Chuyên mục


Cục Hải Quan Hải Phòng im lặng trước khó khăn của doanh nghiệp?

16/12/2023 17:51 (GMT +7)

Trước phản ánh của hàng loạt doanh nghiệp logistics về bất cập tờ khai chuyển đổi số ở Cảng Lạch Huyện (Hải Phòng), Tạp chí Banduong.vn đã có công văn kiến nghị gửi Cục Hải Quan Thành phố Hải Phòng phối hợp thông tin, gỡ khó cho doanh nghiệp ngày 7/11/2023. Đã hơn 1 tháng, doanh nghiệp vẫn đang chờ đợi thông tin...

Không để chuyện nhỏ cản sức lớn của Hải Phòng 

Vừa đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 2/12/2023 phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số; là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững. Kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường thuỷ nội địa; trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistics và du lịch biển.

Đặc biệt, Hải Phòng ưu tiên phát triển các ngành chủ lực có vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của thành phố, gồm: (1) Sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin; (2) Dịch vụ cảng biển và logistics; (3) Thương mại. Phấn đấu 3 nhóm ngành này chiếm tỷ trọng khoảng 55 - 60% giá trị tăng thêm trên địa bàn thành phố vào năm 2030. Phát triển thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm logistics quốc tế hiện đại. Đầu tư phát triển hệ thống logistics, chợ đầu mối hiện đại, thông minh, bền vững; đẩy mạnh thương mại điện tử; hình thành các sàn giao dịch hàng hóa và các cụm, khu vực hội chợ triển lãm...

Định hướng Hải Phòng phát triển nhanh các ngành dịch vụ với chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistics, du lịch và thương mại.

Định hướng về chuyển đổi số của Chính phủ trong toàn nền kinh tế; Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 52a TT 38/2015/TT-BTC về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát Hải quan; thuế XNK và quản lý thuế với hàng hóa XNK; khi đưa hàng hóa vào khu vực cảng biển, cũng như để thuận tiện cho khách hàng làm quen với thao tác trong quá trình cập nhật thông tin số tờ khai trên ePort đã quy định cụ thể.

Hải Phòng là một trong những địa phương tích cực trong công cuộc số hoá, thúc đẩy doanh nghiệp ở các mảng kinh tế. Tuy vậy, khi doanh nghiệp áp dụng vào thực tiễn vẫn còn loằng nhoằng ở nhiều khâu, gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Đơn cử như, tờ khai số tại cảng HICT Hải Phòng đã được Tân Cảng Sài Gòn (công ty mẹ) triển khai hiệu quả nhiều năm nay, nhưng đến khi về Tân Cảng Hải Phòng (công ty con) lại phức tạp, dù mô hình vẫn vậy!? 

Tháng 1/2016, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã khởi động chương trình thực hiện thủ tục qua mạng ePort và thanh toán trực tuyến tại Cảng Tân Cảng Cát Lái. Theo giới thiệu, ePort là tiện ích mà Tân cảng Sài Gòn xây dựng nhằm hỗ trợ các khách hàng khai báo thủ tục nâng/hạ container và thanh toán phí nâng/ hạ container trực tuyến. Tiện ích này được cung cấp hoàn toàn miễn phí với rất nhiều lợi ích mang lại cho các khách hàng như tiết kiệm thời gian, cắt giảm chi phí.

Suốt từ thời điểm Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) phát đi công văn số 956 ngày 18/8/2023 về việc cập nhật thông tin số tờ khai trên hệ thống ePort (cảng điện tử) đến nay đã gần 4 tháng, khách hàng bị quay như đèn cù giữa các bên tiếp nhận vào sổ tàu. 

Không để doanh nghiệp mất đi niềm tin...

Theo kế hoạch ban đầu của cảng TC-HICT, Khách hàng sau khi hạ hàng xuất tại Cảng và mở tờ khai hàng xuất cần phải cập nhật thông tin số tờ khai lên hệ thống ePort từ ngày 1/10/2023. Ngay sau đó, cảng ra thông báo ngày 1/10/2023 sẽ ngưng hỗ trợ cập nhập số tờ khai đối với container hàng hạ bãi chờ xuất.   

