'Cháy vé' đường sắt!
Tuy vẫn tiếp nhận rất đông hành khách nhưng đến nay sản lượng và doanh thu của ngành đường sắt vẫn không bằng dịp 30/4-1/5 năm 2021 nhưng đây vẫn là tín hiệu đáng mừng cho vận tải khách đường sắt phục hồi sau đại dịch, xã hội trở về bình thường hoàn toàn.
Thông báo của Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội, thành viên của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, ngành đường sắt tiếp tục tổ chức chạy thêm nhiều tàu Nha Trang, Hải Phòng để đáp ứng nhu cầu lượng hành khách tăng cao dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Cụ thể, ngành đường sắt có kế hoạch tăng cường một số chuyến tàu nhằm phục vụ nhu cầu hành khách dịp 30/4-1/5. Tại khu vực phía Bắc, tuyến Hà Nội - Hải Phòng, nhu cầu khách vẫn đang tăng. Do đó, công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết tiếp tục lập thêm tàu ngoài các mác tàu chạy thường xuyên và đã tăng cường dịp 30/4 hiện nay.
Từ ngày 22/4 đến 4/5, bên cạnh các mác tàu chạy thường xuyên gồm: HP1, LP3, LP5, LP7 chiều Hà Nội-Hải Phòng và HP2, LP2, LP6, LP8 chiều Hải Phòng-Hà Nội, đường sắt tổ chức chạy thêm 4 chuyến tàu.
Cụ thể, ngày 30/4, tàu LP9 xuất phát ga Hà Nội lúc 7h25, đến ga Hải Phòng lúc 10h25. Ngày 3/5, tàu HP4 xuất phát ga Hải Phòng lúc 14h20, tàu LP10 xuất phát lúc 16h20; Tàu HD2 xuất phát ga Hải Dương lúc 16h28.
Đặc biệt, tàu HP4 xuất phát ga Hải Phòng ngày 3/5. Tàu HP4 xuất phát ga Hải Phòng lúc 14h20, chạy tại ga Hải Dương lúc 15h25, đến ga Gia Lâm lúc 16h43, đến ga Hà Nội là ga cuối cùng lúc 17h06. Tàu dừng đón, trả khách tại các ga: Hải Phòng, Thượng Lý, Phú Thái, Hải Dương, Cẩm Giàng, Gia Lâm, Hà Nội.
Nhu cầu hành khách đi lại dịp nghỉ lễ năm nay tăng cao nên mặc dù công ty đã tổ chức chạy thêm nhiều tàu trên các tuyến Sài Gòn-Nha Trang, Sài Gòn-Phan Thiết..., nhưng đến nay hầu hết các đoàn tàu đã kín chỗ, nhất là các tàu chạy vào ngày, giờ cao điểm.
Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phàn Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết
Trong khi đó, khu vực phía Nam, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn thông tin, doanh nghiệp này tiếp tục tổ chức chạy thêm nhiều tàu Sài Gòn-Nha Trang phục vụ nhu cầu hành khách đi du lịch, thăm thân tăng cao dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn tiếp tục tổ chức chạy thêm nhiều tàu Sài Gòn-Nha Trang phục vụ nhu cầu hành khách đi du lịch, thăm thân tăng cao dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Vì vậy, công ty đã tập trung sửa chữa, chuẩn bị nhanh toa xe khách và tiếp tục đưa ra lập thêm tàu, đáp ứng nhu cầu đi lại trên tuyến Sài Gòn-Nha Trang. Cụ thể, chạy thêm các chuyến tàu SNT6, SNT7, SNT8, SNT9, SNT11, SNT12.
Chiều Nha Trang-Sài Gòn, tàu SNT9 xuất phát ga Nha Trang lúc 14h20 ngày 24/4, đến ga Sài Gòn lúc 22h55. Ngày 2/5, tàu SNT7 xuất phát lúc 12h25, đến lúc 20h43; Tàu SNT11 xuất phát lúc 23h00, đến lúc 8h38.
Chiều Sài Gòn-Nha Trang, tàu SNT8 xuất phát ga Sài Gòn ngày 22/4 lúc 20h40, đến ga Nha Trang lúc 5h29; Tàu SNT6 xuất phát lúc 19h30 ngày 28/4, đến lúc 4h40; Tàu SNT12 xuất phát lúc 22h55 ngày 29/4, đến lúc 8h35.
Đáng chú ý, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn cũng chạy đôi tàu SE25/SE26 từ ga Sài Gòn đến ga Quảng Ngãi và ngược lại trong dịp này. Tàu SE26 xuất phát ga Sài Gòn ngày 29/4 lúc 16h40, đến ga Quảng Ngãi lúc 9h40; Tàu SE25 xuất phát ga Quảng Ngãi ngày 2/5 lúc 14h00, đến ga Sài Gòn lúc 8h22.
Tuy vẫn tiếp nhận rất đông hành khách nhưng đến nay sản lượng và doanh thu của ngành đường sắt vẫn không bằng dịp 30/4 năm 2021 nhưng đây vẫn là tín hiệu đáng mừng cho vận tải khách đường sắt phục hồi sau đại dịch, xã hội trở về bình thường hoàn toàn.
Mặt khác, để kịp thời tiếp nhận, xử lý và giải quyết các thông tin phản ánh về công tác phục vụ vận tải đảm bảo trật tự, ATGT đường sắt dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Cục Đường sắt Việt Nam đã công bố đường dây nóng: 08.65367565.
Cùng đó là số điện thoại của công chức phụ trách về công tác vận tải và bảo đảm ATGT đường sắt: Phó Trưởng phòng phòng Vận tải - Khoa học công nghệ Bùi Thế Thành phụ trách công tác vận tải đường sắt, số điện thoại 0913582725; Phó trưởng phòng Pháp chế - Thanh tra Uông Đình Hùng, phụ trách công tác an toàn đường sắt, số điện thoại 0904133074.
Tại các khu vực, Trưởng phòng Thanh tra - An toàn I Nguyễn Giang Hải, phụ trách khu vực các tỉnh từ Quảng Bình trở ra các tỉnh phía Bắc; số điện thoại 0913061437.
Trưởng phòng Thanh tra - An toàn II Phan Thanh Hòa, phụ trách khu vực các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định, số điện thoại 0909678405.
Trưởng phòng Thanh tra - An toàn III Đỗ Hoàn Thành, phụ trách khu vực các tỉnh từ Bình Định đến TP. Hồ Chí Minh, số điện thoại 0918679225.
Cục Đường sắt Việt Nam đề nghị Ban An toàn giao thông các tỉnh/thành phố có đường sắt đi qua tăng cường kiểm tra đôn đốc các hãng taxi, các chủ doanh nghiệp có sử dụng lái xe, phương tiện cơ giới tham gia giao thông nâng cao trình độ, kỹ năng lái xe, điều khiển phương tiện giao thông khi đi qua điểm giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt.
Cùng đó rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời biển báo hiệu đường bộ còn thiếu, mất, hỏng tại các đường ngang do địa phương quản lý; Xây dựng vạch dừng, gồ, gờ giảm tốc trên phần đường bộ do địa phương quản lý tại các vị trí giao cắt giữa đường bộ - đường sắt có nguy cơ xảy ra tai nạn cao. Tổ chức cảnh giới, chốt gác ATGT tại các lối đi tự mở có nguy cơ mất an toàn cao chưa thể rào, đóng được.
Tăng cường lực lượng công an, thanh tra giao thông và đơn vị chức năng đảm bảo an ninh, trật tự tại các nhà ga có lưu lượng hành khách đi tàu đông; Tăng cường công tác phòng chống khủng bố, phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại; Kiểm soát xếp hàng vượt tải trọng xếp hàng lên phương tiện giao thông trong phạm vi ga đường sắt.
Đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam , Cục Đường sắt Việt Nam yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm ATGT đường sắt, đảm bảo chất lượng sửa chữa, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt; Hạn chế thấp nhất các tai nạn, sự cố xảy ra do chủ quan.
Phối hợp với các chính quyền địa phương giải tỏa tầm nhìn, thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT đường sắt tại các lối đi tự mở, hành lang ATGT đường sắt bị lấn chiếm. Bố trí lực lượng, phương tiện thường trực để kịp thời giải quyết sự cố, tai nạn khi xảy ra nhằm khôi phục giao thông đường sắt nhanh nhất.
Đặc biệt tăng cường kiểm tra, quản lý, giám sát chặt chẽ nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong việc chấp hành các quy chuẩn, qui tắc, quy trình tác nghiệp kỹ thuật, nhất là của lực lượng nhân viên gác đường ngang, trực tại các điểm cảnh giới, chốt gác. Xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm để xảy ra tai nạn chạy tàu do chủ quan gây ra.