Chuyên mục


Di dời 2 nhà ga để làm Dự án metro Yên Viên - Ngọc Hồi

19/08/2022 09:24 (GMT +7)

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội trả lời kiến nghị cử tri kiến nghị đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Tổ hợp ga Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì).

Theo đó, Bộ GTVT cho biết, thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao, ngày 22/3, Bộ và UBND TP Hà Nội đã họp để phân định rõ trách nhiệm làm cơ quan chủ quản đầu tư các hạng mục thuộc Tổ hợp ga Ngọc Hồi.

Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội: Ngọc Hồi - Yên Viên dự kiến có tổng kinh phí là 81.537 tỷ đồng

Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội: Ngọc Hồi - Yên Viên dự kiến có tổng kinh phí là 81.537 tỷ đồng

Qua buổi họp trên, Bộ GTVT cho biết theo trách nhiệm được phân công, đơn vị sẽ đầu tư các hạng mục với chức năng lập các đoàn tàu của đường sắt quốc gia. Còn lại, Hà Nội sẽ đầu tư các hạng mục khu depot thuộc Dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi.

Để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư các hạng mục thuộc đường sắt quốc gia trong Tổ hợp ga Ngọc Hồi, Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Đường sắt bàn giao hồ sơ, tài liệu liên quan của Dự án metro Yên Viên - Ngọc Hồi để UBND TP Hà Nội chủ động hoàn thiện các thủ tục đầu tư khu Depot và dự án theo thẩm quyền.

Đồng thời, Bộ cũng sẽ phối hợp với Ủy ban quản lý vốn tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan di dời cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia như ga Hà Nội, ga Giáp Bát để bàn giao mặt bằng cho Hà Nội triển khai thực hiện Dự án metro Yên Viên - Ngọc Hồi.

Dự án tuyến  đường sắt đô thị số 1 Hà Nội: Ngọc Hồi - Yên Viên dự kiến có tổng kinh phí là 81.537 tỷ đồng. Trong đó vay vốn ODA và vốn ngân sách nhà nước. Dự án đường sắt đô thị số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) giai đoạn 1 được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại quyết định 3304 ngày 31/10/2008 với thời gian thực hiện từ năm 2007 đến năm 2017. Đến năm 2017, dự án được phê duyệt điều chỉnh và dự kiến thực hiện từ năm 2017 đến năm 2024.

Năm 2004, Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, dài 28,7 km, là đường đôi khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm. Trên tuyến sẽ xây dựng hai cầu đường sắt mới qua sông Hồng và sông Đuống để thay thế cầu Long Biên và cầu Đuống hiện tại.

Đoạn phía bắc từ ga Hà Nội đi trên cao theo tim đường sắt hiện nay, qua phố Lê Duẩn, Trần Phú, Trần Nhật Duật đến Long Biên, qua cầu vượt sông Hồng. Sau đó, tuyến đường sẽ đi trên cao qua Long Biên, Gia Lâm, dừng ở ga Yên Viên. Đoạn phía nam đi trên cao từ ga Hà Nội theo đường Giải Phóng tới ga Ngọc Hồi.

Đường sắt sẽ được xây dựng cao tối thiểu 5 m so với mặt đất. Toàn tuyến có 16 ga, trong đó 5 ga dùng chung giữa đường sắt đô thị và đường sắt quốc gia là Ngọc Hồi, Giáp Bát, Hà Nội, Gia Lâm, Yên Viên.

Năm 2007, Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, tách ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn một sẽ xây dựng tổ hợp Ngọc Hồi và đoạn Gia Lâm - Giáp Bát với tổng mức đầu tư 19.460 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA của Nhật Bản hơn 13.970 tỷ đồng, vốn đối ứng của Việt Nam là 5.480 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2017.

Giai đoạn hai gồm xây dựng đoạn Giáp Bát - Ngọc Hồi và đoạn Yên Viên - Gia Lâm. Trong đó, giai đoạn 2A cho đoạn Giáp Bát đến Ngọc Hồi dài 5,6 km, với tổng mức đầu tư 24.825 tỷ đồng (trong đó vốn vay ODA của Nhật Bản là hơn 20.340 tỷ đồng, vốn đối ứng 4.470 tỷ đồng).

Nếu dự án hoàn thành đúng tiến độ thì đây là một công trình sẽ giải tỏa được trình trạng kẹt xe, giải quyết các vấn đề giao thông và trên hết là thúc đẩy kinh tế phát triển cho thành phố Hà Nội nói riêng và khu vực Bắc Bộ nói chung. 

Hồng Thơ
Hà Nội 'xanh hoá' mạng lưới xe buýt
UBND TP vừa ban hành Quyết định phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Triều cường dâng cao, giao thông TP Hạ Long bị gián đoạn
Sáng 20/11, triều cường dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực thuộc phường Trần Hưng Đạo và phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và giao thông địa phương.

“Nạn” đốt lốp cao su lấy dầu ở Cụm công nghiệp Châu Khê, Bắc Ninh vẫn tái diễn
“Tái chế lốp xe” là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hình thức tái chế bằng phương pháp đốt lốp lấy dầu của một số cơ sở tại cụm Công nghiệp Châu Khê, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) lại đang hủy hại môi trường nghiêm trọng bởi khói bụi độc hại.

Bắc Ninh: Lập 6 chốt kiểm tra ở làng nghề, Cụm công nghiệp Mẫn Xá
Ngày 19/11, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh triển khai 6 Tổ chốt kiểm tra, phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm về môi trường, nhất là việc vận chuyển nguyên vật liệu, xỉ thải, chất thải, rác thải công nghiệp… ra, vào thôn và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.

Cận cảnh cầu nối Bắc Giang - Thái Nguyên sắp thông xe
Sau thời gian dài “đắp chiếu” không thể đi vào sử dụng, cuối cùng cầu Hòa Sơn có kinh phí hơn 540 tỷ đồng, nối tỉnh Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên sắp chính thức thông xe kỹ thuật.

Thêm vốn để xây cầu Phong Châu mới
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1389 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.