Chuyên mục


Bức tranh đa sắc ngành logistics 2022

28/11/2022 13:03 (GMT +7)

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022 lần thứ 10 được Bộ Công thương tổ chức với mục đích đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics; đồng thời cũng là nơi đối thoại, cập nhật thông tin về những vấn đề quan trọng, cấp thiết của dịch vụ logistics tại Việt Nam và thế giới.

Sự kiện năm nay diễn ra trong bối cảnh có nhiều đặc điểm mới như tăng trưởng toàn cầu chậm lại và lạm phát gia tăng ở nhiều thị trường trên thế giới, Việt Nam cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP đòi hỏi doanh nghiệp phải tiếp tục nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh.

Trong khuôn khổ diễn đàn, rất nhiều cuộc thảo luận đã được diễn ra, chúng ta cùng nhìn lại bức tranh toàn cảnh của Logistics toàn cầu trong năm 2022

Trong khuôn khổ diễn đàn, rất nhiều cuộc thảo luận đã được diễn ra, chúng ta cùng nhìn lại bức tranh toàn cảnh của Logistics toàn cầu trong năm 2022

Thị trường container toàn cầu duy trì mức lợi nhuận cao, nhưng đang có dấu hiệu suy yếu

Sau hai năm với các mức tăng trưởng kỷ lục trong giai đoạn 2020 - 2021, thị trường container toàn cầu đang có dấu hiệu suy yếu nhất định. Theo thống kê, khối lượng container lượt đi, lượt về và trong khu vực đều chứng kiến xu hướng giảm so với năm 2021. Trong đó, khối lượng container vào châu Đại Dương và châu Âu đã có dấu hiệu giảm nhẹ kể từ tháng 3 năm nay. Khối lượng container vào thị trường Bắc Mỹ vẫn duy trì mức tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đang chậm lại. Bên cạnh đó, mức cước vận tải hàng hóa bằng container của Thượng Hải (CCFI) đã cho thấy mức giảm trung bình 30% so với năm 2021.

Xu hướng này dự kiến có thể tiếp tục kéo dài trong những tháng cuối năm, khi người tiêu dùng đang có xu hướng đổ tiền vào dịch vụ thay vì hàng hóa như thời kỳ dịch bệnh. Ngoài ra, lượng hàng tồn kho ở các thị trường Hoa Kỳ, châu Âu cũng duy trì ở mức cao, điều này có thể khiến khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng container trong thời gian tới chững lại.

Các hãng tàu nỗ lực xanh hóa logistics

Dịch COVID-19 đã đem lại cho các hãng tàu biển khoản lợi nhuận khổng lồ. Nắm bắt xu hướng thương mại đường biển đang trên đà phát triển, các hãng tàu cạnh tranh gay gắt trong chiến lược cải thiện năng lực chuyên chở, không ngừng bổ sung nâng cấp đội tàu và triển khai các tuyến vận tải mới, theo hướng logistics xanh.

Đáng chú ý, hầu hết các hãng tàu đều có xu hướng đặt trước những tàu vận hành bằng nhiên liệu khí hóa lỏng (LNG), đây là một phần chiến lược đạt mục tiêu mức phát thải khí nhà kính ròng bằng không vào năm 2050.

Container cầu vồng, biểu tưởng của văn hóa đa dạng, bình đẳng và hội nhập đã cập Cảng Hải Phòng vào tháng 9/2022

Container cầu vồng, biểu tưởng của văn hóa đa dạng, bình đẳng và hội nhập đã cập Cảng Hải Phòng vào tháng 9/2022

Cụ thể vào giữa tháng 7/2022, HMM - hãng tàu lớn của Hàn Quốc đã ra thông báo dành một phần trong khoản đầu tư 11 tỷ USD của mình để bổ sung đội tàu mới. Hay MSC cũng vừa đặt 20 tàu container có công suất từ 8.000 - 11.000 TEU từ New Times Shipbuilding, tất cả đội tàu này đều được vận hành bởi khí hóa lỏng từ cuối tháng 6/2022.

Hãng tàu CMA CGM cũng không ngoại lệ khi bổ sung 6 tàu chạy bằng nhiên liệu methanol kép, với công suất 15.000 TEU vào đội tàu CMA CGM vào cuối năm 2025.

Xu hướng dịch vụ logistics tích hợp

Vận chuyển hàng không đang là thị trường hấp dẫn đối với các hãng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đặc biệt trong bối cảnh dịch vụ logistics tích hợp đang là xu hướng. Maersk Lines - hãng vận tải container lớn nhất thế giới, đã khai trương bộ phận vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không vào tháng 4/2022. Hiện hãng tàu có đội bay gồm 15 máy bay.

Hãng tàu container CMA CGM của Pháp, hãng vận tải đường biển lớn thứ ba thế giới đã bắt đầu kinh doanh vận tải hàng không vào tháng 3/2021 và sẽ có 12 máy bay hoạt động vào năm 2026, CMA CGM đã ký thỏa thuận với Air France - KLM vào tháng 5 để chia sẻ không gian vận chuyển hàng hóa và cho biết sẽ mua 9% cổ phần của hãng hàng không này.

