Chuyên mục


FLC và Bamboo Airways lỗ đậm!

05/05/2022 06:44 (GMT +7)

Tính đến giữa tháng 4, Sacombank đòi được 50% nợ tại FLC. Theo tiết lộ của lãnh đạo ngân hàng này thì nhiều khả năng "thu hoạch" từ các dự án bất động sản. Chưa rõ khoản nợ tại Bamboo Airways sẽ xử lý ra sao khi hãng bay này cũng góp phần không nhỏ vào khoản lỗ của công ty mẹ.

FLC ghi nhận lỗ 465 tỷ đồng trong quý I/2022, tổng tài sản FLC tăng 1.700 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ đậm nhất tính theo quý của Tập đoàn FLC trong hai năm trở lại đây, đồng thời khiến lợi nhuận chưa phân phối bị bào mòn từ gần 2.100 tỷ đồng còn 1.600 tỷ đồng.

Tập đoàn FLC mới đây công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2022, ghi nhận doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.085 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán đi xuống nhưng không nhanh bằng tốc độ giảm của doanh thu. Vì vậy, FLC lỗ gộp 14,3 tỷ USD trong quý vừa qua, trái ngược với khoản lãi gộp gần 108 tỷ đồng trong quý I/2021.

Chi phí tài chính vọt lên 161 tỷ đồng, gấp gần ba lần cùng kỳ, chủ yếu do tăng chi phí lãi vay và dự phòng các khoản đầu tư. Ngoài ra, FLC còn chịu lỗ 265 tỷ đồng vì khoản đầu tư trong các công ty liên doanh - liên kết, trong khi quý I năm ngoái khoản mục này có lãi gần 18 tỷ.

 
Sau khi trừ đi các loại chi phí khác, FLC thông báo lỗ sau thuế 465 tỷ đồng, trong khi lãi ròng chỉ ở mức 43 tỷ đồng.

Báo cáo giải trình FLC cho biết doanh thu cùng giá vốn quý I/2022 giảm lần lượt 58% và 54% so với cùng kỳ năm trước do tập đoàn này thu hẹp mảng kinh doanh thương mại. Hơn nữa, doanh thu bất động sản cũng giảm do dịch COVID-19 bùng phát mạnh trên cả nước, làm hạn chế nhân công trực tiếp thi công tại các công trình để bàn giao.

Kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng cũng sụt giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh. Chi phí tài chính quý I tăng 185% so với cùng kỳ năm trước do tăng các khoản trích lập dự phòng đầu tư.

Hiện tại, Tập đoàn FLC có 14 công ty con và hai công ty liên doanh – liên kết là Công ty TNHH Thương mại và Nhân lực Quốc tế FLC và Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways). Tại Thương mại và Nhân lực Quốc tế FLC, tập đoàn đang góp vốn 47 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 47% và nhận phần chia lỗ 3,57 tỷ đồng. Tại Bamboo Airways, FLC đang góp vốn 4.015 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 21,7% và nhận phần chia lỗ 651 tỷ đồng.

FLC đang lỗ hơn 651 tỷ đồng từ mảng hàng không (hiện đang nắm giữ 21,7% vốn tại Bamboo Airways).

FLC đang lỗ hơn 651 tỷ đồng từ mảng hàng không (hiện đang nắm giữ 21,7% vốn tại Bamboo Airways).

Tính đến cuối kỳ, FLC có tổng tài sản gần 35.500 tỷ đồng. Nợ phải trả tăng gần 2.100 tỷ đồng trong ba tháng, lên 26.140 tỷ đồng. Trong số này có hơn 7.100 tỷ đồng là nợ vay ngân hàng. Kết quả kinh doanh thua lỗ của quý I là nguyên nhân chính khiến cho giá trị vốn chủ sở hữu của FLC giảm từ 9.723 tỷ vào ngày đầu năm xuống còn 9.354 tỷ tại ngày cuối tháng 3. 

