Chuyên mục


Thủ phạm gây cháy xe điện

22/04/2023 14:49 (GMT +7)

Xe điện, xe sang, siêu xe, xe máy, xe đạp,...hay bất cứ chiếc xe nào có động cơ di chuyển đều không loại trừ việc xảy ra tình trạng cháy nổ do lỗi sản xuất, tác động của người sử dụng (thường chủ động nhưng thành vô ý vì chưa hiểu nguyên lý) hoặc khách quan từ môi trường,...

Dù là loại an toàn nhất cho người dùng, thể hiện xu thế tất yếu của thời đại mới, thì xe điện đôi khi vẫn bị oan ở những vụ cháy nổ nguy hiểm. Thiệt hại trực tiếp đầu tiên rơi vào khách hàng, sau đó uy tín của hãng ảnh hưởng theo. Nên người dùng bị tâm lý là điều không tránh khỏi. Nhưng việc này sẽ sớm khắc phục khi các hãng xe chủ động tìm phương án sản xuất, lắp ráp, tư vấn khách hàng tốt hơn; đặc biệt người sử dụng cần nắm rõ nguyên tắc để nói không với rủi ro khi sử dụng.

Những chiếc xe điện bị cháy oan

Ngày 17/3/2023, tại Bang Texas, chiếc Tesla Model 3 của một người dùng Mỹ - Ali Hasan bất ngờ bốc khói sau khi vận hành được 10 phút và cháy hoàn toàn sau đó. Sau khi rời khỏi cửa hàng sửa chữa thân vỏ, chủ nhân của chiếc xe điện nói trên - ông Ali Hasan kể lại "Lúc mới lên xe và khởi hành, mọi thứ đều ổn. Khi đang lên trên đường cao tốc, tôi nhận thấy khói bốc ra từ ghế hành khách bên phải và tình trạng ngày càng tệ hơn khi tôi lái xe được nửa dặm để ra khỏi đường cao tốc". 

Ngay sau đó, lửa bùng lên và cabin mẫu xe điện bị phá hủy hoàn toàn. Tài xế may mắn kịp thoát ra ngoài. Ảnh Internet

Ngay sau đó, lửa bùng lên và cabin mẫu xe điện bị phá hủy hoàn toàn. Tài xế may mắn kịp thoát ra ngoài. Ảnh Internet

Vào năm 2021, chiếc xe này từng xảy ra tai nạn khiến phần đầu bị hư hỏng nặng, mất cản sau,...;còn gầm xe cũng bị ngập nước sâu vào tháng 8/2022. Khi xe cháy, ông Ali Hasan không đổ lỗi cho cửa hàng sửa chữa thân vỏ nhưng vẫn thừa nhận có sự liên quan. "Theo những gì tôi biết cho đến nay, garage đã thay thế các cảm biến, cản va và tấm che gầm xe. Cũng có những cảm biến đã chuyển sang phía hành khách và cũng có một tấm che dưới cốp xe đã thay thế".

Ông không cho rằng nguyên nhân vụ cháy đến từ cụm pin. Điều này có vẻ hợp lý vì hầu hết các vụ cháy pin xe điện đều tạo ra một đống tro lớn sau đó. Những gì ông Hasan nhận được về cơ bản là nội thất cháy rụi và lớp vỏ ngoài gần như nguyên vẹn nhờ được lính cứu hỏa dập tắt kịp thời. 

Mặc dù các vụ cháy xe điện rất ít và khác xa so với các vụ cháy xe ga, nhưng chúng có xu hướng thu hút nhiều sự chú ý và có lý do chính đáng. Lửa EV cháy rất nóng và thường biến thành đám cháy lớn khá nhanh, đôi khi nhấn chìm những chiếc xe trong biển lửa. Trong khi đó, ngọn lửa rất khó dập tắt và có thể bùng phát trở lại. Thậm chí đã có trường hợp xe điện dường như bốc cháy trở lại vài ngày sau khi xảy ra tai nạn, trong khi những chiếc xe này đang đậu tại bãi phế liệu hoặc địa điểm điều tra.

