Chuyên mục


Bảo đảm cho nông nghiệp Bắc Giang phát triển bền vững

30/07/2022 12:45 (GMT +7)

Tỉnh Bắc Giang đã xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.

Theo đó, Bắc Giang phát triển chăn nuôi theo hướng tăng số lượng đầu con hợp lý, ưu tiên phát triển những vật nuôi chủ lực như lợn, gà. Các địa phương chuyển dịch mạnh chăn nuôi quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, xa khu dân cư, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm an toàn sinh học, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường, liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, nhằm ổn định thị trường, nâng cao giá trị gia tăng. Cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ lệ đàn lợn, gà, tỷ lệ đàn lợn nái ngoại, nái lai chiếm trên 90% tổng đàn. Bắc Giang cũng hình thành và duy trì một số vùng chăn nuôi tập trung, giữ vững được thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” với quy mô tổng đàn thường xuyên duy trì từ 3-4 triệu con.

Bắc Giang đã rà soát và định hướng vùng sản xuất tập trung đến năm 2030 có 21 vùng lợn và 31 vùng gà theo Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh không xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm.

Bắc Giang phát triển chăn nuôi theo hướng tăng số lượng đầu con hợp lý, ưu tiên phát triển những vật nuôi chủ lực như lợn, gà.

Bắc Giang phát triển chăn nuôi theo hướng tăng số lượng đầu con hợp lý, ưu tiên phát triển những vật nuôi chủ lực như lợn, gà.

Bắc Giang có tổng diện tích mặt nước hơn 23 nghìn ha, gồm các loại hình đa dạng như ao hồ nhỏ, ruộng trũng, hồ chứa thủy lợi và sông suối… trong đó diện tích nuôi thủy sản hằng năm trên 12 nghìn ha. Nhiều địa phương trong tỉnh đã hình thành các vùng nuôi tập trung theo mô hình trang trại nuôi thủy sản thâm canh có hiệu quả kinh tế cao.

Trong quá trình triển khai Chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2035, tỉnh Bắc Giang rất cần cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Đồng thời việc kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cơ sở cũng cần sớm được ban hành, hướng dẫn thống nhất.

Các chuyên gia cho rằng, để triển khai kế hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2045, Bắc Giang cần coi trọng công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, xây dựng chuỗi chăn nuôi an toàn dịch bệnh và quản lý  chặt chẽ hoạt động thủy sản. Bắc Giang cũng nên tính toán mật độ chăn nuôi phù hợp, xây dựng phương án chăn nuôi dài hạn, bền vững.

Năng suất lúa vụ chiêm xuân ước đạt 60,5 tạ/ha.

Năng suất lúa vụ chiêm xuân ước đạt 60,5 tạ/ha.

Để làm được điều này, tỉnh cần kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy, cơ sở giết mổ, chế biến tập trung để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm chăn nuôi. Bên cạnh đó, Bắc Giang phải tăng cường áp dụng công nghệ sản xuất thủy sản tiên tiến để nâng chất lượng, đồng thời xây dựng, đăng ký truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ.

Cũng theo các chuyên gia, Bắc Giang cần sớm kiện toàn lại hệ thống thú y cấp huyện để phục vụ công tác phòng, chống dịch trên đàn vật nuôi bởi tỉnh có tổng đàn, quy mô chăn nuôi lớn, trong khi dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào.Về khuyến nông, Bắc Giang cần phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng cây dược liệu, cây đặc sản, như: xây dựng các điểm ấp, nở con giống gia cầm quy mô lớn; trồng cây đinh lăng; sâm nam núi Dành; trám đen…

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương khẳng định, Bắc Giang luôn coi nông nghiệp là thế mạnh; coi trọng công tác chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với các mô hình nông nghiệp tuần hoàn, xây dựng các mô hình sản xuất lớn để xuất khẩu.

Empty

Cũng theo ông Lê Ánh Dương, hiện Bắc Giang đang tập trung vào sản xuất các sản phẩm thế mạnh như: Vải thiều, cam, bưởi, kinh tế rừng. Tỉnh đã nghiên cứu, ứng dụng, đưa các loại cây lâm nghiệp có năng suất, giá trị kinh tế cao vào trồng rừng bền vững, chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tăng cường khâu chế biến để tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản.

Bắc Giang chú trọng phát triển sản phẩm chăn nuôi cấp tỉnh là gà và lợn, gắn với phát triển vùng chăn nuôi gà tại các huyện Yên Thế và Sơn Động; chăn nuôi lợn tập trung tại các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa. Khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất con giống bảo đảm chất lượng, an toàn dịch bệnh để cung ứng cho các trang trại. Đồng thời thu hút và quản lý giết mổ nhằm đưa sản phẩm sạch, an toàn ra thị trường.

Thanh Tuyền
TT.Huế tập trung giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử
Sáng 25/4, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Phan Xuân Thủy - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

VPBank và cách làm thương hiệu độc đáo, gắn với bản sắc địa phương
Cuối tuần vừa qua, người dân tại Cần Thơ vô cùng thích thú khi chứng kiến những chiếc xuồng, xe van và đoàn xe đạp mang thương hiệu VPBank trên sông Cần Thơ và khắp các tuyến phố rực rỡ sắc màu.

Chuyện 'thủng quỹ' 53 tỷ đồng ở Khu di tích Đồng Kỵ
Giải trình với nhân dân Bắc Ninh, ông Dương Văn Hòa (nguyên Trưởng Ban di tích làng Đồng Kỵ) xác nhận đã mượn hơn 48,65 tỷ đồng từ ông Mười để cho 2 người vay!

Hội sách Hải Phòng 2024: Tôn vinh văn hóa đọc
Hội sách Hải Phòng 2024 có sự góp mặt của hơn 20 gian hàng với khoảng 12.000 đầu sách, bao gồm nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng như sách thiếu nhi, sách văn học, văn hóa xã hội, sách kinh tế, khoa học kỹ thuật…

Hà Tĩnh tổ chức kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú
Sáng ngày 17/4, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024).

Sụt lún ở sông Cầu, Bắc Ninh quyết định tháo dỡ 10 ngôi nhà
Để hạn chế tối đa sạt lở diễn ra tại bờ sông Cầu (phường Vạn An) thành phố Bắc Ninh đã bắt đầu tháo dỡ các 7 nhà đã bị sụt lún, 3 nhà lân cận có nguy cơ tiếp tục sụt lún.

Bắc Ninh: Di dời toàn bộ hộ dân trong phạm vi sạt lở bờ sông Cầu
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang nhấn mạnh: “Khẩn trương di dời toàn bộ hộ dân sinh sống trong phạm vi sự cố đến nơi tạm trú an toàn, để tập trung chỉ đạo tháo dỡ các công trình đã bị sạt lở xuống sông”.