Do nợ phải trả tăng mạnh hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu nên tổng tài sản và tổng nguồn vốn của FLC tại ngày 31/3 cao hơn 1.709 tỷ so với ngày đầu năm. Hiện tại, các chủ nợ lớn nhất của FLC bao gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Việt Nam (Sacombank, STB) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, BID). Ngoài ra, FLC còn vay vốn của một số ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) … Tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản ngày cuối quý I là 73,65%, cao hơn mức 71,22% ngày đầu năm 2022.

Báo cáo tài chính cũng đề cập đến việc Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công An đang trong quá trình điều tra cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết và cựu Phó chủ tịch Hương Trần Kiều Dung về hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Ban lãnh đạo FLC cho rằng đây là vấn đề cá nhân của hai cựu lãnh đạo nhưng sẽ "đánh giá rủi ro một cách thận trọng để có quyết định phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới".

Liên quan đến khoản nợ của FLC và đơn vị thành viên, tại đại hội cổ đông thường niên năm tài chính 2021 tổ chức sáng 22/4, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - tổng giám đốc Sacombank cho biết, Sacombank cho Tập đoàn FLC và Bamboo Airways vay trên 5.000 tỷ đồng. Khi cho vay, đã thông báo rất rõ mục đích là đồng lòng hỗ trợ hàng không và bất động sản du lịch vượt qua dịch bệnh. 

Tài sản thế chấp của khoản vay này là cổ phiếu nhưng đằng sau đó là rất nhiều dự án bất động sản tại Quảng Ninh, Hà Nội. Chỉ chưa đầy 1 tháng sau khi xảy ra sự việc tại Tập đoàn FLC, ngân hàng đã thu nợ được 2.600 tỷ đồng. "Trong tình hình rất khó mà thu được như vậy thì cổ đông có thể tin chúng tôi cho vay rất chuẩn", bà Diễm cho biết.

Theo chủ tịch hội đồng quản trị Sacombank Dương Công Minh, trong 5.000 tỷ đồng dư nợ của nhóm FLC, riêng Tập đoàn FLC, Sacombank cho vay 3.200 tỷ đồng, đã thu hồi được 2.600 tỷ và trong vòng 1 tháng nữa FLC sẽ trả xong khoản vay.

 

Cũng tại ngày cuối quý I, FLC đang đầu tư vào ba mã chứng khoán là AMD của Công ty cổ phần Đầu tư khoáng sản FLC Stone (Mã: AMD), CTCP Nông dược HAI (Mã: HAI) và KLF của CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS. Trong đó, khoản đầu tư vào Nông dược HAI có giá trị lớn nhất là gần 261 tỷ đồng. Do giá cổ phiếu HAI tụt dốc nên Tập đoàn FLC phải trích lập dự phòng 143 tỷ đồng tại ngày 31/3/2022, cao gần gấp đôi mức dự phòng 73,7 tỷ đồng tại ngày đầu năm.

Nguyên Ý
Lên kế hoạch triển khai Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa chủ trì cuộc họp với Ủy viên UBND Thành phố, đại diện các sở, ngành góp ý cho dự án đường Vành đai 4 TP.HCM.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.

Bỏ 5 Thông tư lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 78/2024/TT-BTC bãi bỏ các Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất
Trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất.

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 – 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên.

Ngân hàng đầu tiên phê duyệt khoản vay mua xe ô tô trên nền tảng đối tác
Không cần đến showroom ô tô hay chi nhánh ngân hàng, sau khi chọn được mẫu xe mong muốn, khách hàng có thể tự đăng ký vay mua xe ngay trên website của Carmudi và nhận kết quả phê duyệt của VPBank qua email ngay sau 5 phút.

Chuẩn bị xây cao tốc Nam Định - Thái Bình
Chủ tịch tỉnh Thái Bình vừa phê duyệt dự án xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, trong đó đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).