Vào tháng 2, Sở Cứu hỏa quận Sacramento, thuộc tiểu bang California (Mỹ) cũng đăng tải tweet gồm video và hình ảnh lính cứu hỏa đang nỗ lực chữa cháy một chiếc xe điện Tesla Model S màu trắng bên lề đường cao tốc. Cơ quan này cho biết đã phải dùng khoảng 6.000 gallon nước (gần 23.000 lít) mới dập được lửa.

Lực lượng cứu hỏa đã dập lửa thành công bằng quy trình do chính Tesla đề xuất.

Lực lượng cứu hỏa đã dập lửa thành công bằng quy trình do chính Tesla đề xuất.

Theo hướng dẫn chính thức của Tesla:"Nếu pin bị cháy, tiếp xúc với nhiệt độ cao, tỏa nhiệt hoặc khí, thì sử dụng một lượng lớn nước để làm mát pin. Có thể cần khoảng 3.000-8.000 gallon nước (tương đương 11.356-30.283 lít) phun thẳng vào bộ pin, để dập lửa và làm nguội đám cháy; cần luôn chuẩn bị bổ sung nước". Tài liệu còn hướng dẫn: "Khi điều kiện an toàn cho phép, hãy nâng hoặc nghiêng xe để tiếp cận trực tiếp hơn với pin".

Theo giải thích của Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy quốc gia này, điều đáng chú ý là phần lớn các vụ cháy xe được ghi nhận tại Mỹ liên quan đến xe động cơ đốt trong, chứ không phải xe dùng pin. Tuy nhiên, phương pháp chữa cháy xe điện khác xe động cơ đốt trong, và nhiệt lượng tỏa ra cực lớn.

Trong tháng 10/2022, những chiếc xe Tesla nhận được rất nhiều sự chú ý tại Mỹ khi hàng loạt đám cháy xe điện xảy ra sau cơn bão và ngập. NewsNation đưa tin, chỉ sau 1 tuần từ khi cơn bão đi qua, có ít nhất 4 chiếc Tesla đã bốc cháy. Nước mặn và pin lithium-ion không thế trộn lẫn, vì muối ăn mòn và có thể làm hỏng các bộ phận nhạy cảm bên trong pin hoặc cấu trúc xung quanh. Thực tế bất kỳ chiếc EV nào tiếp xúc với nước mặn đều có thể gặp phải những vấn đề tương tự. 

Lỗi sản xuất hiếm gặp với pin thay thế, trạm sạc nhiễm ẩm bị nghi ngờ

Không chỉ riêng Tesla gặp phải vấn đề về cháy nổ, gần cuối tháng 8/2021, hãng xe hơi Mỹ General Motors đã phát thông báo triệu hồi 143.000 ô tô điện Chevy Bolt dùng pin của LG do nguy cơ cháy nổ, tính toán thiệt hại đến 1 tỷ USD. Hãng xe này cho biết một phần lỗi đến từ nhà sản xuất pin LG. 

Theo thông tin trên trang web chính thức của GM, viên pin bị lỗi ban đầu được phát hiện sản xuất tại nhà máy Ochang của LG ở Hàn Quốc. Hệ thống pin cao áp do hãng này sản xuất có khả năng gây cháy khi được sạc đầy hoặc gần đầy. Một cuộc điều tra tiếp theo cho thấy các tế bào pin được sản xuất tại các cơ sở sản xuất không phải là nhà máy Ochang cũng có các lỗi sản xuất tương tự.

Kết quả của nhiều cuộc điều tra sau đó đã chỉ ra rằng trong pin do nhà máy LG sản xuất có hai lỗi sản xuất cùng lúc. Đó là phần phân tách pin bị gấp khúc và mấu cực dương của pin bị hỏng. Việc xảy ra cùng lúc hai "lỗi sản xuất hiếm gặp" trên có thể là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng cháy pin.

 
LG Electronics là nhà sản xuất pin lớn thứ hai thế giới. Tính đến cuối tháng 8, công suất lắp đặt toàn cầu về pin của LG là 39,7GWh, chiếm 21,5% thị trường pin xe điện toàn cầu, chỉ đứng sau CATL của Trung Quốc.

