Chuyên mục


Công thức chốt lời mùa "bão giá vàng"

11/05/2024 15:14 (GMT +7)

Những ngày qua, giá vàng liên tục phá đỉnh lịch sử, hiện đã chạm mốc 92 triệu đồng/lượng. Liệu đây có phải là thời điểm thích hợp để đổ xô đi mua "tài sản tích lũy"?

Tính đến cuối tuần, giá vàng SJC chính thức tiếp tục xác lập mốc mới khi giao dịch ở ngưỡng 89,50 – 92,00 triệu đồng/lượng. Ghi nhận giá vàng SJC được nhà vàng niêm yết tại chiều mua vào 89,70 triệu đồng/lượng và chiều bán ra 82,00 triệu đồng/lượng. Giá vàng tăng tới 2,9 triệu đồng/lượng ở hai chiều mua – bán.

Từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước gọi thầu lần đầu tiên vào 23/4, giá vàng miếng SJC liên tục tăng nhanh hơn so với thị trường quốc tế.

Từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước gọi thầu lần đầu tiên vào 23/4, giá vàng miếng SJC liên tục tăng nhanh hơn so với thị trường quốc tế.

Trước đó, giá vàng SJC đã liên tục xô đổ hết kỷ lục này đến kỷ lục khác. Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần ngày 6/5, giá vàng SJC được Công ty vàng SJC niêm yết ở mức 83,8 triệu đồng/lượng mua vào, 86 triệu đồng/lượng bán ra. Như vậy chỉ sau 1 tuần, giá vàng SJC đã tăng 5.7 - 6 triệu đồng/lượng. So với mốc đỉnh 80 triệu đồng/lượng từng xác lập vào hồi đầu tháng 3, giá vàng SJC hiện đã tăng thêm tới 12 triệu đồng. 

Đáng chú ý, từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước gọi thầu lần đầu tiên vào 23/4, giá vàng miếng SJC liên tục tăng nhanh hơn so với thị trường quốc tế. Trong đó, gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông báo hủy phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng vào sáng 3/5 do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu cũng là nguyên nhân đấy giá vàng "lên mây".

Được biết, phiên đấu thầu gần đây là phiên đấu thầu vàng miếng thứ ba bị hủy. Như vậy, trong 4 phiên đấu thầu vàng được NHNN tổ chức, mới có duy nhất một phiên đấu thầu vàng diễn ra với 3.400 lượng vàng trúng thầu (chỉ chiếm 20% tổng lượng vàng được mang ra đấu thầu). 

Mức giá tham chiếu để tính giá đặt cọc được Ngân hàng Nhà nước đưa ra sáng 3/5 là 82,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá mua vào của các doanh nghiệp trên thị trường sáng 3/5 (83,5 triệu đồng/lượng). Dù vậy, đây vẫn chưa phải là mức giá hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.


image.daidoanket.vn-images-upload-chitt-01112022-_ngo-tri-long
PGS.TS Ngô Trí Long

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, nguyên nhân khiến vàng đấu thầu liên tục “ế” là do điều kiện tham gia đấu thầu không phù hợp với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.

Cụ thể, theo quy định của NHNN, khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu là 14 lô, tương đương 1.400 lượng là quá cao. Chưa kể, sau khi trúng thầu, lượng vàng phải sau 2 ngày mới được giao trong khi giá vàng biến động rất mạnh. Về nguyên tắc kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh vàng không đầu cơ mà mua được bao nhiêu phải bán ra bấy nhiêu để an toàn vốn vì biến động của giá vàng rất phức tạp, khó lường nên đầu cơ vàng rất rủi ro.

Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc mà NHNN đưa ra cũng chưa hấp dẫn, thậm chí còn cao hơn giá vàng miếng SJC mua vào trên thị trường. Theo chuyêm gia, điều này cho thấy NHNN vô tình “công nhận” giá thị trường của vàng miếng SJC hiện nay, không đúng mục tiêu kéo giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới. Như vậy, nếu đơn vị trúng thầu giá phải cao hơn giá sàn thì có rủi ro lớn và sẽ bị lỗ.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, NHNN cần phải xây dựng lại mức giá đấu thầu phù hợp.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, NHNN cần phải xây dựng lại mức giá đấu thầu phù hợp.

Để đấu thầu vàng thành công, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, đầu tiên NHNN cần phải xây dựng lại mức giá đấu thầu phù hợp. Thứ hai, tỷ lệ đặt cọc 10% cũng là con số khá lớn, cần xem lại.  

Nếu sửa đổi các điều kiện và mức giá vàng đầu thầu, tỷ lệ vàng trúng thầu thành công sẽ cao hơn, theo ông Thịnh. Dù vậy, theo chuyên gia này, với nhu cầu thị trường hàng chục tấn vàng/năm của thị trường, việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như muối bỏ bể.

