Chuyên mục


Cần Thơ cần đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ

13/05/2024 16:27 (GMT +7)

Đây là một trong những nội dung quan trọng được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Ô Môn trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ đã có buổi tiếp xúc cử tri tại quận Ô Môn trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cùng tham dự còn có các đại biểu Quốc hội, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương và địa phương.

Tại buổi tiếp xúc, Đoàn đại biểu Quốc hội đã thông báo dự kiến chương trình kỳ họp thứ 7, trong đó Quốc hội sẽ thực hiện các chức năng quan trọng về lập pháp, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao. Cử tri cũng đã nêu nhiều vấn đề quan tâm như đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, thanh toán điện tử trong chi trả chính sách, môi trường, xâm nhập mặn, hạn hán, sạt lở và đề nghị Chính phủ, các bộ ngành có giải pháp.

Thủ tướng lưu ý Cần Thơ tập trung thực hiện '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

Thủ tướng lưu ý Cần Thơ tập trung thực hiện "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh"

Thủ tướng và lãnh đạo TP Cần Thơ đã giải đáp cụ thể từng vấn đề. Đối với dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và thi công các dự án giao thông trọng điểm, nhất là các tuyến cao tốc. Khi xảy ra tình trạng thiếu vật liệu xây dựng, địa phương cần phối hợp với Chính phủ để tháo gỡ khó khăn kịp thời.

Về vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ đã đầu tư 4000 tỷ đồng trong năm qua, triển khai các công trình thủy lợi, đê kè, cống ngăn mặn để chủ động ứng phó, bảo vệ đời sống nhân dân và sản xuất nông nghiệp. Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án tổng thể về vấn đề này và tiếp tục bố trí nguồn lực thực hiện.

Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Cần Thơ trong phát triển kinh tế xã hội thời gian qua. Tình hình kinh tế xã hội cả nước trong 4 tháng đầu năm 2024 cũng đạt nhiều kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực như tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, phát triển hạ tầng, an sinh xã hội, đời sống người dân, quốc phòng an ninh, đối ngoại... Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao triển vọng phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn không ít khó khăn, tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Thủ tướng chỉ ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện như: Ưu tiên tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phát triển các động lực tăng trưởng mới; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, hoàn thiện hệ thống hạ tầng chiến lược; phát triển mạnh công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và các thị trường; chú trọng phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng; tăng cường quốc phòng an ninh; mở rộng và nâng cao hiệu quả đối ngoại, hội nhập quốc tế...

Đối với TP Cần Thơ, Thủ tướng đề nghị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hoá và triển khai thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cần Thơ phải phát huy cao độ truyền thống văn hoá, cách mạng và những tiềm năng, lợi thế rất đặc biệt, khác biệt so với nhiều địa phương khác như vị trí chiến lược ở trung tâm vùng ĐBSCL, đầu mối giao thông quan trọng, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào... để tạo ra sức bật và động lực mới cho phát triển.

Bên cạnh đó, thành phố cần chủ động nhận diện, đánh giá đúng và có giải pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn, hạn chế, yếu kém còn tồn tại; khai thác tối đa cơ hội nảy sinh từ hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chủ động đối phó, thích ứng an toàn, linh hoạt với những thách thức từ thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu...

Thủ tướng nhấn mạnh Cần Thơ cần tập trung thực hiện "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh", cụ thể:

1 trọng tâm là tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển, nhất là nguồn lực con người, tài nguyên, vốn đầu tư, khoa học công nghệ. Đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ cả các động lực tăng trưởng truyền thống như xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, và các động lực tăng trưởng mới dựa trên đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...

2 tăng cường bao gồm: Một là tăng cường đầu tư để phát triển con người toàn diện, đặc biệt chú trọng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát triển nhân tài đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Hai là tăng cường liên kết vùng, kết nối với các địa phương trong nước và quốc tế, huy động sức mạnh tổng hợp để tạo không gian phát triển mới.

3 đẩy mạnh gồm: Thứ nhất là đẩy mạnh thu hút đầu tư để hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng số, hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu.Thứ hai là đẩy mạnh phát triển công nghiệp với trọng tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với xây dựng các chuỗi giá trị, tham gia sâu vào mạng sản xuất và cung ứng toàn cầu. Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp xanh, công nghiệp văn hoá, công nghệ cao. Thứ ba là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế và của từng sản phẩm, dịch vụ chủ lực.

Thủ tướng cũng lưu ý Cần Thơ cần phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp, tiềm năng về du lịch; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng thương hiệu.

Bên cạnh đó, phải quy hoạch phát triển du lịch một cách bài bản, chuyên nghiệp; chú trọng phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch MICE, mua sắm, ẩm thực, du lịch nông nghiệp... tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hoá sông nước miền Tây.

Theo Báo Điện tử Chính phủ
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam
Trân trọng giới thiệu bài viết của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng...

Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
Khi được biết thông tin rất đau buồn từ Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương về việc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến đã từ trần, tôi ngồi lặng đi, buồn thương, tiếc nuối, kính trọng, xót xa.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, ngọn cờ lý luận của Đảng, người học trò xuất sắc không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trao tặng Huân chương Sao Vàng
Bộ Chính trị đã có quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hà Nội phải đi đầu trong phát triển số hoá
Thủ tướng chỉ đạo Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.

Quyết tâm hoàn thành khoảng 1.200 km cao tốc cho ĐBSCL
Kiểm tra công trường tuyến cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm có khoảng 1.200 km cao tốc theo quy hoạch và cơ bản giải quyết vấn đề giao thông cho vùng.