Chuyên mục


Du lịch Thủ đô hồi sinh mạnh mẽ

29/05/2024 11:45 (GMT +7)

Trong 5 tháng đầu năm 2024, ngành du lịch Hà Nội tiếp tục chứng tỏ sức bật mạnh mẽ với nhiều kết quả nổi bật.

Hầu hết các chỉ tiêu đều tăng trưởng cao, vượt kế hoạch đề ra, trong đó đặc biệt ấn tượng là mức tăng 51,9% về lượng khách quốc tế so với cùng kỳ năm trước.

3

Cụ thể, tính chung 5 tháng đầu năm 2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 11,55 triệu lượt khách, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt 2,64 triệu lượt khách, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2023 (bao gồm 1,74 triệu lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú), khách du lịch nội địa đạt 8,91 triệu lượt khách, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch đạt 45.856 tỷ đồng, tăng 23,0% so với cùng kỳ năm 2023.

Riêng trong tháng 5, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,37 triệu lượt, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch đạt 9.194 tỷ đồng, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, khách du lịch quốc tế đạt 496,5 nghìn lượt khách, tăng 46,7% so với cùng kỳ năm trước (bao gồm 350 nghìn lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú), khách du lịch nội địa đạt 1,88 triệu lượt khách, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.

Dự kiến 6 tháng đầu năm 2024, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 14,05 triệu lượt khách, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 3,14 triệu lượt khách, tăng 52,6% so với cùng kỳ năm 2023 (bao gồm 2,21 triệu lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú), khách du lịch nội địa ước đạt 10,3 triệu lượt khách, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 45.107 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Về tình hình lưu trú, trong tháng 5/2024, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn đạt 64,7%; giảm 1,7% so với tháng 4/2024 và tăng 1,0% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến 6 tháng đầu năm, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn ước đạt 63,9%; tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Về số lượng cơ sở lưu trú du lịch, Hà Nội hiện 3.760 cơ sở lưu trú với 71.246 phòng; trong đó có 607 khách sạn, khu căn hộ đã được xếp hạng từ 1-5 sao với tổng số 26.641 phòng, số khách sạn, căn hộ xếp hạng chiếm 16% tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn và 37% tổng số phòng.

Đối với các dịch vụ du lịch đạt chuẩn, trên địa bàn Thành phố hiện có 43 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 41 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 07 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí, 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đã thu hút, phuc vụ đông đảo lượng du khách và người dân đến thăm quan và mua sắm.

Đánh giá về kết quả hoạt động của ngành du lịch Thủ đô trong tháng 5, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế có mức phục hồi, tăng trưởng thấp, ngành Du lịch Thủ đô tiếp tục có sự phục hồi và phát triển, đạt được nhiều kết quả tích cực. Các chỉ tiêu phát triển của ngành đều có mức tăng trưởng cao, vượt các Kế hoạch đề ra, trong đó chỉ tiêu về khách du lịch quốc tế với mức tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2023 là chỉ tiêu có mức tăng trưởng ấn tượng nhất, tiếp theo đó là chỉ tiêu tổng thu từ du lịch, với mức tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm 2023. Hệ thống cơ sở lưu trú các cơ sở (đặc biệt là lưu trú cao cấp 4-5 sao), dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch tiếp tục tăng cả về số lượng và chất lượng.

Đối với thị trường quốc tế, ngành Du lịch Thủ đô ngày càng khẳng định được vị trí, hình ảnh, thương hiệu của mình trong khu vực cũng như trên thế giới. Các tổ chức, chuyên gia, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế tiếp tục đề cử, vinh danh Hà Nội tại các giải thương uy tín, tầm cỡ khu vực và quốc tế như: Du lịch Hà Nội tiếp tục được Tổ chức Du lịch Thế giới (WTA) đề cử ở 2 hạng mục Asia's Điểm đến kỳ nghỉ ngắn ngày tại thành phố hàng đầu châu Á (Leading City Break Destination 2024) và Điểm đến thành phố hàng đầu châu Á (Asia's Leading City Destination 2024); Nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor đã vinh danh Hà Nội ở hạng mục Điểm đến hàng đầu thế giới 2024 và Điểm đến ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới 2024.