Sau đó, LG Electronics đã đồng ý bồi hoàn cho General Motors số tiền lên tới 1,9 tỷ USD để thu hồi những chiếc Chevrolet Bolt EV vì rủi ro cháy nổ do những viên pin bị lỗi đã được công ty Hàn Quốc cung cấp.

Nói cách khác, LG Electronics gần như đã chịu mọi chi phí cho đợt thu hồi các mẫu Chevrolet Bolt này, để giảm thiệt hại của GM xuống chỉ còn 100 triệu USD. Và đây sẽ là khoản thanh toán một lần cao nhất trong lịch sử của công ty Hàn Quốc.

Volkswagen, Porsche và các hãng xe khác cũng từng xảy ra các vụ tai nạn cháy nổ tự phát ở các dòng xe sử dụng pin của LG. Các sự cố bốc cháy tự phát liên tiếp đã làm giảm lòng tin của công chúng đối với sự an toàn của pin LG và quá trình niêm yết mảng kinh doanh pin của LG Chem cũng đang phải đối mặt với việc bị tạm dừng.

Ngày 8/6/2022, một vụ cháy lớn tại bãi đỗ xe của nhà ga tàu điện phía đông nam Dehli, Ấn Độ. Theo giới chức địa phương, 11 xe cứu hỏa đã được cử tới hiện trường. Tuy vậy, vụ cháy đã khiến 100 phương tiện bị hư hỏng hoặc thiêu rụi hoàn toàn, may mắn là không có ai bị thương.

Vụ việc xảy ra gần khu dân cư Jamia Nagar của New Delhi vào khoảng 5h sáng 8/6 giờ địa phương

Vụ việc xảy ra gần khu dân cư Jamia Nagar của New Delhi vào khoảng 5h sáng 8/6 giờ địa phương

Được biết, ngọn lửa bắt nguồn từ trạm sạc xe điện trong khuôn viên bãi đỗ xe. Trạm sạc này thuộc quyền quản lý của ETO Motors - nhà cung cấp giải pháp di động chạy điện và những dịch vụ liên quan. Trạm sạc chuyên dành cho dòng xe ba bánh rickshaw điện. Nguyên nhân có thể do chập điện, hoặc pin của một chiếc rickshaw bị nổ khi đang sạc.

Trạm sạc là một trong những rủi ro khi phát triển xe điện bởi nguy cơ chập cháy, nổ pin. Tính hệ thống của các trạm sạc cũng như việc bố trí các cột sạc sát nhau cũng có thể khiến ngọn lửa lan nhanh hơn. Tuy vậy, trên thế giới thực tế rất hiếm vụ hỏa hoạn xảy ra do trạm sạc. Nhưng một khi đã xảy ra, theo các chuyên gia, thì quy mô và mức độ thiệt hại của vụ cháy có thể lớn hơn hỏa hoạn thông thường rất nhiều.

Ông Chas McGarvey, người đứng đầu Trung tâm PCCC tại Thị trấn Merion, bang Pennsylvania, Mỹ chia sẻ: “Xe điện khi bị cháy thì lửa bốc lên dữ dội. Nhiệt độ khi đó có thể làm tan chảy nhựa đường phía dưới, và toàn bộ chiếc xe sẽ cháy đến mức chỉ còn lại bộ khung”.

Nguyên nhân gây ra các vụ cháy xe điện có thể do chập điện, hoặc do người dùng sử dụng các thiết bị sạc không đạt chuẩn, chưa qua kiểm định đối với vụ cháy tại các hộ gia đình. Nhưng dù nguyên nhân ban đầu là gì thì cũng sẽ dẫn tới mối nguy tiềm tàng mà quen thuộc nhất với một chiếc xe điện, đó chính là phần pin.

