Chuyên mục


Thiếu cát, dự án chậm tiến độ

28/02/2023 05:58 (GMT +7)

Quảng Nam có nhiều mỏ cát nhất khu vực miền Trung với chất lượng rất tốt nhưng giá cát trong tỉnh tăng cao hơn các địa phương lân cận mà vẫn không đủ nguồn cung.

Nhiều doanh nghiệp (DN) xây dựng và người xây nhà đứng ngồi không yên vì không có cát phục vụ công trình, giá cát lại tăng cao gần gấp đôi so với trước, lên 400.000 - 500.000 đồng/m3.

Cát xây dựng khan hiếm, giá tăng vọt đã ảnh hưởng rất lớn đến các công trình đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Cát xây dựng khan hiếm, giá tăng vọt đã ảnh hưởng rất lớn đến các công trình đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam có nhiều mỏ cát nhất khu vực miền Trung với chất lượng rất tốt nhưng giá cát trong tỉnh tăng cao hơn các địa phương lân cận mà vẫn không đủ nguồn cung. Bên cạnh đó, chịu thiệt hại nặng nề nhất là TP Đà Nẵng vì lệ thuộc vào nguồn cung ứng vật liệu xây dựng từ Quảng Nam, Quảng Ngãi…

Do vậy, nhiều chủ đầu tư chưa dám phát lệnh khởi công công trình hoặc phải lùi thời gian khởi công, còn nhà thầu thì chưa dám huy động nhân lực, thiết bị thi công vì sợ trượt giá vật liệu kéo dài sẽ bị thua lỗ nặng. Như vậy, nguồn cung ứng cát tại khu vực Trung Trung bộ đang thiếu hụt trầm trọng và ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công các công trình trọng điểm của Nhà nước, địa phương và nhân dân cũng như việc giải ngân các DA đầu tư công….

 

Mới đây nhất, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh đã chủ trì buổi công bố Quyết định 466/QĐ-TTCP ngày 29/11/2022 của Tổng Thanh tra Chính phủ về thanh tra việc thực hiện pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất, quản lý đầu tư xây dựng; việc cấp phép, khai thác các mỏ đất, đá làm VLXD trên địa bàn Quảng Nam; thời kỳ 1/1/2016 - 31/12/2021, khi cần thiết có thể thanh tra trước và sau thời kỳ thanh tra. Thời gian làm việc trong vòng 60 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra (không kể ngày lễ, ngày nghỉ).

Một số ý kiến nhận định, để đối phó với việc thanh tra trên, một số chủ mỏ đã đồng loạt tạm dừng khai thác, vừa để né tránh, vừa nhằm tạo sự khan hiếm VLXD, tạo áp lực đến cơ quan chức năng và thị trường.

Cát xây dựng khan hiếm, giá tăng vọt đã ảnh hưởng rất lớn đến các công trình đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, nhiều công trình xây dựng từ nguồn vốn nhà nước đang phải tạm dừng thi công. Nhiều dự án có vốn đầu tư gần 100 tỉ đồng không thể tìm nổi nguồn cung ứng 3 m3 cát/ngày khiến hàng trăm nhân công, máy móc thiết bị không thể hoạt động. Giá cát tăng cũng dẫn đến giá vật liệu liên quan đến cát như bê-tông tươi, ống bi, cọc… tăng theo khiến DN càng làm càng lỗ.

Theo tìm hiểu, đến cuối 2022, tỉnh Quảng Nam có hơn 10 mỏ cát được cấp phép hoạt động khai thác. Thế nhưng, chỉ một số mỏ phía hạ lưu sông Thu Bồn, Vu Gia có trữ lượng lớn. Còn lại các mỏ cát tại trung du và miền núi của tỉnh có trữ lượng không đáng kể hoặc ngừng hoạt động.

Thời gian qua, theo đánh giá của giới chuyên môn, việc cấp phép, quản lý khai thác với các mỏ VLXD như cát, đất san lấp… tại Quảng Nam còn một số bất cập, chưa sát thực tế. Trước hết, các cơ quan liên quan như TN&MT, Công nghiệp… chưa đánh giá đúng trữ lượng khoáng sản tại từng mỏ, không dự báo được nhu cầu tiêu thụ của thị trường nên giấy phép khai thác được cấp thường thấp hơn trữ lượng, thời gian khai thác cũng bị ngắn lại.

Cũng vì đánh giá không đúng về nhu cầu tiêu dùng của thị trường, nên tại Quảng Nam, số lượng mỏ hết thời hạn khai thác rất lớn, trong khi đó số mỏ được cấp phép hoạt động mới theo dạng nhỏ giọt, dẫn đến tình trạng “độc quyền” thị trường, tạo ra sự khan hiếm và DN nâng giá bán vô tội vạ.

Ngoài ra, một số mỏ cát tổ chức khai thác vượt khối lượng cho phép trong thời gian dài cùng những sai phạm khác như bán hàng không xuất hóa đơn, khai thác ngoài khu vực mỏ, trốn thực hiện nghĩa vụ thuế… Đầu tháng 2/2023, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ. Với những sai phạm mang tính hệ thống, kéo dài, việc xác minh đòi hỏi phải có nhiều thời gian.

