doanh thu tài chính tăng đột biến, đạt 1.863 tỷ đồng, gấp gần 470 lần so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ thương vụ chuyển nhượng vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ (Hải Phòng) cho Công ty Cổ phần Container Việt Nam (mã cổ phiếu VSC – sàn HoSE).

Trước đó, ngày 19/04, Cảng Gemadept và Container Việt Nam cùng các bên nhận chuyển nhượng khác đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ vốn của Gemadept tại cảng Nam Hải Đình Vũ. Theo các ước tính, Container Việt Nam có thể phải chi khoảng 2.250 tỷ đồng cho thương vụ này. Trên thực tế, Gemadept chỉ bán tài sản và cơ sở hạ tầng của cảng Nam Hải Đình Vũ. Toàn bộ đội ngũ vận hành và khách hàng được Gemadept chuyển giao cho cảng Nam Đình Vũ - Giai đoạn 2.

Kết thúc quý II/2023, Cảng Gemadept báo lãi ròng hơn 1.646 tỷ đồng, gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là quý có mức lãi ròng cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm nay, Cảng Gemadept ghi nhận 1.814 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm nhẹ 2% so với nửa đầu năm 2022. Đi sâu vào cơ cấu doanh thu, hoạt động khai thác cảng biển chiếm 74% tổng doanh thu của doanh nghiệp; còn lại là đến từ hoạt động logistics, cho thuê văn phòng chiếm 26%. Gemadept báo lãi ròng nửa đầu năm nay đạt 1.966 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với nửa đầu năm 2022.

Năm 2023, GMD đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 3.920 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2022, và mục tiêu lãi ròng 1.316 tỷ đồng, giảm 13%. Tuy nhiên, kế hoạch này chưa bao gồm lợi nhuận từ việc thoái vốn khỏi cảng Nam Hải Đình Vũ. Với kết quả trên, Cảng Gemadept hiện đã hoàn thành 47% mục tiêu doanh thu và 149% mục tiêu lãi ròng cả năm nay.

Về cổ phiếu, kết phiên giao dịch ngày 21/9/2023, GMD đã tăng lên giá 65.000 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mức giá đóng cửa cao nhất từ trước tới nay của GMD.

Hồng Mến
Hạ tầng giao thông, hạ tầng điện có bước đột phá mới
Kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi và phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng điện có bước đột phá mới.

Hàng không vẫn trễ giờ
Số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam cho thấy trong 9 tháng năm 2024, tỷ lệ chuyến bay đúng giờ của các hãng hàng không Việt chỉ đạt 74,2%, thấp hơn so với những năm trước.

Thấy gì khi Công ty Thịnh Phát không đủ năng lực gói thầu 128 tỷ đồng ở Hạ Long?
Ban QLDA Đầu tư xây dựng TP.Hạ Long (Quảng Ninh) vừa huỷ thầu Gói thầu số 12: Xây lắp các hạng mục công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, điện thuộc dự án Tuyến đường An Tiêm qua khu công nghiệp Việt Hưng do các nhà thầu không đủ năng lực. Có nhiều góc nhìn tích cực ở quyết đinh trên.

Trường hợp nào được miễn phí cao tốc?
Nghị định số 130/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ 10 đối tượng được miễn thu phí sử dụng đường bộ cao tốc khi lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.

Độc lạ cầu Cẩm Lý ở Bắc Giang sắp được tu sửa
Cầu Cẩm Lý (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) cây cầu duy nhất trên cả nước hiện vẫn còn dùng cho cả tàu hỏa và ô tô đi trên cùng một mặt cầu, sắp được tu sửa.

Bắc Giang lỡ hẹn thông xe cầu Đồng Việt
Tỉnh Bắc Giang đã hẹn sẽ thông xe cầu Đồng Việt vào đầu tháng 9/2024. Tuy nhiên, vì công tác GPMB bị vướng mắc, tỉnh Bắc Giang đã không thể khánh thành công trình sớm hơn như kỳ vọng.

Bắt Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM
Cơ quan Công an đã bắt tạm giam ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM (Ban Hạ tầng đô thị) và Lê Thanh Tùng, Trưởng Ban điều hành dự án 4 thuộc Ban Hạ tầng đô thị về tội “Nhận hối lộ”