Như tờ NewsNation đã chỉ ra, đã có một vài sự cố nghiêm trọng liên quan đến cháy pin. Đáng chú ý nhất, một con tàu chở xe hơi trị giá hạng triệu USD gồm toàn xe Porsche và Bentley đã bốc cháy và chìm ở Đại Tây Dương sau khi những chiếc ô tô chở pin lithium-ion bốc cháy trong hầm hàng của nó.

Đội cứu hộ cũng đã gặp không ít khó khăn trong quá trình dập lửa do nhiều xe trên tàu được trang bị pin lithium-ion.

Đội cứu hộ cũng đã gặp không ít khó khăn trong quá trình dập lửa do nhiều xe trên tàu được trang bị pin lithium-ion.

Thực tế số vụ cháy do EV trên 100.000 xe ít hơn so với các xe chạy bằng xăng hoặc hybrid. Nghiên cứu từ đại học Newcastle, Anh ước tính, tỉ lệ để một chiếc pin xe điện phát nổ nằm trong khoảng 1 phần 10 triệu đến 1 phần 40 triệu. Một nghiên cứu khác cho thấy xe ô tô điện có khả năng bắt lửa ít hơn 500% so với xe chạy xăng.

Các phương tiện xăng dầu có thể bốc cháy vì nhiều lý do, nhưng lớn nhất là do va chạm. Theo số liệu của Hiệp hội Phòng cháy Quốc gia Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 560 người chết trong các vụ cháy xe trong năm 2018, phần lớn là do va chạm.

Hoàn toàn kiểm soát được pin xe

Trở lại với Việt Nam, hãng xe điện Vinfast đưa ra 2 nguyên nhân chính có thể dẫn đến hiện tượng cháy nổ ô tô điện thường thấy, các vấn đề ngoại cảnh do thời tiết và va chạm giao thông: Pin Lithium-ion có thể lưu trữ một lượng năng lượng khổng lồ trong một khoảng không gian rất nhỏ. Nếu pin tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc xe gặp phải sự cố giao thông có thể dẫn đến đoản mạch.

Lượng nhiệt được tạo ra khi dòng điện đi qua nhưng không thể thoát kịp dẫn đến nhiệt sinh ngày càng nhiều, làm cho pin bắt lửa và gây ra cháy nổ. Hoặc khi va chạm giao thông, pin Lithium-ion có thể bị vỡ và thoát nhiệt gây ra tình trạng cháy nổ. 

Và những rủi ro liên quan đến chất lượng pin, hệ thống điện ô tô, trường hợp pin bị hỏng, pin kém chất lượng hoặc các bộ phận bị mài mòn và bị lỗi nhưng vẫn sử dụng có thể dẫn đến cháy nổ về sau (kể cả khi xe không hoạt động). Ngoài ra, hệ thống điện trên xe ô tô hoạt động ở điện áp cao, xe bắt lửa nhưng không có cảnh báo mặc dù xe đã tắt và được cách ly điện. 

Người lái xe nên tắt hệ thống điện áp cao bằng cách thủ công thay vì chờ đợi hệ thống tự động tắt. Đây là việc làm cần thiết phải thực hiện nhằm phòng ngừa phát sinh cháy nổ khi xe gặp sự cố. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng ô tô điện, tốt hơn hết người điều khiển nên đọc kỹ hướng dẫn từ nhà sản xuất để nắm rõ cách xử lý khi xe bị hư hỏng hoặc gặp tai nạn.

Trên xe nên được tích hợp sẵn hệ thống chăn chữa cháy nhằm kiểm soát sự lây lan của ngọn lửa hiệu quả hơn. Ngoài ra, các vật liệu được dùng trong chăn chữa cháy có thể chủ động tích hợp vào hệ thống đẩy pin để ngăn chặn sự lan truyền nếu pin bị hỏng. Người điều khiển cũng nên rò điện ô tô thường xuyên nhằm hạn chế tình trạng chập điện gây cháy nổ khi xe đang vận hành. 

Ngoài ra, nên lắp đặt hệ thống phun sương nước áp suất cao để dễ di chuyển môi trường oxy, giảm nguy cơ đám cháy lan rộng và bùng phát trở lại. 