Maersk Lines dự kiến sẽ nhận 7 chiếc Boeing 767 (3 chiếc đang mua và 4 chiếc cho thuê) vào khoảng đầu tháng 11/2022. Maersk cũng sẽ mua thêm hai chiếc Boeing 777, dự kiến giao hàng vào năm 2024. Máy bay sẽ bay từ châu Á đến Hoa Kỳ và các đường bay Á - Âu. Công ty cũng đã mua lại công ty giao nhận hàng hóa Senator International vào năm ngoái.

Logistics tích hợp đang trở thành xu thế trong tương lai

Logistics tích hợp đang trở thành xu thế trong tương lai

Chính sách Zero - COVID với hoạt động vận tải tại khu vực Đông Á

Chính sách Zero - Covid là chính sách chống dịch quan trọng và xuyên suốt của Trung Quốc trong những năm 2021 – 2022, việc áp dụng chính sách này của Thương Hải vào hồi tháng 5 dẫn đến thành phố Cảng quan trọng này bị phong tỏa và các hoạt động khai thác logistics khác bị gián đoạn nghiêm trọng.

Lý do khiến cho đợt phong tỏa Thượng Hải lần này có tác động mạnh đến thế giới chính là sự phá vỡ tính liên tục trong hoạt động khai thác dịch vụ vận tải biển và lưu chuyển container, vốn rất khó khăn mới có thể trở lại nhịp độ sau hai năm dịch bệnh căng thẳng. Kể từ lúc Thượng Hải bước vào đợt phong tỏa, hoạt động vận tải bị gián đoạn nghiêm trọng. Thời gian đợi hàng hóa hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu bị đình trệ.

Ngoài ra, việc Thượng Hải bị phong tỏa cũng ảnh hưởng nặng nề đến dòng luân chuyển container rỗng. Với việc Trung Quốc là công xưởng của thế giới, lượng container rỗng tập kết ở khu vực Thượng Hải là rất lớn cho nhu cầu xuất khẩu. Khi Thượng Hải bị phong tỏa, đồng nghĩa với việc lượng container rỗng không thể được giải phóng, dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng container cho các cảng trung chuyển và nhập khẩu khác.

Bên cạnh vận tải biển, hoạt động hàng không cũng bị gián đoạn do các sân bay không thể vận hành hết với 100% công suất. Các chuyến bay vận tải hàng hóa đến và đi từ Thượng Hải và rất nhiều sân bay khác tại Trung Quốc bị gián đoạn, đẩy giá cước vận tải hàng không tăng vọt.

Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong ngành logistics

Kể từ sau khi dịch COVID-19 diễn ra, xu hướng chuyển đổi số ngày càng trở nên phổ biến và được đẩy mạnh. Đặc biệt, trong ngành logistics, công nghệ không chỉ dừng lại với “track & trace” - kiểm soát và theo dõi mà nhiều doanh nghiệp đang tìm cách hiển thị cả chuỗi cung ứng của mình.

Theo khảo sát của Alloy Techonologies, 92% giám đốc điều hành công ty logistics cho rằng khả năng quản trị chuỗi cung ứng là yếu tố quan trọng để thành công. Tuy nhiên, chỉ có 27% trong số đó tìm ra cách chuyển đổi số thành công cho doanh nghiệp của mình. Điều này cho thấy, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của ngành logistics, nhưng không phải tất cả các công ty đều có khả năng chuyển đổi số thành công.

Vân Lam
Tags:
Tân Cảng 128 mở dịch vụ chuyển tải bằng đường thủy nội địa
Sáng ngày 17/4/2024, tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức Buổi làm việc giới thiệu về “Giải pháp vận tải đường thuỷ của Tân Cảng Sài Gòn tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng”.

Quảng Nam đề xuất phương án đầu tư QL.14D
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện hồ sơ, thủ tục đầu tư và sớm triển khai đầu tư xây dựng dự án nâng cấp, cải tạo QL14D theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động lấn biển, có hiệu lực từ ngày 16/4/2024.

Thay đổi thú vị về ô tô và xe máy trong hơn một thập kỷ qua
Theo Báo cáo “Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2022” của Tổng cục Thống kê, tình hình ô tô và xe máy tại Việt Nam qua hơn 1 thập kỷ đã có nhiều thay đổi thú vị.

Hà Nội: Tìm nhà thầu xây cầu vượt nút giao Đường tỉnh 427 với Quốc lộ 1A
Dự án cầu vượt nút giao Đường tỉnh 427 với Quốc lộ 1A hoàn chỉnh hướng tuyến mới của đường 427 theo quy hoạch, giúp kết nối với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ một cách thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Chấn chỉnh công tác quản lý vận tải ô tô tại địa phương
Thanh tra Bộ GTVT vừa báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch 12882 ngày 14/11/2023 của Bộ GTVT về kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Cứ mỗi phút có 5 chiếc xe máy được mua
Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, lượng xe máy mới bán ra trong quý I năm 2024 đạt trên 603.000 chiếc, giảm gần 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.