Chuyên mục


Ánh sáng nghệ thuật Hội An

23/03/2022 14:28 (GMT +7)

Thế là lần thứ ba tới Hội An, nhưng trong tôi vẫn tràn đầy cảm xúc và niềm hứng khởi khi đặt chân đến khu phố được biết đến như một nơi “lưu giữ hồn xưa” này.

shutterstock_1303493764_huge_reduced

Lại lang thang dạo bước trên con phố nhỏ, lại ngắm nhìn những ngôi nhà cổ vẫn còn bảo tồn nguyên những nét kiến trúc xưa với mái ngói âm dương và bức tường loang màu rêu phong trầm mặc, những hội quán, đền miếu còn lưu giữ những nét văn hóa truyền thống bao đời nay, để cảm nhận cái hồn xưa phố cổ vẫn đang còn mãi trong không gian nơi đây.

Đối với tôi, không có gì thú vị bằng việc lang thang đi bộ trên khu phố cổ cùng bè bạn, rẽ vào hàng này hàng nọ, mua một chút quà mang nét Hội An cho một chuyến đi theo thói quen đến nơi đâu mua một thứ gì đó để ghi nhớ. Và khi hoàng hôn buông xuống, dạo bước trên Chùa Cầu, thả bộ dọc đường bờ sông, rồi ngồi trên thuyền xuôi dòng sông Hoài lững lờ để ngắm con đường lung linh sáng đèn lồng. Một không gian đêm Hội An mờ ảo như trong huyền thoại! 

Như thường lệ mỗi lần đến đây, tôi không lại dừng chân bên những gian hàng bày bán đèn lồng. Thật tuyệt khi được đến tận nơi, nhìn ngắm, sờ tay vào từng chiếc đèn lồng. Đó quả là một thế giới đèn lồng phong phú về kiểu dáng, màu sắc và họa tiết trang trí. Hỏi thăm về kiểu cách, hỏi thăm về cách thức làm đèn, người Hội An cởi mở, mến khách đã kể cho du khách nghe. Mỗi nơi một chút, mỗi người bán một ít cho ta hiểu nhiều hơn, chi tiết hơn về đèn lồng nổi tiếng của Hội An. Hỏi đèn lồng này làm có không? Hầu hết đều trả lời không khó, chỉ tỉ mỉ, chi tiết, chỉ cần cẩn thận khéo tay.

shutterstock_1477602647_huge_reduced

Ðèn lồng ở Hội An có nhiều kích cỡ, nhiều hình thù, từ hình tròn, bát giác, lục giác, hình trái bí, củ tỏi giản đơn đến những chiếc đèn kéo quân, hình rồng, hình con cá với đủ sắc màu… Để làm được một chiếc đèn lồng qua nhiều công đoạn, thao tác. Trước tiên là tre để làm lồng đèn. Đó phải là tre già ngâm với nước muối 10 ngày để chống mối, mọt, sau đó phơi khô, vót mỏng tuỳ theo kích cỡ của từng loại đèn. Tiếp đến là vải bọc lồng đèn. Vải bọc phải là vải xoa hoặc lụa tơ tằm, có độ dai để khi căng không bị rách và thẳng mặt vải. Người thợ căng vải cần có tay nghề cao, kéo thẳng góc ở những đoạn cong. Mỗi kiểu đèn lại phải có khuôn hình, đường trang trí, nét vẽ khác nhau. Để tiện cho người mua có thể mang đi theo, ở Hội An có những đèn lồng xếp thu gọn lại được. Đèn lồng xưa chỉ đốt nến. Đèn lồng bây giờ có loại thắp sáng bằng bóng đèn điện. Đây là việc làm thủ công nên đòi hỏi sự khéo tay hay làm của người thợ. Nhưng cũng chính là hàng thủ công nên đèn lồng sinh động và có vẻ đẹp rất riêng biệt.  