Đầu tháng 2/2023, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo cơ quan chức năng thanh tra, làm rõ những sai phạm kéo dài của các doanh nghiệp khai thác cát; một số chủ mỏ dừng hoạt động và không loại trừ việc ghìm hàng, tăng giá bất thường.

Mặt khác, Thanh tra Chính phủ đang tiến hành thanh tra công tác quản lý, khai thác khoáng sản, đầu tư xây dựng cơ bản tại Quảng Nam nên tác động đến công tác quản lý khoáng sản ở các cấp theo hướng phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, không để những tồn tại, sai phạm phát sinh.

Khi nguồn cát khan hiếm như thời gian qua, đã xuất hiện tình trạng dùng ghe thuyền lén lút khai thác cát trái phép giữa đêm khuya trên sông Thu Bồn, Vu Gia để trục lợi và bị lực lượng chức năng mai phục, bắt giữ.

Để đáp ứng phần nào nhu cầu sử dụng cát xây dựng, sửa chữa nhà dân khu vực nông thôn một số nơi Ban Dân chính thôn tự quyền cho người dân lấy cát tại bãi sông về sử dụng rồi thu lệ phí trái quy định…

Để kịp thời đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng nhất là cát thi công các công trình, dự án, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến như trong thời gian qua UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản chỉ đạo thực hện tốt công tác quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, khẩn trương lấy ý kiến của nhân dân tạo sự đồng thuận để đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại 39 điểm mỏ khoáng sản làm vật liệu thông thường đã được phê duyệt; giao các địa phương tổ chức đấu giá và đưa vào hoạt động.

Trong giai đoạn 2021 - 2022, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hoàn thành khoảng 400 km đường cao tốc và cần tới gần 39 triệu m3 cát để thi công. Trong khi đó, toàn bộ lượng cát sông của khu vực này chỉ có khoảng 26 triệu m3.

Tỉnh An Giang, một trong những địa phương có trữ lượng cát sông lớn nhất của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo ước tính, trữ lượng sát sông trên địa bàn tỉnh này có khoảng 20 triệu m3 và hiện đã lên chương trình cung cấp cho các dự án khoảng 15 triệu m3, chính vì thế để nâng sản lượng cát rất khó khăn.

Nằm trong khu vực có trữ lượng cát lớn, tỉnh Đồng Tháp hiện cũng đang rà soát lại, trên tinh thần, đảm bảo 7 triệu m3 cát cho các dự án cao tốc trên địa bàn và tiếp tục cung cấp cho các dự án giao thông trọng điểm khác.

Với các địa phương không có nguồn cát tại chỗ càng khó khăn hơn. Đặc biệt với các địa phương có dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Cần Thơ - Cà Mau dài 110 km đi qua. Theo chủ đầu tư, dự án cần khoảng 18,5 triệu m3 cát, chính vì thế nhiều địa phương đã phải lên kế hoạch chủ động tìm nguồn cát.

Hồng Thơ
Đẩy nhanh tiến độ thi công luồng vào sông Hậu
Dự án luồng tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu giai đoạn 2 là dự án trọng điểm quốc gia, có mục tiêu thu hút, nâng cao năng lực thông qua hàng hóa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Hà Tĩnh: Doanh nghiệp Tân Sơn Thủy hủy hoại môi trường sống
Doanh nghiệp này vẫn đang tiếp tục xin mở rộng quy hoạch bãi tập kết kinh doanh vật liệu quy mô khủng; trong khi cuộc sống người dân xung quanh bị đảo lộn vì khói bụi, tiếng ồn, nguy cơ tai nạn giao thông khi xe trọng tải lớn hoạt động ngày đêm trên tuyến đường bê tông nội đồng.

Giám sát chặt chẽ xuất xứ vật liệu cao tốc
Bộ Giao thông vận tải ban hành chỉ thị về tăng cường kiểm soát chất lượng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ quản lý.

Đô thị Thanh Hóa sẽ rộng thêm 228 km2
Với quy hoạch này, đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính TP. Thanh Hóa và toàn bộ huyện Đông Sơn, có diện tích từ 147 km2 lên hơn 228 km2, đóng vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của tỉnh.

Cận cảnh cây cầu nguy hiểm ở Bắc Giang
Cầu Cẩm Lý (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đang được kiến nghị nâng cấp vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.

Làm đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến về việc thẩm định chủ trương đầu tư Dự án đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng, từ Yang Bay – Tà Gụ kết nối với Quốc lộ 27C và đường tỉnh ĐT.707, xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận (Dự án).

Hà Tĩnh quyết liệt với Dự án cao tốc Bắc - Nam
Nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, tỉnh Hà Tĩnh đang chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi tiến độ triển khai thực hiện dự án tại các địa phương; phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu để nắm bắt khó khăn, vướng mắc, từ đó kịp thời có phương án giải quyết, tháo gỡ.