Chuyên mục


Tập trung sản xuất kinh doanh, đầu tư và xuất nhập khẩu

11/04/2023 12:16 (GMT +7)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 238/CĐ-TTg ngày 10/4/2023 về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu trong thời gian tới.

Trong Công điện 238, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến phục hồi và triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Do chi phí sản xuất đầu vào tăng cao, số lượng đơn đặt hàng giảm mạnh tại một số ngành công nghiệp chủ yếu

Do chi phí sản xuất đầu vào tăng cao, số lượng đơn đặt hàng giảm mạnh tại một số ngành công nghiệp chủ yếu

Thị trường trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức do chịu tác động kép cả từ các yếu tố bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế, nhưng nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực, cố gắng trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nên chúng ta đã cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo được các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,52%, đóng góp 8,85% vào mức tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ tăng 6,79%, đóng góp 95,91%.

Tuy nhiên do chi phí sản xuất đầu vào tăng cao, số lượng đơn đặt hàng giảm mạnh của một số ngành công nghiệp chủ yếu như điện tử, dệt may, da giầy, đồ gỗ do một số nước là bạn hàng lớn của ta phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để ưu tiên chống lạm phát và biện pháp bảo hộ để duy trì tăng trưởng, dẫn đến giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0,4%, làm giảm 4,76% vào mức tăng trưởng chung

Trong đó giá trị tăng thêm các ngành công nghiệp quý I năm 2023 giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao, ở chiều ngược lại nhiều địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng rất thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành khai khoáng giảm sâu chủ yếu do yếu tố thị trường.

Với xu hướng biến động ngày càng phức tạp, khó lường về địa chính trị và địa kinh tế trên thế giới, kinh tế nước ta với độ mở lớn, dự báo đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới, nhất là các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và hoạt động xuất nhập khẩu.

Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương phải tích cực chủ động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tập trung chỉ đạo quyết liệt, hướng dẫn xử lý, tháo gỡ khó khăn vướng mắc theo thẩm quyền về pháp lý, về thủ tục hành chính, về tiếp cận vốn, về điều kiện kinh doanh, về thanh khoản ngân hàng, về nợ và thuế, phí, lệ phí... để hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhất là các dự án lớn, trọng điểm; đồng thời, tăng cường việc kiểm tra, chấn chỉnh ngay các tồn tại, bất cập, tiêu cực để sớm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu, duy trì, đẩy mạnh các động lực tăng trưởng của nền kinh tế như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng.

Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ phân công các đồng chí Thành viên Chính phủ cùng lãnh đạo các bộ, ngành liên quan trực tiếp làm việc với từng địa phương để kịp thời nắm bắt tình hình khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu tại địa phương, làm rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp cụ thể, khả thi, hiệu quả nhằm sớm phục hồi tăng trưởng và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2023 và cả giai đoạn nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Để thực hiện kịp thời, hiệu quả cao các nội dung, công việc nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo rà soát, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực có đóng góp lớn cho tăng trưởng, các dự án đầu tư xây dựng trọng điểm, các đề xuất và kiến nghị cụ thể,... gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 13 tháng 4 năm 2023 để tổng hợp chung về các nhóm vấn đề cần phải xử lý, giải quyết tháo gỡ ở các địa phương và để dự kiến phân công đồng chí Thành viên Chính phủ chủ trì làm việc với địa phương; đồng thời, gửi đến các bộ, ngành liên quan để biết và chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình thực hiện.

Đồng thời giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp theo dõi, đôn đốc các địa phương chuẩn bị báo cáo; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đề xuất phân công và xây dựng kế hoạch làm việc của các Thành viên Chính phủ sau khi có báo cáo nhanh của các địa phương, bảo đảm khoa học, hiệu quả, thiết thực, tránh hình thức, kêu gọi chung chung; tổng hợp báo cáo của các địa phương, trong đó phân loại các nhóm vấn đề, thẩm quyền giải quyết và gửi Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Thành viên Chính phủ chủ trì làm việc theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.

Các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đúng quy định.

Mỹ Diệu
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Thị trưởng Lima và nhận Chìa khoá biểu tượng thành phố
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Peru ngày 14/11 vừa qua, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Thị trưởng thành phố Lima Rafael Lopez Aliaga.

Phấn đấu hoàn thành toàn bộ 15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Kiên trì các mục tiêu đề ra, phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7% và hoàn thành toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển KT-XH của năm 2024.

Khẩn trương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 518/TB-VPCP ngày 11/11/2024 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại các cuộc họp rà soát dự thảo các Nghị định, Quyết định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ.

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu
Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây.

Nâng tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới: Giảm ô nhiễm môi trường, ngăn công nghệ lạc hậu
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp với Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp (Quyết định về tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới).

Phải thay đổi nhận thức, hành vi người tham gia giao thông
Đây là yêu cầu được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại cuộc họp vừa qua với các Bộ, ngành và 15 tỉnh, thành phố về hoàn thiện dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc
Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn.