Chuyên mục


Đặt mục tiêu để phát triển kết cấu hạ tầng

15/01/2023 07:48 (GMT +7)

Đối với công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ GTVT xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu được ưu tiên trong năm 2023.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai kế hoạch năm 2023 tổ chức chiều nay (13/1), tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, trong năm 2023, Bộ GTVT tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng tại Hội nghị

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng tại Hội nghị

Đẩy nhanh tiến độ 9 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam

Đối với công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu được ưu tiên trong năm 2023, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ 9 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 đang triển khai.

Trong đó, 7 dự án (Mai Sơn - QL45, QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, cầu Mỹ Thuận 2) sẽ được hoàn thành trong năm 2023. Năm 2024 sẽ tiếp tục hoàn thành 2 dự án thành phần còn lại (Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo).

"Đối với dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, bên cạnh 12 gói thầu đã được khởi công, 13 gói thầu còn lại phấn đấu hoàn thành ký kết hợp đồng với nhà thầu, đảm bảo điều kiện khởi công trước ngày 30/1/2023", Bộ trưởng cho biết.

Tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực

Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết, Bộ GTVT sẽ tăng cường quản lý chặt chẽ tiến độ, chất lượng của các dự án, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, kiên quyết xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm.

 
Năm 2023, Bộ GTVT tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước cao nhất từ trước tới nay với tổng số vốn lên tới 94.161 tỷ đồng.

Nhiệm vụ thứ ba được "Tư lệnh" ngành GTVT đặt ra là chủ động rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tháo gỡ những nội dung còn chồng chéo trong đầu tư hạ tầng giao thông. Trình các cấp thẩm quyền xem xét Luật Đường bộ, Đường sắt, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; sửa đổi bổ sung 29 thông tư, 7 nghị định theo nhiệm vụ được giao.

Thứ tư là đổi mới công tác quản lý hoạt động vận tải, nâng cấp chất lượng dịch vụ, sản lượng vận tải các lĩnh vực; phối hợp chặt chẽ triển khai các giải pháp bảo đảm ATGT, giảm ùn tắc giao thông, xử lý nghiêm các vi phạm an toàn giao thông, nhất là các hành vi chở quá khổ quá tải, xe dù bến cóc, nồng độ cồn,...

Thứ năm là đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục tập trung thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy hành chính, đơn vị sự nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử và chuyển đổi số theo hướng lấy người dân làm trung tâm phục vụ. Trên cơ sở dữ liệu dùng chung và dữ liệu chuyên ngành, sẽ hướng tới quản lý điều hành trên dữ liệu số.

Cuối cùng, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các bộ, ngành triển khai tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) theo đúng nội dung, chủ trương nghị quyết Bộ Chính trị đã phê duyệt.

Năm 2022, Bộ GTVT đã trình và được Quốc hội thông qua 6 dự án quan trọng quốc gia, hoàn thành 22 dự án, khởi công 18 dự án

Năm 2022, Bộ GTVT đã trình và được Quốc hội thông qua 6 dự án quan trọng quốc gia, hoàn thành 22 dự án, khởi công 18 dự án

Trước đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, trong năm 2022, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp hiệu quả từ các bộ, ngành, địa phương, Bộ GTVT đã đạt được nhiều thành tựu lớn.

Cụ thể, Bộ GTVT đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, tạo môi trường bình đẳng, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trình Chính phủ 8/8 nghị định, 49 thông tư theo thẩm quyền.

Năm 2022, Bộ cũng đã trình và được Quốc hội thông qua 6 dự án quan trọng quốc gia, hoàn thành 22 dự án, khởi công 18 dự án. Trong đó, có các dự án rất quan trọng như: Nhà ga T3 Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, cầu Rạch Miễu 2, đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2,…

Trên cơ sở kế hoạch vốn được giao, Bộ GTVT đã đạt khối lượng độ giải ngân vốn đầu tư công đạt 95,7% kế hoạch giao, là một trong các bộ, ngành có kết quả giải ngân vốn đầu tư công cao nhất.

Cùng đó, Bộ đã hoàn thành 22 chỉ tiêu, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao về xây dựng Chính phủ điện tử, duy trì cung cấp 291 dịch vụ công trực tuyến, tiếp nhận và xử lý hơn 300.000 hồ sơ, tăng 15% so với năm 2021, triển khai đúng tiến độ đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư với sự phối hợp của Bộ Công an. Công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy được triển khai quyết liệt, đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối.

