Chuyên mục


Đồng Nai ưu tiên phát triển giao thông công cộng

04/07/2024 14:24 (GMT +7)

Ngày 3/7/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch đề ra mục tiêu tổng quát biến Đồng Nai thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại, có tốc độ tăng trưởng cao, vượt qua ngưỡng thu nhập cao trong nhóm đầu cả nước vào năm 2030. Kinh tế tỉnh sẽ phát triển năng động, đi đầu trong các lĩnh vực như kinh tế hàng không, công nghiệp công nghệ cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống đô thị được định hướng phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc, đặc trưng là phát triển đô thị sân bay và đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế.

Đồng Nai ưu tiên phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng

Đồng Nai ưu tiên phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng

Một trong những nhiệm vụ đột phá của Đồng Nai là thúc đẩy phát triển đô thị gắn với định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD). Tỉnh sẽ tập trung hoàn thiện bộ khung kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, thông minh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng Nai cũng chủ trương khai thác hiệu quả Cảng hàng không quốc tế Long Thành và triển khai dự án sân bay lưỡng dụng Biên Hòa gắn với phát triển mô hình đô thị sân bay. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ xây dựng hệ thống vận tải đa phương thức (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không) cùng các dịch vụ logistics hiện đại, lấy cơ sở là các trung tâm logistics quy mô cấp vùng và cấp tỉnh. Điều này không chỉ tạo động lực cho sự tăng trưởng của Đồng Nai mà còn nâng cao vai trò của tỉnh trở thành một trong những trung tâm giao thương quan trọng của vùng Đông Nam Bộ.

Trên lĩnh vực công nghiệp, Đồng Nai ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao với các cấu phần chính gồm: các khu công nghiệp chuyên ngành/khu công nghiệp công nghệ cao/khu công nghiệp sinh thái, dịch vụ hỗ trợ công nghiệp, trung tâm R&D, công viên khoa học, trung tâm đào tạo, giáo dục nghề, trung tâm đổi mới sáng tạo, vườn ươm khởi nghiệp. Tỉnh chú trọng phát triển 3 nhóm sản phẩm mũi nhọn là công nghiệp hàng không; công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip và trí tuệ nhân tạo; thiết bị tự động hóa và công nghệ thông tin. Các khu công nghiệp hiện hữu cũng sẽ được chuyển đổi dần theo hướng phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, lựa chọn sản phẩm, công đoạn có giá trị gia tăng cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển công nghiệp sẽ hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0".

Song song với công nghiệp, Đồng Nai cũng đẩy mạnh phát triển dịch vụ, biến dịch vụ trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Trọng tâm là phát triển các lĩnh vực dịch vụ thương mại, logistics, du lịch đi kèm với các ngành dịch vụ hỗ trợ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học công nghệ, viễn thông. Tỉnh tăng cường liên kết vùng, quốc gia và quốc tế trên cơ sở phát huy vai trò là trung tâm giao thương lớn của Vùng Đông Nam Bộ, khai thác tối đa các lợi thế về Cảng hàng không quốc tế Long Thành, sân bay lưỡng dụng Biên Hòa, cảng biển Phước An để thúc đẩy xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, thương mại điện tử và vận chuyển hành khách. Tỉnh cũng chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng, MICE gắn với đặc trưng địa phương.

Về nông nghiệp, Đồng Nai cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tỉnh tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với 3 nhóm sản phẩm chủ lực là sản phẩm chủ lực quốc gia, chủ lực tỉnh và đặc sản địa phương. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao và kết nối với công nghiệp chế biến sâu, xuất khẩu theo chuỗi giá trị. Sản phẩm nông nghiệp được đa dạng hóa nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất an toàn, có truy xuất nguồn gốc và phục vụ xuất khẩu. Tỉnh cũng quan tâm bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, hiệu quả.

Đi kèm với các định hướng về kinh tế, Đồng Nai cũng đặt trọng tâm phát triển hài hòa các lĩnh vực văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đời sống người dân. Tỉnh tập trung triển khai nhiều dự án trọng điểm về hạ tầng y tế, giáo dục, an sinh xã hội. Bản sắc văn hóa địa phương được chú trọng gìn giữ và phát huy. Môi trường được bảo vệ, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội luôn được đảm bảo vững chắc.

Với mục tiêu GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 14.650 USD vào năm 2030, Đồng Nai đang nỗ lực triển khai nhiều dự án lớn về đô thị, du lịch, dịch vụ như khu đô thị - du lịch ven sân bay Long Thành; khu đô thị - du lịch núi Chứa Chan, hồ Núi Le; chuỗi đô thị ven sông Đồng Nai. Những dự án này hướng tới phát triển các khu đô thị sinh thái, du lịch đẳng cấp quốc tế, tạo điểm nhấn cho tỉnh.

Với những định hướng chiến lược và nỗ lực toàn diện này, Đồng Nai đặt tầm nhìn đến năm 2050 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đi đầu trong công nghiệp công nghệ cao, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thông minh, hiện đại. Tỉnh phấn đấu vươn lên thành trung tâm giao thương quốc tế, du lịch, dịch vụ gắn với các đô thị đẳng cấp quốc tế, nơi tập trung trí thức và nhân tài, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn làm trọng tâm và đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0". Tỉnh cũng hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện, hài hòa các lĩnh vực để người dân được hưởng cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc.

Thanh Anh
Nỗ lực hoàn thành 600 km cao tốc tại ĐBSCL trong năm 2025
Đây là một trong những nội dung được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức tại Cần Thơ vừa qua.

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
Kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường từ ngày 12-14/10 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hai bên đã ra "Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa".

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
Trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm:

Việt Nam - Trung Quốc trao 10 văn kiện hợp tác quan trọng
Trưa 13/10, tại trụ sở Chính phủ, ngay sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai nước.

Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu
Hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại.

Thủ đô Hà Nội văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh, tỏa sáng giá trị cao quý của dân tộc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, nhìn lại chặng đường 70 năm qua, chúng ta càng thêm tự hào, trân trọng những chiến công, thành tích đã đạt được; càng thấm thía sâu sắc giá trị quý báu không gì sánh được của độc lập, tự do.

Việt Nam và Pháp nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện
Với quyết định này, Pháp trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.