Theo bà Giang, những thành công của ngành là nhờ thành phố đã chủ động đổi mới cách làm, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường tổ chức các sự kiện, lễ hội quy mô lớn, nâng tầm hoạt động quảng bá, xúc tiến. Hiện Hà Nội có 3.760 cơ sở lưu trú với trên 71.000 phòng, trong đó có 607 khách sạn từ 1-5 sao. Hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch không ngừng được nâng cấp, mở rộng.

Để nối dài đà tăng trưởng, 6 tháng tới, ngành du lịch Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư phát triển du lịch đêm, du lịch trải nghiệm, ứng dụng công nghệ thực tế ảo, tăng cường kết nối với các địa phương, chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng các sản phẩm gắn với bản sắc văn hóa vùng miền.

Hà Nội cũng xác định tập trung khai thác các thị trường khách trọng điểm như Đông Bắc Á, ASEAN, Ấn Độ, châu Âu, Úc, Mỹ... tổ chức các hoạt động xúc tiến quy mô lớn để quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý và phát triển du lịch cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thời gian tới. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý, dự báo thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp và du khách.

Theo Cục du lịch Quốc gia Việt Nam
Grand Pioneers Cruise ra mắt dịch vụ Spa chuyên nghiệp
Grand Pioneers Cruise vừa ra mắt Sea Spa - Dịch vụ spa chuyên nghiệp trên du thuyền tại vịnh Hạ Long. Đây là một bước tiến mới, mang đến cho du khách trải nghiệm chăm sóc sức khỏe đẳng cấp quốc tế ngay giữa vẻ đẹp hùng vĩ của Di sản thiên nhiên thế giới.

Khẩn cấp mua 2 tấn gạo cho bà con vùng lũ ở Yên Bái
Nhận được thông tin người dân tại thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên đa phần không có ruộng đồng, bị ngập sâu, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) cùng các mạnh thường quân đã ngay lập tức mua 2 tấn gạo để trao cho bà con không để thiếu lương thực.

Trường THPT Hai Bà Trưng mang “Nắng ấm” đến Miền Bắc
Sáng 18/9, Ông Lê Triều Sơn - Hiệu trưởng trường THPT Hai Bà Trưng (Thừa Thiên Huế) cho biết, nhà trường đã phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả sau bão Yagi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường. Số tiền nhà trường quyên góp được là 73.079.000 đồng.

Bắc Ninh khắc phục sự cố công trình thủy lợi trên đê sông Ngũ Huyện Khê
Hơn 1000 người được huy động để đóng cọc bê tông, cọc tre, thả hộc bê tông, bao tải đất, rọ đá… khắc phục sự cố công trình thủy lợi trên đê sông Ngũ Huyện Khê ở Bắc Ninh.

Vịnh Hạ Long đón khách du lịch trở lại
Sau 5 ngày tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của bão số 3, bắt đầu từ ngày 13/9, Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) sẽ mở cửa đón khách đến thăm quan trở lại.

Hà Tĩnh quyên góp hơn 6 tỷ đồng ủng hộ miền Bắc bị lũ lụt
Tính đến cuối ngày 12/9, Quỹ Cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận tiền và hiện vật với tổng trị giá gần 6,4 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Hà Tĩnh đồng lòng hướng về miền Bắc yêu thương
Trước những mất mát mà miền Bắc đang phải gánh chịu từ sự tàn phá khốc liệt của thiên tai, nhiều đoàn thể, tổ chức, trường học, cá nhân ở Hà Tĩnh đã và đang quyên góp tiền, vật dụng, thuốc men, nhu yếu phẩm... để gửi cứu trợ khẩn cấp người dân vùng lũ phía Bắc