Trong năm 2022, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã trình Ban chỉ đạo Chính phủ, trình và được Bộ Chính trị phê duyệt đề án tái cơ cấu SBIC.

Trao đổi bên lề Hội nghị với Báo Điện tử Chính phủ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết: Bộ trưởng Bộ GTVT đã xác định, năm 2023 là năm bản lề có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19. 

Điều này đòi hỏi toàn ngành GTVT phải tiếp tục phát huy tinh thần truyền thống đi trước mở đường, vượt nắng thắng mưa, đoàn kết, linh hoạt, sáng tạo, chủ động vượt qua mọi khó khăn.

Trên cơ sở đó, mục tiêu Bộ GTVT đề ra trong năm mới là hoàn thiện thủ tục đầu tư để khởi công 23 dự án, hoàn thành 29 dự án. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả hoạt động vận tải trong nước, tập trung phục hồi vận tải quốc tế, đặc biệt phục hồi các đường bay quốc tế, vận tải liên vận đường sắt. Phấn đấu sản lượng vận tải năm 2023 về hàng hóa tăng khoảng 7%, hành khách tăng khoảng 8% so với năm 2022.

Về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, mục tiêu năm 2023 là tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông từ 5-10% cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2022.

Để thực hiện được những mục tiêu này, Bộ GTVT sẽ tiếp tục bám sát các kết luận nghị quyết của Đảng, Quốc hội, tổ chức quán triệt, lan tỏa sâu rộng đến từng cán bộ, công chức, viên chức để tạo ra bằng được hiệu ứng "Tiền hô, hậu ủng, nhất hô bá ứng" như lời đồng chí Tổng Bí thư đã nói.

Quá trình chỉ đạo điều hành phải đảm bảo kỷ cương, linh hoạt, sâu sát, quyết liệt, hiệu quả; cá thể hóa trách nhiệm cá nhân tất cả các chủ thể trong từng việc, từng khâu.

"Như Bộ trưởng vừa nói, nhiệm vụ đột phá phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành Trung ương, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị các địa phương, sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp", Thứ trưởng Huy cho biết.

Cuối cùng, Bộ GTVT sẽ tăng cường năng lực phân tích, dự báo; các nhiệm vụ của ngành phải được chủ động triển khai từ những ngày đầu, tháng đầu, với phương châm "từ sớm, từ xa"; đi đôi với việc triển khai thực hiện, cần tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát.

Theo Báo Điện tử Chính phủ
Quảng Bình đẩy mạnh công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình vừa có Công văn số 1040/SGTVT-KCHT về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHT GTĐB) trên địa bàn toàn tỉnh.

Quảng Ninh: Thi công ẩu tại Dự án Mở rộng Tỉnh lộ 334
Cán bộ đang phụ trách thi công Dự án Mở rộng Tỉnh lộ 334, qua xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) cho biết: "Trong lúc thi công không tránh được thiếu sót, hôm nay xe tưới nước đường bị hỏng nên mong các anh thông cảm"... Thế nhưng, người dân địa phương lại gánh ô nhiễm hết ngày này qua ngày khác.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa làm việc với UBND TP.Hà Nội về chuyên đề giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023".

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Chiều 15/4, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Xuất hiện hố sụt có vị trí tương ứng tọa độ sạt lở trong hầm Bãi Gió
Cơ quan chức năng vừa phát hiện xuất hiện một hố sụt diện tích khoảng (2x2m) có vị trí tương ứng với tọa độ vị trí sụt lún trong hầm đường sắt bên dưới. Các phương án phân luồng giao thông trên quốc lộ 1 cũng đã được triển khai.

Khởi công đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn
Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn với chiều dài gần 29km, tổng mức đầu tư khoảng 1.665 tỷ đồng dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào dịp 30/4 - 1/5 tới đây.

Thông xe đường kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang
Sau gần 1 năm thi công, ngày 13/4 đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang có chiều dài 4,2km gồm 1 tuyến chính và 2 tuyến nhánh với tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng chính thức thông xe kỹ thuật.