Màu sắc, hình dáng, họa tiết trang trí trên đèn lồng đều có những ý nghĩa tượng trưng khác nhau. Thường thấy nhất là đèn lồng hình tròn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hài hòa, cân đối, sự ấm áp, yên bình và may mắn. Càng ngày các mẫu đèn và chất liệu làm đèn lồng càng phong phú. Đèn lồng Hội An ngày nay, không chỉ phô diễn màu sắc, hình dáng, kích cỡ mà còn được thêu ren tinh xảo gắn biểu tượng các di tích văn hoá, lịch sử ở Hội An, Mỹ Sơn, Huế... hay thêu thư pháp các chữ Song hỷ, Phúc, Lộc, Thọ, Nhân, Tâm... Đã có rất nhiều cơ sở còn thực hiện làm đèn lồng theo yêu cầu kỷ niệm tại chỗ của du khách.

shutterstock_1028020027_huge_reduced

Hỏi đèn lồng có từ bao giờ? Người trẻ lắc đầu không biết, thấy gia đình làm thì làm thôi, thấy bán được thì đến nơi làm đèn mua ra phố bán thôi. Người lớn tuổi nói không rõ lắm, nói mỗi người mỗi kiểu. Đèn lồng xuất hiện tại Hội An khoảng vào cuối thế kỷ 16 khi những người Trung Hoa đầu tiên đến Hội An để trao đổi buôn bán lập nghiệp và định cư lâu dài. Cho đến nay, nghề làm đèn lồng ở Hội An đã có 400 năm tuổi. Theo các cụ cao tuổi ở khu phố cổ, thì đèn lồng đã có mặt trên đất Hội An từ hơn 4 thế kỷ trước, theo chân của những người dân Trung Quốc. Những chiếc đèn lồng mang theo, treo lên suốt ngày đêm trước cửa nhà họ. Theo dân gian truyền lại, ông tổ làm đèn lồng có tên là Xã Đường, nguyên là người chuyên làm đầu lân, lồng đèn cho các dịp lễ hội. Những chiếc đèn lồng cổ xưa, tinh xảo hàng trăm năm tuổi vẫn đang được gìn giữ và trân trọng ở Hội An. Những chiếc đèn lồng cổ này chỉ được trưng ra trong đêm hội hoa đăng. Và lâu dần theo thời gian, những chiếc đèn lồng đã gắn bó với đời sống của người dân nơi đây và thành tập quán phát sinh lan ra cả vùng cư dân trở thành một nét đẹp văn hoá được duy trì phát triển đến ngày nay. 

Đi dọc phố, dừng chân đứng dựa bên thành cầu nhìn suốt dãy đèn lồng màu khác nhau do vải bọc ngoài mà ngọn đèn đưa tới những loại ánh sáng khác nhau. Những màu đỏ ấm áp, màu vàng sáng tươi, rồi màu tím, màu xanh… khiến đêm Hội An dạt dào cảm xúc, sâu lắng. Làm sao có thể dời Hội An không chụp hình bên dãy đèn lồng, không mang theo về dù chỉ một chiếc đèn lồng làm kỷ niệm.

SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025", SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng mang đến mái ấm vững chãi cho đồng bào khó khăn tại tỉnh An Giang.

Bắc Giang: Hiệu quả từ mô hình “Làng quân - dân” tại huyện Lạng Giang
Mô hình “Làng quân, dân” được triển khai thực hiện từ tháng 5/2023. Mô hình là sự cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Kết luận số 43 của Ban Bí thư về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.

Mộc Châu - Sơn La: Xử lý thêm gần 70 trường hợp học sinh vi phạm TTATGT
Từ đầu năm đến nay, Đội CSGT-TT huyện Mộc Châu đã xử lý 125 trường hợp vi phạm, phạt cảnh báo 35 trường hợp với số tiền hơn 103 triệu đồng. Trong tháng cao điểm này (từ 1/10 - 15/10) đã xử lý 67 trường hợp học sinh vi phạm, phạt tiền khoảng gần 30 triệu đồng

Tài xế ngồi trên ô tô ném tiền xuống đất khi đổ xăng
Không xuống xe hay đưa tiền trực tiếp cho nhân viên trạm xăng mà tài xế ngồi trên ô tô có hành động phản cảm khi ném tiền xuống nền đất, trước mặt nhân viên trạm xăng.

Quảng Bình có tân Giám đốc Công an tỉnh
Ngày 11/10, Bộ Công an đã tổ chức lễ công bố quyết định của bộ trưởng Bộ Công an về việc điều động giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình.

Ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là dịp Đại uý, kỹ sư Phạm Gia Nghi cũng như bao người dân nhớ đến giây phút hạnh phúc khi là nhân chứng lịch sử vẻ vang năm ấy.

Vai trò của thế hệ trẻ trong công tác phòng chống thiên tai
Sáng ngày 11/10, tại Trường THPT chuyên Quốc Học (Huế), Bộ NN&PTNT phối hợp với các cơ quan Liên hợp quốc và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Ngày ASEAN Quản lý thiên tai năm 2024.