Chuyên mục


Ấn Độ muốn rót 2 tỷ USD vào cảng biển Việt Nam

25/05/2023 08:27 (GMT +7)

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng vừa có buổi làm việc với ông Karan Adani, Tổng Giám đốc Công ty Cảng và Đặc khu kinh tế Adani (Tập đoàn Adani) - Ấn Độ về triển vọng hợp tác hai bên lĩnh vực GTVT.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng gặp ông Karan Adani, Tổng giám đốc Tập đoàn Adani

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng gặp ông Karan Adani, Tổng giám đốc Tập đoàn Adani

Sáng 25/4, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã tiếp và làm việc với ông Karan Adani, Tổng giám đốc Công ty Cảng và Đặc khu kinh tế Adani (Tập đoàn Adani) - Ấn Độ về triển vọng hợp tác hai bên lĩnh vực GTVT.

Cảm ơn Bộ trưởng đã dành thời gian tiếp đoàn, ông Karan Adani cho biết, Tập đoàn Adani đầu tư nhiều lĩnh vực như năng lượng, vận tải và logistics..., mục tiêu là phát triển xanh, bền vững.

Trong đó, đối với lĩnh vực GTVT tại Ấn Độ, Adani đang quản lý và phát triển 8 sân bay, phục vụ hơn 80 triệu hành khách mỗi năm; Đầu tư, khai thác 13 cảng liên hợp quốc tế và 5 khu hậu cần, năm 2022 có hơn 360 triệu tấn hàng hóa thông qua bao gồm hàng khô, khí lỏng, dầu thô và container.

“Adani đang xúc tiến dự án đầu tư cảng biển tại Việt Nam với mức đầu tư khoảng 2 tỷ USD. Adani mong muốn đầu tư tại cảng Liên Chiểu, Anadi dự kiến đầu tư hạ tầng kĩ thuật để có thể làm được hàng tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí và container”, Tổng giám đốc Karan Adani cho biết.

Ông mong nhận được sự hỗ trợ của Bộ GTVT để có thể hiện thực hóa dự án đầu tư tại cảng Liên Chiểu một cách nhanh nhất. Ông Karan Adani cũng cho biết, sẽ tiếp tục tìm hiểu triển vọng hợp tác đầu tư tại các cảng biển khác của Việt Nam và hợp tác về nguồn nhân lực khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa, đội tàu viễn dương...

Adani cũng cho biết sẽ tiếp tục tìm hiểu triển vọng hợp tác đầu tư tại các cảng biển khác của Việt Nam và hợp tác về nguồn nhân lực khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa, đội tàu viễn dương...

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa Việt Nam-Ấn Độ nhiều năm qua, nhất là từ năm 2016, khi hai nước trở thành Đối tác chiến lược toàn diện. Năm 2022, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam-Ấn Độ đạt hơn 15 tỷ USD, Ấn Độ trở thành một trong 8 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Riêng lĩnh vực GTVT, hai bên đã có nhiều hợp tác với việc ký Hiệp định vận tải hàng không, nhiều chuyến bay thẳng giữa hai nước; ký Hiệp định hàng hải song phương, tổ chức vận tải chuyên tuyến...

Bộ trưởng Bộ GTVT nhận định, môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam cởi mở, thông thoáng nhưng số lượng doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư còn khiêm tốn. Vì vậy, sự hiện diện của Tập đoàn Adani, thương hiệu lớn của Ấn Độ tại Việt Nam là tín hiệu đáng mừng, mở ra triển vọng hợp tác hiệu quả hơn nữa.

Về kế hoạch đầu tư của Adani trong lĩnh vực cảng biển, trước tiên là dự án cảng Liên Chiểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định, Bộ GTVT luôn chào đón và hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư, trong đó có Tập đoàn Adani.

“Bộ GTVT mong muốn tìm kiếm các nhà đầu tư có năng lực tài chính, kinh nghiệm tham gia với tư cách là nhà đầu tư cảng. Bộ GTVT luôn sẵn sàng giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói.

Bộ trưởng đồng thời đề nghị Tập đoàn Adani nghiên cứu đầu tư tại cảng Liên Chiểu nói riêng, tại các cảng khác một tổ hợp gồm hai hợp phần: Cơ sở hạ tầng khai thác cảng và khu công nghiệp hậu cần sau cảng phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để phát huy hiệu quả đồng bộ. Hai bên thống nhất tăng cường trao đổi, tìm kiếm và hiện thực hóa các cơ hội hợp tác lĩnh vực GTVT.

Cũng trong sáng nay, Tổng giám đốc Karan Adani đã có buổi gặp mặt, trao đổi và ký kết biên bản ghi nhớ về chiến lược hợp tác phát triển cảng và logistics với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC). Ông Karan Adani tin tưởng sự kết hợp kinh nghiệm năng lực chuyên môn của VIMC và Adani sẽ góp phần cải thiện chuỗi cung ứng giữa Việt Nam và Ấn Độ, góp phần hiện thực hóa quan hệ thương mại tổng thể giữa hai quốc gia.

Theo Báo Điện tử Chính phủ
Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.

LPBank sẽ đổi tên, mở rộng bán lẻ ở nông thôn
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã: LPB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng 50% so với cùng kỳ, đạt 10.500 tỷ đồng.

NHNN hoãn đấu thầu vàng miếng sang 23/4
Sáng nay (ngày 22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoãn đấu thầu vàng miếng như dự kiến và sẽ triển khai vào 10h sáng thứ Ba ngày 23/4.