Chuyên mục


Cần chính sách đặc thù để mở không gian ngầm

13/07/2023 12:18 (GMT +7)

Nhu cầu khai thác, sử dụng không gian ngầm tại các đô thị ngày càng trở nên cần thiết trong bối cảnh đang có nhiều áp lực, bức xúc về hạ tầng đô thị hiện nay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để không gian ngầm được mở rộng, phát huy hiệu quả thì cần thêm các giải pháp, chính sách đặc thù.

Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực để phát triển các hạng mục ngầm nhằm giải bài toán giao thông đô thị điển hình là Hầm chui Lê Văn Lương

Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực để phát triển các hạng mục ngầm nhằm giải bài toán giao thông đô thị điển hình là Hầm chui Lê Văn Lương

Mở ra không gian phát triển mới

Đối với Hà Nội, tại các quy hoạch chung đều đã khẳng định sự cần thiết phát triển không gian ngầm. Từ những năm 2000 đến nay, Hà Nội đã áp dụng và có giải pháp đối với một số công trình nút giao thông ngầm như hầm ngầm Kim Liên, hầm chui Thanh Xuân, hầm chui Trung Hòa, các bãi xe ngầm, tầng hầm tại một số công trình khách sạn, trung tâm thương mại…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những công trình ngầm đã và đang có chỉ là các công trình đơn lẻ mang tính cục bộ, chỉ khai thác cho một mục đích riêng chứ chưa có sự liên kết tổng thể cho cả khu vực hay một đô thị.

KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, trước đây Hà Nội đã có những dự án bãi đỗ xe ngầm như: Vườn hoa hàng Đậu, Công viên Thống Nhất, Khu Thể thao Quần Ngựa, Công viên Thủ Lệ, Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Xô, Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội… nhưng đều không thực hiện được do có nhiều vướng mắc.

Từ kinh nghiệm và xu thế của thế giới, từ mục tiêu khai thác tài nguyên, đặc biệt từ hiện trạng phát triển ngầm, đã đến lúc Hà Nội cần xem xét chú trọng đẩy mạnh công tác quy hoạch ngầm để phát triển một cách bài bản, đồng bộ

Thời gian gần đây, Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực để phát triển các hạng mục ngầm nhằm giải bài toán giao thông đô thị. Trong đó, có thể kể đến các công trình hầm chui kết nối vùng, mở ra không gian phát triển mới cho các khu vực vốn bị chia cắt trên địa bàn Thủ đô.

Đơn cử, hầm chui Lê Văn Lương-Khuất Duy Tiến với vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng đã thông xe từ cuối năm 2022. Đây là một trong 6 dự án giao thông trọng điểm của TP. Hà Nội. Hầm chui có tổng chiều dài gần 500m đi vào hoạt động đã góp phần giảm tải ùn tắc cho khu vực phía Tây Nam Hà Nội.

Cùng với các công trình hầm chui, Hà Nội cũng đang xây dựng các tuyến đường sắt đô thị với nhiều đoạn chạy ngầm dưới lòng đất, theo đó sẽ có nhiều ga ngầm được xây dựng để phục vụ vận hành tuyến và kinh doanh thương mại sau này.

TP. Hà Nội cũng đang tăng cường thực hiện các công trình bãi đỗ xe ngầm. Trong Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm TP. Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050 (được phê duyệt tháng 3/2022), Hà Nội thông qua việc xây dựng 78 bãi đậu xe ngầm ở khu vực 4 quận nội đô là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, các công trình bãi đậu xe ngầm được quy hoạch xây dựng tối đa 5 tầng ngầm.

Cần chính sách pháp luật về không gian ngầm

Phát triển không gian ngầm là xu hướng tất yếu của đô thị hiện đại nhưng hiện chưa có hệ thống pháp luật quy định chi tiết về không gian xây dựng ngầm đô thị. Theo các chuyên gia, để tạo cơ sở pháp lý, Luật Đất đai (sửa đổi) cần làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, trong đó có việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm…

Theo KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội, Luật Đất đai (sửa đổi) cần quy định cụ thể hơn, bởi đây sẽ là cơ sở để ra đời các thông tư, nghị định liên quan đến quản lý kỹ thuật. Bộ Xây dựng cần tham gia vào, bởi đây không chỉ riêng là vấn đề của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

PGS.TS Đào Viết Đoàn (Đại học Mỏ-Địa chất) cho hay, để phát triển không gian ngầm đô thị cũng cần ưu tiên nhanh chóng hoàn thiện thể chế chính sách, xây dựng pháp luật về khai thác phát triển không gian ngầm, bảo đảm tính đồng bộ với hệ thống pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch... Ban hành các văn bản về quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến quy hoạch, thi công, khai thác sử dụng không gian ngầm.

Đồng thời xây dựng các quy định về cơ chế tài chính để tạo kinh phí duy trì, duy tu vận hành, đặc biệt với các khu vực không gian ngầm công cộng. Quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khi cùng khai thác không gian ngầm thành phố; xây dựng cơ chế chính sách, quy định về bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng thu hồi đất một cách thỏa đáng…

Cùng chung quan điểm, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho hay, quy hoạch ngầm là điều rất quan trọng cũng giống như trên mặt đất. Từ trên mặt đất và lòng đất phải có quy hoạch với nhau. Từ đó mới có thể phát triển đồng đều được.

Tại Hà Nội, nếu không có quy hoạch ngầm, sau này sẽ rất khó khăn cho vấn đề xây dựng, mặt khác, vấn đề ách tắc giao thông, chúng ta cũng mới chỉ tính bề nổi, chưa tính phía dưới. Ở các nước tiên tiến trên thế giới, họ có cả hệ thống tàu điện ngầm phía dưới nên chỉ chui lên mặt đất là vào được các khu đô thị, quảng trường, công viên, trường học, nhà ga,… Điều đó cho thấy, đô thị ngầm là rất quan trọng. Chính phủ cần phải triển khai, xây dựng hệ thống cơ sở pháp luật liên quan đến quy hoạch ngầm và quản lý quy hoạch ngầm.

Theo Báo Điện tử Chính phủ
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Thị trưởng Lima và nhận Chìa khoá biểu tượng thành phố
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Peru ngày 14/11 vừa qua, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Thị trưởng thành phố Lima Rafael Lopez Aliaga.

Phấn đấu hoàn thành toàn bộ 15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Kiên trì các mục tiêu đề ra, phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7% và hoàn thành toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển KT-XH của năm 2024.

Khẩn trương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 518/TB-VPCP ngày 11/11/2024 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại các cuộc họp rà soát dự thảo các Nghị định, Quyết định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ.

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu
Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây.

Nâng tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới: Giảm ô nhiễm môi trường, ngăn công nghệ lạc hậu
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp với Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp (Quyết định về tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới).

Phải thay đổi nhận thức, hành vi người tham gia giao thông
Đây là yêu cầu được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại cuộc họp vừa qua với các Bộ, ngành và 15 tỉnh, thành phố về hoàn thiện dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc
Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn.