Chuyên mục


Smartphone Android sẽ cần bao nhiêu RAM trong năm 2022?

23/01/2022 21:21 (GMT +7)

RAM trên smartphone Android ngày nay có khá nhiều mức dung lượng khác nhau. Các thiết bị siêu cao cấp có RAM 12GB hoặc thậm chí 16GB, trong khi đó, những sản phẩm bình dân đôi khi chỉ là 4GB, nhưng mặt bằng chung là vào khoảng 6GB đến 8GB RAM. Nhìn chung, những chiếc điện thoại rẻ tiền hơn thường có dung lượng RAM thấp hơn. Câu hỏi đặt ra là bạn cần bao nhiêu RAM khi mua một chiếc điện thoại mới? Dung lượng RAM lý tưởng cho điện thoại Android vào năm 2022 là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Ảnh: AndroidAuthority

Ảnh: AndroidAuthority

RAM và swap space

Mọi máy tính, kể cả điện thoại của bạn, đều sử dụng Bộ nhớ Truy xuất Ngẫu nhiên (Random Access Memory - RAM). Các chương trình đang chạy, dữ liệu của chúng và hệ điều hành, tất cả đều được lưu trữ trong RAM khi máy đang hoạt động.

Mười năm trước, các thiết bị Android có bộ nhớ RAM 512MB hoặc 1GB. Tuy nhiên, dung lượng RAM trung bình của các thiết bị đã tăng lên một cách nhanh chóng. Vào năm 2014, nhiều thiết bị cao cấp có RAM 3GB và trong năm 2016 và 2017, 4GB đã trở thành tiêu chuẩn. Giờ đây, 4GB hiện được coi là mức tối thiểu cho một thiết bị mới.

Bất kể thiết bị của bạn có bao nhiêu RAM, đó là tài nguyên hữu hạn phải được quản lý. Khi bạn bắt đầu một ứng dụng mới trên Android, nó cần chiếm một phần bộ nhớ. Các ứng dụng và game đơn giản sẽ sử dụng vài trăm MB. Các trò chơi phức tạp hơn có thể sử dụng đến 1 GB RAM và các game cao cấp có thể sử dụng tới 1,5 GB RAM.

4GB RAM là đủ chỗ cho một số trò chơi hoặc ứng dụng trung bình, cùng với hệ điều hành hoạt động cùng nhau. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, sẽ không còn RAM trống nữa.

Để xử lý tình huống này, các máy tính hiện đại sử dụng một kỹ thuật được gọi là swapping (hoán đổi). Swapping là tiến trình thực hiện việc copy một page (trang) của bộ nhớ đến một không gian đã được cấu hình trước trên khu vực lưu trữ (gọi là swap space), để giải phóng các page của bộ nhớ trong RAM. 

Nếu sau này cần bộ nhớ hoán đổi đó, các page bộ nhớ đã lưu sẽ được sao chép trở lại vào RAM (swapped-in). Điều này làm tăng đáng kể dung lượng bộ nhớ có sẵn để lưu trữ ứng dụng và dữ liệu, nhưng nó chậm hơn nhiều so với RAM.

Máy tính sử dụng bộ nhớ ngoài (ổ cứng, SSD) làm swap space. Android sử dụng một kỹ thuật hơi khác. Thay vì ghi các page vào khu vực lưu trữ, Android nén dữ liệu và ghi lại vào RAM. Đây được gọi là zRAM, theo truyền thống Unix/Linux sử dụng "z" để biểu thị nén dữ liệu. zRAM là một module Linux kernel được thiết kế để tạo khối nén bên trong RAM, được sử dụng làm swap space.

Nếu chúng ta giả định tỷ lệ nén 50%, 128KB RAM có thể giảm xuống còn 64KB, giải phóng 64KB. Linux kernel xem zRAM như swap space truyền thống. Bộ nhớ nén không thể đọc trực tiếp, vì vậy nếu cần, nó phải được giải nén và sao chép lại, giống như quá trình swap-in truyền thống.

Ảnh: GenK

Ảnh: GenK

Tuy nhiên, swap space (đặc biệt là zRAM) cũng là một tài nguyên hạn chế. Nếu Android hết không gian hoán đổi thì nó cần phải bắt đầu loại bỏ các ứng dụng đã có trong bộ nhớ. Điều đó có nghĩa là một ứng dụng bạn muốn quay lại sử dụng có thể bị buộc đóng, vì Android phải nhường chỗ cho ứng dụng mới mà bạn muốn khởi chạy.

Tất cả điều này có nghĩa là bạn càng có nhiều RAM, bạn càng có thể lưu giữ nhiều ứng dụng cùng lúc trong bộ nhớ mà không cần Android loại bỏ các ứng dụng cũ hơn. RAM ít hơn có nghĩa là Android cần xóa ứng dụng khỏi bộ nhớ thường xuyên hơn. Như vậy, dung lượng RAM lý tưởng là bao nhiêu?

Thử nghiệm để tìm dung lượng RAM lý tưởng

Để xác định dung lượng RAM lý tưởng, Gary Sims, nhân viên của AndroidAuthority và là một cựu kỹ sư phần mềm, đã làm thử nghiệm trên 3 smartphone: Samsung Galaxy S21 Ultra với 12GB RAM, OnePlus 9 Pro với 8GB RAM và Pixel 3XL với 4GB RAM. Các thiết bị của Samsung và Google chạy Android 12, trong khi OnePlus chạy Android 11.