Phương tiện phải được đỗ ở nơi bảo đảm khô ráo và thông thoáng, tránh xa khu vực nóng, ẩm. Và đặc biệt hơn là không tự ý thay đổi kết cấu xe, không lắp thêm phụ kiện hay thiết bị tác động đến hệ thống dây dẫn và nguồn điện của xe (thiết bị không tương thích, chênh lệch nguồn diện có thể làm pin/ắc-quy phát nổ).

Bên cạnh việc tránh can thiệp vào hệ thống điện, để hạn chế tình trạng cháy nổ, các hãng xe khuyến cáo người dùng chỉ nên sạc khi bình điện gần hết và không sạc qua đêm; sử dụng nguồn điện phù hợp và ổn định để sạc pin. Nếu lâu không dùng xe, nên sạc pin đầy bình rồi tháo rời khỏi xe. Không để bình điện ở khu vực nóng, ẩm; bảo quản bình điện ở nơi cao ráo, thoáng mát…

Sau khi rửa xe, cần lau khô khu vực bình điện rồi mới hoạt động lại. Đặc biệt, không nên tự ý thay đổi kết cấu, lắp thêm phụ kiện hay tác động đến hệ thống dây điện, nguồn điện của xe,...Để chống phát sinh cháy nổ ô tô điện, người điều khiển nên tăng cường sự hiểu biết nhằm tránh và giảm thiểu rủi ro theo cách tốt nhất có thể. 

Hoài Linh
VinFast sắp có 15 đại lý tại Thái Lan
Đây là dấu mốc quan trọng trong việc mở rộng mạng lưới phân phối và nâng cao sự hiện diện của VinFast, khẳng định vị thế và sức hút của thương hiệu Việt Nam tại thị trường ô tô hàng đầu khu vực.

Mỹ siết chặt tiêu chuẩn khí thải để thúc đẩy xe điện
Vừa qua, Tổng thống Joe Biden đã công bố các tiêu chuẩn ô nhiễm nghiêm ngặt nhất đối với ô tô từng được áp dụng ở Mỹ, nhằm hạn chế lượng khí thải làm nóng lên hành tinh từ các phương tiện chở khách.

VinFast giới thiệu dải xe điện hoàn chỉnh tại BIMS 2024
Trong khuôn khổ Triển lãm Ô tô Quốc tế Bangkok (BIMS) 2024, VinFast Auto đã giới thiệu các giải pháp di chuyển xanh đa dạng, phong phú tới thị trường xe điện hàng đầu Đông Nam Á, bao gồm ô tô điện, mẫu bán tải điện ý tưởng VF Wild và xe máy điện.

GSM chính thức chiêu mộ đối tác tài xế tự doanh trên nền tảng Xanh SM Platform
Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) chính thức chiêu mộ đối tác tài xế tự doanh để cung cấp dịch vụ taxi công nghệ thuần điện trên ứng dụng Xanh SM, với chính sách chia sẻ doanh thu lên tới 80%.

VinFast ký thỏa thuận với nhà phân phối xe điện tại Micronesia
Ngày 20/3/2024, VinFast Auto chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Guam AutoSpot về việc phân phối xe điện VinFast tại thị trường vùng Micronesia, Tây Thái Bình Dương. Sự kiện đánh dấu bước tiến mạnh mẽ của VinFast trong hành trình mở rộng nhằm thúc đẩy cuộc cách mạng di chuyển xanh toàn cầu.

Nhà sáng lập VinFast lập công ty phát triển trạm sạc xe điện toàn cầu
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, đồng thời là nhà sáng lập VinFast - ông Phạm Nhật Vượng vừa công bố thành lập Công ty Phát triển Trạm sạc Toàn cầu V-GREEN.

Thiết kế và công nghệ giúp xe điện an toàn hơn xe xăng
Cấu tạo xe vững chắc với trọng tâm thấp, hệ thống hỗ trợ lái thông minh ADAS hay trang bị an toàn vượt trội, xe điện VinFast đang được lựa chọn ngày càng nhiều nhờ ưu việt trong việc bảo vệ người trên xe.