Chuyên mục


Cảnh sát giao thông được hóa trang xử lý vi phạm

12/09/2023 15:05 (GMT +7)

Theo Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 15/9, cảnh sát giao thông (CSGT) được bố trí một tổ cán bộ hóa trang (mặc thường phục), phối hợp với lực lượng công khai để tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. 

Theo đó, tổ cảnh sát giao thông được bố trí một bộ phận cán bộ hóa trang (mặc thường phục), phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn được phân công.

Bắt đầu từ ngày 15/9, cảnh sát giao thông sẽ được bố trí cán bộ hóa trang để phối hợp xử lý vi phạm giao thông.

Bắt đầu từ ngày 15/9, cảnh sát giao thông sẽ được bố trí cán bộ hóa trang để phối hợp xử lý vi phạm giao thông.

Các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, gồm: Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tình hình an ninh trật tự (ANTT) hoặc trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đường bộ phức tạp. 

Thông tư nêu rõ, CSGT hóa trang phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền ban hành. Nội dung kế hoạch cần nêu rõ phương pháp thực hiện; lực lượng; trang phục; phương thức liên lạc, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật khác được sử dụng.

Ngoài ra, bộ phận cán bộ hoá trang và bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai trong tổ CSGT phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật.

Về thẩm quyền, Cục trưởng Cục CSGT, giám đốc công an cấp tỉnh; trưởng phòng hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; trưởng phòng CSGT, trưởng công an cấp huyện quyết định việc mặc cảnh phục, mặc thường phục khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang.

Quy trình thực thi nhiệm vụ khi hóa trang của CSGT, Thông tư 32/2023 quy định khi tuần tra kiểm soát, bộ phận cán bộ hóa trang có nhiệm vụ trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự ATGT.

Phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác. Khi phát hiện vi phạm, họ phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy định.

Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ hay ANTT xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, làm thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông, cán bộ hóa trang sử dụng giấy chứng minh công an nhân dân để thông báo, vận động nhân dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.

Sau đó, bộ phận hóa trang thông báo và phối hợp với lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm, hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định.

Về điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền  ban hành. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện; lực lượng; trang phục; phương thức liên lạc, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật khác được sử dụng để tuần tra, kiểm soát.

Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Trưởng Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện  quyết định việc mặc trang phục Cảnh sát, mặc thường phục khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang.

Bộ phận cán bộ hoá trang và bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai trong Tổ Cảnh sát giao thông phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật.

Bộ phận cán bộ hóa trang có nhiệm vụ trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác; khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy định./.

Trang Anh
21.000 “ma men” bị phát hiện trong kỳ Lễ
Trong 5 ngày nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, CSGT toàn quốc đã xử lý hơn 77.000 trường hợp trong đó có hơn 21.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn, nhồi nhét quá 31 người
Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 vừa phát hiện một xe khách nhồi nhét quá 31 người, tài xế phương tiện vi phạm nồng độ cồn.

Sơn La: Va chạm với xe đầu kéo, người đàn ông đi xe máy tử vong
Vụ tai nạn nghiêm trọng trên vừa xảy ra trên Quốc lộ 6, đoạn qua huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La khiến người điều khiển xe máy tử vong tại chỗ.

Thêm 61 vụ tai nạn giao thông
Ngày nghỉ Lễ thứ 4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, trong đó có 2 vụ tai nạn nghiêm trọng.

Tạm giữ hơn 6.000 phương tiện trong ngày thứ 3 nghỉ lễ 30/4
Trong ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 15.541 trường hợp, tạm giữ hơn 6.000 phương tiện.

Vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông châm lửa đốt xe máy
Bị tổ công tác phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,048 mg/l, ông T. ký vào biên bản sau đó leo lên thùng xe ô tô của CSGT rồi châm lửa, đốt xe máy.

Bắc Giang tăng cường bảo đảm TTATGT trong dịp nghỉ lễ
Lực lượng CSGT Công an tỉnh Bắc Giang tăng cường bảo đảm TTATGT trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024, ngay ngày đầu ra quân đã xử lý 331 trường hợp vi phạm.