Chuyên mục


CPI tháng 3 thay đổi khi giá xăng giảm

30/03/2023 10:56 (GMT +7)

Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 của Tổng cục Thống kê vừa công bố, giá thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào; giá xăng dầu, giá gas giảm theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 giảm 0,23% so với tháng trước.

Cụ thể, so với tháng 12/2022, CPI tháng Ba tăng 0,74% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,35%. Tính chung quý I năm 2023, CPI tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 5,01%.

Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 3 và quý I các năm giai đoạn 2019-2023 (%)

Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 3 và quý I các năm giai đoạn 2019-2023 (%)

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 giảm 0,23% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 6 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước; 5 nhóm hàng tăng giá.

Sáu nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm có nhóm giáo dục giảm mạnh nhất với 1,71% (tác động làm CPI chung giảm 0,11 điểm phần trăm); nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,58% (tác động làm CPI chung giảm 0,19 điểm phần trăm). 

Đáng chú ý, nhóm giao thông giảm 0,16% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá vào ngày 01/3/2023, 13/3/2023 và 21/3/2023 làm giá xăng, dầu giảm 0,36% (tác động làm CPI chung giảm 0,01 điểm phần trăm); giá vận tải hành khách bằng đường bộ giảm 0,03%, giá vận tải đường sắt giảm 24,78%. Ở chiều ngược lại, giá dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,06%; phí thuê ô tô, xe máy tự lái tăng 0,08%; phí học bằng lái xe tăng 0,35%.

Còn lại, nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,05% do quy luật giảm tiêu dùng sau Tết Nguyên đán; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02% chủ yếu do giá điện thoại cố định, di động và máy tính bảng giảm; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,02% chủ yếu do thời tiết các tỉnh phía Bắc ấm dần lên và nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm.

Trong năm nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,36% chủ yếu do giá giá thuê nhà tăng 0,19%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,97%; giá điện sinh hoạt tăng 0,48%; giá nước sinh hoạt tăng 2,73%. Ở chiều ngược lại, giá dầu hỏa giảm 7,48%; giá gas giảm 3,3% do từ ngày 01/3/2023 giá gas trong nước điều chỉnh giảm 16.000 đồng/bình 12 kg, sau khi giá gas thế giới giảm 60 USD/tấn (từ mức 790 USD/tấn xuống mức 730 USD/tấn).

Về phía nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,21%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,14%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,06%.

CPI bình quân quý I năm 2023 tăng 4,18% so với cùng kỳ năm 2022 phần lớn là do giá nguyên vật liệu xây dựng đầu vào.

CPI bình quân quý I năm 2023 tăng 4,18% so với cùng kỳ năm 2022 phần lớn là do giá nguyên vật liệu xây dựng đầu vào.

CPI bình quân quý I năm 2023 tăng 4,18% so với cùng kỳ năm 2022 do một số nguyên nhân chủ yếu bởi nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng quý I năm 2023 tăng 7,17% so với cùng kỳ năm trước (tác động làm CPI tăng 1,35 điểm phần trăm) do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao.

Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 4,41% (tác động làm CPI tăng 0,94 điểm phần trăm) chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán tăng; học phí giáo dục tăng 10,13% (tác động làm CPI tăng 0,62 điểm phần trăm); chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4,9% (tác động làm CPI tăng 0,22 điểm phần trăm)

Trong đó, bao gồm cả giá điện sinh hoạt tăng 2,71% (tác động làm CPI tăng 0,09 điểm phần trăm); Giá gạo trong nước tăng 2,24% (tác động làm CPI tăng 0,06 điểm phần trăm) 

Bên cạnh đó, bình quân quý I năm 2023, giá xăng dầu trong nước giảm 11,09% so với cùng kỳ năm trước theo biến động của giá thế giới (tác động làm CPI chung giảm 0,4 điểm phần trăm); giá gas trong nước giảm 1,81% theo giá thế giới (tác động làm CPI giảm 0,03 điểm phần trăm). Và chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,26%.

Lạm phát cơ bản tháng Ba tăng 0,22% so với tháng trước, tăng 4,88% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý I năm 2023, lạm phát cơ bản bình quân tăng 5,01% so với bình quân cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,18%). Nguyên nhân chủ yếu do: Bình quân giá xăng dầu trong nước quý I/2023 giảm 11,09% so với cùng kỳ năm trước là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Mỹ Diệu
Bỏ 5 Thông tư lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 78/2024/TT-BTC bãi bỏ các Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất
Trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất.

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 – 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên.

Ngân hàng đầu tiên phê duyệt khoản vay mua xe ô tô trên nền tảng đối tác
Không cần đến showroom ô tô hay chi nhánh ngân hàng, sau khi chọn được mẫu xe mong muốn, khách hàng có thể tự đăng ký vay mua xe ngay trên website của Carmudi và nhận kết quả phê duyệt của VPBank qua email ngay sau 5 phút.

Chuẩn bị xây cao tốc Nam Định - Thái Bình
Chủ tịch tỉnh Thái Bình vừa phê duyệt dự án xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, trong đó đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Báo cáo giải trình về kinh tế - xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8
Chiều 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, mong đợi, chia sẻ.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.