1

Thông báo trên Fanpage của Cảng TC-HICT ngày 21/9/2023

Đến ngày 29/9, Hãng tàu WAN HAI LINES LTD. Việt Nam bất ngờ ra thông báo cập nhật thông tin số tờ khai trên hệ thống ePort của cảng Lạch Huyện. Việc thông báo của Cảng TC-HICT phát đi chồng chéo khiến khách hàng hoang mang và nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng vẫn lên tiếng và cho rằng, khi nhập tờ khai thông quan trên phần mềm ePort tại Cảng TC-HICT tồn tại nhiều bất cập và "loằng ngoằng".

2

Ngày 29/9, Hãng tàu WAN HAI LINES LTD. Việt Nam bất ngờ ra thông báo cập nhật thông tin số tờ khai trên hệ thống ePort của cảng Lạch Huyện

3
4

Về vấn đề này, theo khách hàng H.P, việc này cho thấy cảng đang đẩy cho hãng tàu thông báo với chủ hàng, đơn cử như hãng WAN HAI. Trong khi, được biết, TC-HICT là liên doanh giữa Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (nắm giữ 51% vốn), Công ty TNHH MITSUI O.S.K Lines Nhật Bản (nắm giữ 17,5% vốn), Công ty Wan Hai Lines Đài Loan (nắm giữ 16,5% vốn) và Tập đoàn Itochu Nhật Bản (nắm giữ 15% vốn). 

Doanh nghiệp không hiểu tại sao việc làm tờ khai ePort ở Hải Phòng lại phức tạp đến vậy. Doanh nghiệp vừa mất phí lại ức chế, mất thời gian chờ đợi... Vì bất cập giữa công ty mẹ và công ty thành viên trong cùng một hướng đi, nhiều ý kiến cho rằng, ở đây đang có lợi ích nhóm giữa các bên hãng tàu và cảng... 

5

Theo tìm hiểu của người viết, mỗi ngày lưu lượng tờ khai xuất khẩu qua khu vực các cảng biển Hải Phòng (bao gồm các chi cục cửa khẩu tại Hải Phòng và các chi cục ngoài cửa khẩu thuộc tỉnh thành khác) khoảng hàng nghìn tờ khai. Khi Doanh nghiệp truyền tờ khai lên hệ thống VNACCS/VCIS đã được thông quan, trước khi xuất tàu phải mang bộ tờ khai này ra các địa điểm do hãng tàu thông báo để ký thanh lý tờ khai (vô sổ tàu) và nộp 70.000đ/1 cont không có hóa đơn chứng từ. Ước tính số tiền không hóa đơn mà doanh nghiệp phải nộp lên đến nhiều tỉ đồng mỗi năm, số tiền này không biết “đi đâu về đâu?”.

Trong khi, những tờ khai mở tại cửa khẩu xuất hàng phải hạ hàng trước mới mở tờ khai và làm thông quan. Có thể nói, nếu áp dung việc cập nhật thông tin số tờ khai trên hệ thống ePort doanh nghiệp phải mất thêm 3 bước để xuất khẩu được lô hàng tại cảng TC-HICT. Cũng vì lẽ đó, doanh nghiệp sẽ phải thêm nhân sự, với xu hướng giảm chi phí Logistics, thế nhưng chi phí giảm lại không đáng có. “Với trò của cảng hãng bây giờ, họ sẽ vào tiếp sổ tàu hay là không cần làm nữa?".

Cũng theo Thông tư 39, doanh nghiệp phải tự nhập số tờ khai. Vậy tại sao khi tờ khai thông quan, doanh nghiệp phải in tờ khai ra mang lên hãng tàu để vào sổ tàu. Hàng nghìn doanh nghiệp đang đặt ra câu hỏi, tại sao phải thêm quy trình "vào sổ tàu" khi doanh nghiệp tự nhập số tờ khai trên hệ thống?

Anh M, một doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng bày tỏ: "Cảng và bên hải quan, hãng tàu đã thống nhất về nội dung khai báo ePort và cách thức triển khai chưa? Nếu có sai sót trong quá trình vận hành mà rớt hàng thì ai là người chịu trách nhiệm với doanh nghiệp hay lại ra công văn xin lỗi, thông cảm vì chủ quan, khách quan gây ra, rồi người chịu thiệt hại cuối cùng là khách hàng và đơn vị dịch vụ Logistics. 

Các hãng tàu cũng nên tìm hiểu và lắng nghe ý kiến khách hàng, các đơn vị Logistics để có thể chọn lựa các cảng có tác nghiệp xếp dỡ, có thủ tục thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian và không gây lãng phí thời gian và tiền bạc của khách hàng. Việc gì có lợi cho khách hàng và doanh nghiệp thì cảng làm còn việc gì rườm rà gây lãng phí cho khách hàng cảng nên bỏ!"

Đây cũng là vấn đề mâu thuẫn giữa các hãng tàu, theo tìm hiểu được biết hiện có hãng tàu MSC và WAN HAI đang thực hiện quy trình này, trong khi, tại cảng Cát Lái đã dừng mấy năm qua. 

Còn MSC, hãng tàu lớn thứ 2 trên giới, đang khai thác 617 tàu container với tổng sức chở 4.137.493 Teu. Hãng tàu có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ và chi nhánh ở trên 155 quốc gia với mạng lưới dịch vụ vận chuyển kết nối rộng khắp đến 315 cảng trên toàn thế giới. Tàu MSC khai thác trên tuyến dịch vụ Santana cập TC-HICT hàng tuần đi thẳng qua eo biển Panama đi Bờ Đông Hoa Kỳ với hải trình Hải Phòng – Thượng Hải – Ningbo – Charleston – New York – Hải Phòng.

Theo cập nhật đến ngày 13/12/2023, doanh nghiệp logistics Hải Phòng cho rằng, mặc dù rất bực bội nhưng họ đã quen dần với kiểu "hành" này: " Mất thời gian, mất việc với chuyển đổi số, nhưng biết làm thế nào? Họ độc quyền, mình doanh nghiệp nhỏ thì vẫn phải theo thôi, dù biết là rất vô lý!"... Để không để doanh nghiệp mất niềm tin vào sự quyết liệt trong cuộc cách mạng công nghiệp, chuyển đổi số, Tạp chí Banduong.vn rất mong cơ quan chức năng sớm có giải pháp cụ thể để doanh nghiệp yên tâm kinh doanh!

Vẫn biết thời gian qua Cục Hải quan Hải Phòng cũng như Hải quan cả nước đã có nhiều cố gắng cải cách hành chính  và số hóa các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp một cách nhanh chóng thuận tiện. Nhiều công chức tại các chi cục cửa khẩu luôn tận tình hướng dẫn doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu tại khu vực Hải Phòng. Tuy nhiên, rất tiếc là trước một vấn đề không quá lớn, dưới góc độ là cơ quan quản lý nhà nước Cục Hải quan Hải Phòng đã không cầu thị, không tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp cũng như không trả lời báo chí về các vấn đề liên quan để tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, tìm hướng khắc phục bất cập và phối hợp với các hãng tàu, cảng biển, deport để cùng nhau gỡ khó cho doanh nghiệp, tránh thất thu thuế cho Nhà nước.

  

Tâm Vũ - Vân Lam
Tags:
Siết chặt kiểm soát thị trường, ngăn đầu cơ tăng giá cuối năm
Theo Thông báo số 511/TB-VPCP, Chính phủ yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp ổn định lực lượng vận tải hàng không, đảm bảo cân đối tải trên các đường bay nội địa và quốc tế, đáp ứng nhu cầu di chuyển trong dịp cao điểm cuối năm 2024.

Hàng không tăng thêm máy bay phục vụ cao điểm Tết
Trước nhu cầu di chuyển gia tăng dịp Tết Nguyên đán 2025, nhiều hãng hàng không trong nước đang gấp rút bổ sung máy bay và mở rộng đường bay nội địa lẫn quốc tế.

Đề xuất các cơ chế đặc thù đối với các dự án đường bộ cao tốc
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 8083/VPCP-CN ngày 4/11/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, đề xuất các cơ chế đặc thù trình Quốc hội đối với các dự án đường bộ cao tốc.

Kiến nghị ACV hoãn ký hợp đồng Gói thầu 4.8 tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Liên doanh gói thầu số 4.8 kiến nghị Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) tái xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu ở Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả, tránh thất thoát hơn 1.000 tỷ đồng.

Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ đi qua 10 tỉnh phía Bắc
Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) vừa trình Bộ GTVT xem xét, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Vận hành đường sắt tốc độ cao hiệu quả để tạo động lực phát triển mới
Với tốc độ thiết kế 350km/h, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội khi hoàn thành vào năm 2035. Việc chuẩn bị đồng bộ về nguồn lực và vận hành sẽ quyết định hiệu quả của dự án này.

Miền Trung thi đua '500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc'
Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi đã ban hành kế hoạch hưởng ứng triển khai đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm hoàn thành 3.000 đường bộ cao tốc".