Chuyên mục


Cảng quốc tế Long An được làm hàng quá cảnh

15/09/2023 08:09 (GMT +7)

Bộ GTVT cũng lưu ý, với trường hợp bến cảng quốc tế Long An - thuộc khu bến Cần Giuộc tiếp nhận tàu biển, phương tiện thủy nội địa của Việt Nam, phương tiện thủy của Campuchia thực hiện các dịch vụ hàng hóa quá cảnh, xuất nhập khẩu... qua Campuchia và ngược lại, sẽ cần phải tuân thủ những quy định khác.

Bộ GTVT vừa có văn bản số 10092/BGTVT-KHĐT gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An trả lời kiến nghị cử tri đề nghị Bộ xem xét cập nhật Cảng quốc tế Long An vào danh sách các cảng làm hàng quá cảnh.

Bộ GTVT cho biết, các cầu cảng thuộc bến cảng quốc tế Long An được Cục Hàng hải Việt Nam công bố mở tại các Quyết định: số 1453/QĐ-CHHVN ngày 30/9/2016, số 1364/QĐ-CHHVN ngày 15/09/2020.

Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật hàng hải Việt Nam, cảng biển có chức năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng; cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách; cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng; đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển.

Cảng quốc tế Long An được tiếp chuyển hàng quá cảnh cho Campuchia

Cảng quốc tế Long An được tiếp chuyển hàng quá cảnh cho Campuchia

Theo nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021, khu bến Cần Giuộc Cảng biển Long An có phạm vi từ hạ lưu kênh Lộ đến ngã ba sông Cần Giuộc và sông Cần Giuộc có chức năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An và vùng phụ cận, có bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí, tiếp nhận tàu có trọng tải đến 70.000 tấn hoặc lớn hơn phù hợp với điều kiện khai thác của tuyến luồng hàng hải.

Do đó, theo quy hoạch được phê duyệt và các quy định của pháp luật về hàng hải, bến cảng quốc tế Long An - thuộc khu bến Cần Giuộc được phép tiếp nhận các tàu biển trong nước và nước ngoài để thực hiện các dịch vụ hàng hóa phù hợp với quy hoạch cảng biển được phê duyệt và công bố cụ thể đối với bến cảng, không hạn chế về thị trường tiếp cận của hàng hóa, không hạn chế hàng quá cảnh, hàng nội địa hay hàng xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, với trường hợp bến cảng quốc tế Long An - thuộc khu bến Cần Giuộc tiếp nhận tàu biển, phương tiện thủy nội địa của Việt Nam, phương tiện thủy của Campuchia thực hiện các dịch vụ hàng hóa quá cảnh, xuất nhập khẩu... qua Campuchia và ngược lại, sẽ cần phải tuân thủ những quy định khác.

Cần phải tuân thủ quy định tại Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy và Thông tư số 13/2023/TT-BGTVT ngày 30/6/2023 của Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy.

Được biết, Cảng quốc tế Long An có diện tích 147ha, thuộc xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An. Dự án này nằm trong dự án tổng thể gần 2.000ha gồm cụm cảng quốc tế Long An, Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An, Trung tâm dịch vụ logistics, khu đô thị cảng quốc tế Long An.

Tháng 6 vừa qua chính thức hợp long 7 cầu Cảng - Cảng quốc tế Long An; khai trương dịch vụ khai thác hàng container. Tổng chiều dài từ cầu cảng số 1 đến cầu cảng số 7 là 1.670m.

Hiện, cảng tiếp nhận tàu tải trọng lên đến 70.000 DWT. Hàng hóa thông qua cảng đạt lần lượt của năm 2021, 2022 là 2 triệu và 2,2 triệu tấn, chuyên khai thác hàng container và các mặt hàng truyền thống như hàng nông thủy sản, phân bón, sắt thép, thiết bị máy móc, các mặt hàng siêu trường, siêu trọng.

Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, Cảng Quốc tế Long An thực hiện các thủ tục mở rộng quy mô 10 cầu cảng, trong đó có 1 cầu cảng chuyên khai thác hàng lỏng/khí hóa lỏng, 3 bến phao neo đậu tàu, một trung tâm đón tàu du lịch cỡ lớn, đón khách du lịch trong nước và quốc tế. Khi hoàn thành, cảng có chiều dài liên tục bờ cảng lớn nhất Việt Nam, 2.368m và tiếp nhận tàu tải trọng lên đến 100.000 DWT.

Kim Khánh
Danata sẵn sàng chặng đường triển vọng
Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Đà Nẵng (Danata) vừa tổ chức Lễ ra mắt Ban chấp hành mới nhiệm kỳ 2021-2026 và kết nạp thêm 19 hội viên mới, nâng tổng số thành viên Hiệp hội lên gần 70 doanh nghiệp.

Kiểm tra khoản lãi của Hanoi Metro
Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 được công bố gần đây, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã đạt lợi nhuận sau thuế hơn 13,1 tỷ đồng, tăng gấp gần 6 lần so với năm 2022.

Cần Thơ thông xe 2 cây cầu trăm tỷ
Sở Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ vừa tổ chức Lễ khánh thành cầu Cờ Đỏ và cầu Tây Đô với tổng kinh phí đầu tư gần 360 tỷ đồng.

Vietnam Airlines vào top khu vực về chuẩn giờ bay
Theo báo cáo mới nhất của Cirium, tổ chức phân tích dữ liệu hàng không uy tín hàng đầu thế giới, Vietnam Airlines đã lọt vào top 5 hãng hàng không có tỷ lệ đúng giờ cao nhất châu Á - Thái Bình Dương trong tháng 4/2024.

Gần 5.000 tỷ đồng mở rộng nhà ga quốc tế T2 Nội Bài
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam vừa khởi công dự án mở rộng Nhà ga T2 - Cảng HKQT Nội Bài trị giá gần 5.000 tỷ đồng nhằm giảm tải và nâng cao chất lượng dịch vụ của sân bay quan trọng bậc nhất này.

Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam và Hiệp hội vận tải container Thẩm Quyến tăng cường quan hệ hợp tác
Ngày 18/5, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam và Hiệp hội vận tải container Thẩm Quyến đã tổ chức Hội nghị giao lưu tại Hà Nội. Sự kiện này nhằm tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp thành viên của hai hiệp hội.

Công bố báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023 với nhiều nội dung mới
Sáng 16/5, Bộ Công Thương công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023 với nhiều nội dung mới.