Công viên Thiên văn học của Tập đoàn Nam Cường bị bỏ hoang
Công viên Thiên văn học được Tập đoàn Nam Cường tâm huyết xây dựng từ quý II/2017, với tổng vốn đầu tư 260 tỷ, từng được mệnh danh là đắt đỏ bậc nhất Hà Nội; Nhưng, sau 2 năm kể khi hoàn thành, công viên này vẫn chưa một lần mở cửa.
Công viên Thiên văn học trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội) có tổng diện tích lên tới 12 ha. Đây là công viên ngoài trời đầu tiên ở Đông Nam Á lấy chủ đề thiên văn học, thu hút dư luận bởi không gian xanh và kiến trúc đẹp mắt bao quanh hồ Bách hợp thủy.
Được biết, Công viên Thiên văn học được Tập đoàn Nam Cường tâm huyết xây dựng từ quý II/2017, với tổng vốn đầu tư 260 tỷ, từng được mệnh danh là đắt đỏ bậc nhất Hà Nội. Bao gồm nhiều hạng mục chủ đề thiên văn học kết hợp với cây xanh, mặt nước, Công viên Thiên văn học hứa hẹn tạo ra không gian vui chơi, giải trí, học tập lành mạnh.
Theo quảng cáo của tập đoàn này, Công viên Thiên văn học bao gồm các hạng mục như Quảng trường Big Bang, Quảng trường Zodiac, Vườn Dải Ngân Hà, Quảng trường Hệ Mặt Trời, Cầu Ánh Trăng, Khu vật thể lạ (UFO Zone), Quảng trường Ngoài Hành Tinh, Bể Hố Đen, Đài phun nước Ánh sáng, Vọng Lâu giúp thế hệ trẻ ngắm nhìn sự kỳ vĩ của vũ trụ và những vùng đất xa xôi ngoài trái đất. Đây là những tiền đề quan trọng nâng bước trẻ thực hiện những ý tưởng to lớn trong tương lai.
Đến năm 2020, công trình cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, đến này vẫn chưa một lần mở cửa và dần bị bỏ hoang. Đáng chú ý, phía bên ngoài công viên, nhiều đoạn vỉa hè bị sụt lún. Gạch lát bị nứt toác, hàng rào tróc sơn, sứt mẻ. Quang cảnh bên trong gây tiếc nuối khi thường xuyên vắng vẻ, không một bóng người.
Biển thông báo tạm dừng hoạt động thể thục thể thao để phòng dịch Covid-19 vẫn được để nguyên ở cổng phụ dù rằng Hà Nội đã trở lại bình thường mới khá lâu. Hiện, công viên thiên văn học đặc biệt nhất Đông Nam Á trở thành chốn nghỉ trưa cho người thu nhặt ve chai. Người dân có nhu cầu tập thể dục chỉ có thể thực hiện bên ngoài công viên.
Một cư dân khu đô thị Dương Nội chia sẻ, anh thường đi bộ quanh công viên vào lúc 4-5h chiều. Quang cảnh bên trong gây tiếc nuối khi thường xuyên vắng vẻ, không một bóng người, mặc cho không gian cây cỏ thoáng đãng.
Theo tìm hiểu, tiền thân Tập đoàn Nam Cường là Tổ hợp dịch vụ Vận tải vật tư nông nghiệp và xây dựng Xuân Thủy được thành lập vào năm 1984. Đến năm 1994, doanh nghiệp chuyển đổi thành Công ty TNHH Nam Cường. Đến năm 1998, đổi tên thành Công ty Thương mại và Du lịch Nam Cường, điều chỉnh vốn điều lệ lên 595 tỷ đồng và nâng lên đạt mức 1.111 tỷ đồng vào năm 2005. Năm 2009, doanh nghiệp chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội.
Nam Cường bắt đầu nổi lên thị trường bất động sản nhờ sở hữu trong tay quỹ đất “khủng” bằng các dự án BT, hưởng lợi rất nhiều từ các thương vụ “đổi đất lấy hạ tầng”. Điển hình phải kể đến việc Nam Cường tham gia xây dựng dự án 5,1km đường trong trục phát triển phía Bắc của quận Hà Đông. Đáng chú ý, nhiều dự án lớn của Tập đoàn này tại Hà Nội suốt một thời gian dài vẫn chỉ thấy bỏ hoang.
Hay như, Dự án Khu đô thị mới Phùng Khoang có quy mô hơn 46ha nằm ngay nút giao ngã tư Tố Hữu - Lê Văn Lương vẫn ‘đắp chiếu’ cả chục năm nay. Dự án KĐTM Cổ Nhuế cũng nằm trong số dự án chậm tiến độ, xây dựng dở dang nhiều năm trên địa bàn Hà Nội, gây lãng phí nguồn lực đất đai; Dự án khu đô thị Chương Mỹ tại Đông Sơn, Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ diện tích 5.673 ha chậm hoàn thành giải phóng mặt bằng và không còn phù hợp quy hoạch chung của thị trấn Chúc Sơn.