Chuyên mục


Hòa Bình làm kinh tế xanh

26/03/2023 13:30 (GMT +7)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu trong thời gian tới, tỉnh Hòa Bình tập trung công tác quy hoạch, phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao,…

Thủy điện Hòa Bình

Thủy điện Hòa Bình

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 95/TB-VPCP ngày 25/3/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình. Văn bản chỉ rõ một số nội dung cụ thể như:

Quy hoạch tầm nhìn dài hạn và tư duy đổi mới từ hạ giao thông

Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, tỉnh Hòa Bình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên với quan điểm quy hoạch phải đi trước một bước, có tầm nhìn dài hạn, chiến lược và tư duy đổi mới, vừa phát huy tiềm năng, thế mạnh, vừa hóa giải được các điểm nghẽn, nút thắt, các khó khăn, thách thức; khẩn trương hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trước tháng 5/2023.

Cùng với đó là chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông, thủy lợi, phòng chống thiên tai; bảo đảm kết nối liên hoàn trong nội tỉnh, giữa các tỉnh trong vùng, giữa vùng với cả nước và quốc tế; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và nguồn lực để phấn đấu hoàn thành 03 dự án trọng điểm (tuyến đường kết nối vùng Hòa Bình, Hà Nội và cao tốc Sơn La; tuyến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình; tuyến cao tốc Hòa Bình - Sơn La) trong nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Mở đường cho nông nghiệp sinh thái

Hòa Bình tập trung xây dựng, phát huy hiệu quả vùng động lực kinh tế của tỉnh (thành phố Hòa Bình, khu vực giáp ranh thành phố Hà Nội, ...); điều chỉnh hợp lý chiến lược các ngành kinh tế; ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn gắn với tiềm năng, thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Thực hiện tốt công tác xây dựng cơ chế, chính sách mở đường cho phát triển, thu hút đầu tư, chú trọng phương thức đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) để huy động mọi nguồn lực cho phát triển.

Đổng thời, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh gắn kết với công nghiệp chế biến, du lịch, nhất là những nông sản có thế mạnh; phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Triển khai hiệu quả chương trình "mỗi xã một sản phẩm - OCOP", trong đó chú trọng 5 yếu tố: xây dựng thương hiệu, quy hoạch vùng nguyên liệu, vốn tín dụng, ứng dụng khoa học - công nghệ và phát triển thị trường. Tập trung xây dựng, quảng bá thương hiệu, phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu; đổi mới tư duy, không chờ khách hàng tìm đến mà chủ động đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng tiềm năng.

Xây dựng sản phẩm kinh tế xanh ở mọi lĩnh vực

Cơ cấu lại sản xuất công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo, nhất là chế biến nông sản. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, phát triển hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

Bên cạnh đó, xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao, độc đáo gắn với giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, bản sắc, nét đẹp của thiên nhiên, con người Hòa Bình.

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, có thế mạnh và đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đối với đồng bào dân tộc, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Rà soát, sắp xếp các trường cao đẳng trên địa bàn; nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập cơ sở giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường. Bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; nghiên cứu tổ chức thực hiện hiệu quả dịch vụ cacbon rừng trên địa bàn…

Đức Mạnh
FDI tăng gần 28%
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến 20/05/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đã được cải thiện đáng kể, đạt khoảng 10,86 tỷ USD.

Nhiều ưu đãi khi mở thẻ tín dụng quốc tế SHB
Nhân dịp hè 2023, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai chương trình khuyến mại “Ưu đãi thả ga - Xài thẻ cực đã” với nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng mở mới thẻ và đăng ký trả góp bằng thẻ tín dụng quốc tế SHB.

Đẩy mạnh hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trên các lĩnh vực
Ngày 26/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn đại biểu Thượng viện Hoa Kỳ do Thượng Nghị sĩ Mike Crapo dẫn đầu đến thăm và làm việc tại Việt Nam.

13 dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội sắp mở bán
Với sự hỗ trợ từ Chính phủ với gói tín dụng 120.000 tỷ, mới đây Hà Nội đã đưa ra danh sách những dự án nhà ở xã hội dự kiến khởi công và mở bán năm 2023.

Techcombank là ngân hàng số tốt nhất năm
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vừa được vinh danh “Ngân hàng số tốt nhất năm 2023” tại buổi lễ trao giải The Asset Triple A Digital Awards 2023 vừa được tổ chức ngày 23 tháng 05 năm 2023.

Khởi công 4 dự án thành phần cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng mức đầu tư gần 44.700 tỷ đồng, đi qua địa phận 4 tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng.

Phế liệu nào được phép nhập khẩu?
Phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất gồm phế liệu sắt, thép, gang; phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic); phế liệu giấy; phế liệu thủy tinh; phế liệu kim loại màu.