 
Trước đó, tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng, kiện toàn hệ thống thanh tra, kiểm tra bảo đảm thông suốt, gắn kết từ Trung ương đến địa phương, hiệu lực, hiệu quả.

“Đấu thầu vàng không phải là giải pháp căn cơ. Về lâu dài chúng ta cũng cần xem xét chỉnh sửa Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng cho phù hợp với bối cảnh hiện nay”, vị chuyên gia kiến nghị.

Trái ngược với tỉnh cảnh ế ẩm của NHNN, ghi nhận nhiều cửa hàng kinh doanh vàng lớn, thời gian gần đây, lượng giao dịch khách rất đông. Nhiều người đến mua, nhưng không ít người quyết định chốt lời khi vàng đang ở mức cao kỷ lục. Có trường hợp khách xếp hàng trực tiếp giao dịch với nhau ở cửa vì chờ đợi quá lâu.

Đại diện truyền thông một thương hiệu kinh doanh vàng bạc đá quý lớn tại Hà Nội chia sẻ: "Gần đây lượng khách đến giao dịch rất đông. Thương hiệu vàng của chúng tôi cũng lớn nên lượng khách vốn đã đông từ trước, giờ lượng khách đổ về nhiều hơn, khiến nhiều thời điểm trở nên quá tải. Có một số thời điểm chúng tôi phải hạn chế lượng vàng bán ra đối với một khách hàng, hoặc lùi lịch trả vàng vào thời điểm khác.

Chị Nguyễn Thị Điệp (Cầu Giấy) cho biết: "Có những ngày những cửa hàng khu vực này không có vàng bán, nếu xếp hàng đến lượt mỗi khách chị được giới hạn 1 người/ 1 lượng mỗi ngày, còn không thì phải mua bán trao tay ở ngoài cửa hàng". 

Ông Ngô Thành Huấn, CEO Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Quản lý gia sản FIDT cho rằng, người dân cần tỉnh táo hơn, tránh đua nhau đi mua bán theo trào lưu. Cân nhắc thời điểm thích hợp để mua hay bán vàng, ông Huấn khuyến nghị công thức 10-15%. Tức khi giá vàng tăng với biên độ 10-15%, người ôm vàng có thể bán ra. Nếu giá vàng giảm, người đầu tư có thể mua vào. Mỗi nhà đầu tư có một khẩu vị riêng sẽ có quyết định riêng về thời điểm mua, bán hay tỷ trọng bán ra trong danh mục tài sản. 

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhận định trong năm nay, khả năng giá vàng miếng SJC lên đến 100 triệu đồng là thấp, xác suất chỉ khoảng 30%. Lý giải cho điều này, ông Hiếu dự báo sẽ có sự can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước trước tình trạng giá vàng tăng quá nóng như thời gian vừa qua. 

Trả lời vấn đề liệu giá vàng SJC có chạm mốc 100 triệu đồng mỗi lượng trong năm nay, ông Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, trong năm nay, khả năng giá vàng miếng SJC lên đến 100 triệu đồng là thấp, xác suất chỉ khoảng 30%. Lý giải cho điều này, ông Hiếu dự báo sẽ có sự can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước trước tình trạng giá vàng tăng quá nóng như thời gian vừa qua.

Mặt khác, ông Hiếu cho rằng, nếu giá vàng tăng quá cao và đến ở điểm mà người ta không thể mua được nữa, thị trường vàng sẽ sụt giảm nhanh chóng. Lúc đó, bong bóng giá vàng sẽ vỡ. 

Thu Châu
Hà Nội áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất mới từ 29/7
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024, áp dụng với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ; hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản...

Khẩn trương hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 340/TB-VPCP của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng cho cao tốc Bắc - Nam
Bộ GTVT dự kiến sẽ bổ sung thêm 6.300 tỷ đồng cho giai đoạn 2 dự án cao tốc Bắc - Nam

VPBank trở thành đối tác chiến lược của hãng xe điện BYD
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa ký kết hợp tác cùng hãng xe điện BYD nhằm cung cấp giải pháp tài chính ưu việt cho khách hàng mua xe điện BYD trên toàn quốc.

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024.

Bắc Ninh đầu tư gần 1.500 tỷ làm đường kết nối các khu công nghiệp
Bắc Ninh chi gần 1.500 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các tuyến đường tỉnh ĐT.295C, ĐT.285B kết nối thành phố Bắc Ninh qua các khu công nghiệp với Quốc lộ 3 mới; ĐT.277B kết nối với cầu Hà Bắc 2, đường vành đai 4.

Hàn Quốc đề xuất hợp tác đường sắt tốc độ cao với Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Việt Nam và Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) vừa có buổi làm việc về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải, đặc biệt chú trọng đến đường sắt tốc độ cao.