Ảnh: AndroidAuthority

Ảnh: AndroidAuthority

Trên mỗi điện thoại, anh ghi nhận dung lượng RAM trống và dung lượng swap space được sử dụng. Sau đó, anh khởi chạy một game, ghi nhận dung lượng RAM mà game đó sử dụng, sau đó xem xét các thay đổi với RAM trống và swap space. Gary lặp lại các bước này cho đến khi Android buộc phải xóa ứng dụng đã có trong bộ nhớ.

Dưới đây là danh sách các game và ứng dụng đã sử dụng, cùng với dung lượng RAM trung bình mà chúng chiếm:

Subway Surfers — 750MB

1945 Airforce — 850MB

Candy Crush — 350MB

Brawl Stars — 500MB

Minecraft — 800MB

Asphalt 9 — 800MB

Shadowgun Legends — 900MB

Elder Scrolls Blades — 950MB

Genshin Impact — 1,4GB

Chrome — 2,2GB

Vậy, bạn cần bao nhiêu RAM trên điện thoại Android?

Rõ ràng, 4GB là không đủ cho một lượng đa nhiệm trung bình. Chỉ ba hoặc bốn game gần nhất sẽ còn trong bộ nhớ. Các ứng dụng làm việc đa phần sẽ yêu cầu ít hơn game, vì vậy bạn có thể chạy năm hoặc sáu ứng dụng nhỏ cùng nhau trước khi một số ứng dụng cần phải tải lại khi bạn quay trở về dùng nó. 6GB RAM sẽ giúp giảm bớt vấn đề này.

Ảnh: AndroidAuthority

Ảnh: AndroidAuthority

12GB trên Galaxy S21 Ultra là rất tốt và được quản lý hiệu quả. Ít nhất 15 game, bao gồm một số game lớn, có thể vẫn hoạt động đồng thời, bao gồm cả các trang đang hoạt động của Google Chrome. Có lẽ người dùng sẽ không thể phàn nàn hoặc thất vọng với khả năng đa nhiệm này.

Mặc dù OnePlus 9 Pro quản lý RAM một cách hơi quá mức, nhưng việc sử dụng RAM Boost trong thời gian dài sẽ giúp Android tận dụng tốt hơn 8GB RAM của nó. Nhưng 8GB trên các thiết bị khác có thể sẽ được sử dụng tốt hơn trên OnePlus.

Dựa trên kết quả, khuyến nghị của Android Authority là nên nhắm đến 6GB RAM khi mua một chiếc smartphone giá thấp. Đối với các thiết bị tầm trung hoặc cao cấp, 8GB sẽ mang lại trải nghiệm đa nhiệm tốt ở hiện tại và vẫn ổn trong tương lai. RAM 12GB trên Galaxy S21 Ultra rõ ràng là rất tốt và sẽ cung cấp trải nghiệm tổng thể tuyệt vời cho cả những người dùng yêu cầu cao. Chúng ta có cả những smartphone RAM 16GB, nhưng con số này vẫn chưa thật sự cần thiết ở thời điểm hiện tại.

Bạn có thể xem video quá trình thử nghiệm tại đây.

PV
Đề xuất mới về quản lý dữ liệu từ camera hành trình trên ô tô
Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, dữ liệu hình ảnh người lái xe phải được truyền về máy chủ dịch vụ với tần suất không quá 30 giây/ lần khi xe chạy và không quá 15 phút/ lần khi xe dừng.

Trình tự các bước đăng ký xe qua cổng Dịch vụ công
Từ 1/8, công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có thể đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước.

SHB cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới: Giả mạo hỗ trợ đăng ký xác thực sinh trắc học
Nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh cán bộ ngân hàng, cơ quan quản lý để liên hệ với người dân “hỗ trợ cài đặt dịch vụ xác thực sinh trắc học” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tước gần 500 giấy phép lái xe qua VNeID
Từ ngày 1-7/7, Cảnh sát Giao thông toàn quốc đã kiểm soát 26.961 trường hợp thông qua ứng dụng Định danh Quốc gia VNeID; tước 499 giấy phép lái xe trên môi trường điện tử, tích hợp vào VNeID.

Có thể đăng ký và bấm biển số xe trực tuyến qua ứng dụng VNeID
Bắt đầu từ ngày 1/8/2024, công dân có thể đăng ký xe và tự chọn biển số xe trực tuyến thông qua ứng dụng VNeID, theo quy định tại Thông tư 28 mới được Bộ Công an ban hành.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo hỗ trợ cài đặt sinh trắc học
Lợi dụng tình trạng người dân khó khăn khi thao tác cập nhật thông tin sinh trắc học, tội phạm đã giả danh nhân viên ngân hàng đề nghị hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Hà Tĩnh: Một phụ nữ  bị tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp trên VNeID
Chiều ngày 3/7, thông tin từ Công an TP Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa tạm giữ 01 giấy phép lái xe mô tô trên môi trường điện tử, thông qua ứng dụng VNeID đối với một phụ nữ với hành vi dừng xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông.