Chuyên mục


SHB tăng vốn điều lệ

13/08/2022 08:51 (GMT +7)

Việc liên tục nâng vốn thành công trong thời gian qua chính là nền tảng quan trọng giúp SHB ngày càng khẳng định, nâng cao uy tín với cộng đồng đầu tư trong nước và nước ngoài cũng như các tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận thay đổi vốn điều lệ của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) lên 26.674 tỷ đồng. Đồng thời, trong năm 2022, thực hiện nghị quyết của ĐHĐCĐ lần thứ 30, SHB sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 36.459 tỷ đồng.

Với chấp thuận của NHNN, SHB có vốn điều lệ mới là 26.674 tỷ đồng, đây cũng là kết quả phát hành đã được Ủy ban chứng khoán xác nhận trước đó; tương ứng với số cổ phiếu đã được Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM chấp thuận niêm yết bổ sung và đã đưa vào giao dịch trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, điều này khẳng định SHB đã hoàn thành trọn vẹn cam kết với các cổ đông, các nhà đầu tư về việc nâng cao năng lực tài chính theo phương án tăng vốn điều lệ năm 2021 do ĐHĐCĐ thông qua và là tiền đề để triển khai kế hoạch tăng vốn tiếp theo.

Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận thay đổi vốn điều lệ của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) lên 26.674 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận thay đổi vốn điều lệ của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) lên 26.674 tỷ đồng

Thực hiện nghị quyết của ĐHĐCĐ năm 2022, SHB sẽ nâng vốn điều lệ lên mức 36.459 tỷ đồng, dự kiến đứng trong Top 3 ngân hàng cổ phần tư nhân lớn nhất về vốn điều lệ. Theo đó, SHB đã hoàn thiện hồ sơ trình NHNN phương án tăng vốn điều lệ mà Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 thông qua, bao gồm 3 phần: chi trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 15% bằng cổ phiếu; chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền với tỷ lệ 100:20 với giá chào bán 12.500 đồng/cổ phiếu và chào bán cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động SHB với tổng số lượng cổ phiếu phát hành là 45,12 triệu cổ phiếu mới.

Với năng lực tài chính vững mạnh, SHB tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động và phát triển kinh doanh, đẩy nhanh số hóa ngân hàng, hiện thực hóa mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 về hiệu quả và công nghệ. Sau gần 30 năm hình thành và phát triển, ngân hàng SHB kiên định với chiến lược phát triển bền vững với nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước, cộng đồng, đối tác và khách hàng.

6 tháng đầu năm 2022, SHB đạt kết quả kinh doanh ấn tượng với các chỉ tiêu tài chính cơ bản đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2021. Tính đến 30/6/2022, tổng tài sản của SHB đạt hơn 522 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 91,7% kế hoạch năm 2022. Tổng vốn huy động đạt hơn 471 nghìn tỷ đồng; dư nợ cấp tín dụng đạt hơn 390 nghìn tỷ đồng, cả hai chỉ tiêu đều hoàn thành 93% kế hoạch năm 2022.

Lợi nhuận trước thuế đạt gần 5,9 nghìn tỷ đồng (tăng 84%), hoàn thành trên 50% kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra; thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh đạt gần 9,5 nghìn tỷ đồng (tăng 113%), tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn Basel II đạt gần 12%, xếp hạng tín nhiệm của Moody’s đạt B1. Với kết quả kinh doanh tích cực đạt được trong 6 tháng đầu năm, mục tiêu tổng lợi nhuận tối thiểu 11.686 tỷ trong năm 2022 của SHB là hoàn toàn khả quan.

Khả năng sinh lời tốt và vốn điều lệ không ngừng được nâng cao là tiền đề để SHB tuân thủ Basel nâng cao, đón đầu Basel III, tạo dựng nền tảng quản trị rủi ro vững chắc, đảm bảo quá trình phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả. SHB đã phát triển mạnh mẽ với hơn 530 điểm giao dịch trong và ngoài nước, phục vụ hơn 5 triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và kết nối tới 500 ngân hàng đại lý trên khắp các châu lục.

Trong thời gian qua, SHB liên tục được ghi nhận với nhiều hệ thống giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế. SHB hiện đứng Top 5 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, Top 10 Ngân hàng Thương mại cổ phần uy tín nhất Việt Nam nhiều năm liên tiếp, Top 500 doanh nghiệp có giá trị thương hiệu lớn nhất toàn cầu, 1 trong 10 tổ chức tín dụng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và rất nhiều bằng khen, giấy khen và huân chương lao động cho cá nhân và tập thể SHB.

Kim Khánh
Xây dựng cầu Bến Thủy 3 nối hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh
Dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Thủy 3 là một trong những dự án được ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trong thời gian tới theo Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt.

Đầu tư thêm cho cầu Rạch Miễu 2
Theo điều chỉnh, cầu Rạch Miễu 2 có tổng chiều dài tuyến khoảng 17,6 km, thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 - 2026; tổng mức đầu tư dự án là 6.810,11 tỷ đồng, tăng 1.600 tỷ đồng so với hồi cuối năm 2020.

37.000 tỷ đồng làm 5 dự án BOT
Trong đó, có 4 dự án sẽ được triển khai theo hợp đồng BOT với phương án doanh nghiệp tham gia 46-50% vốn, phần còn lại ngân sách đầu tư. Riêng dự án xây cầu đường Bình Tiên sẽ được bố trí ngân sách với tỷ lệ 54%, phần còn lại là vốn doanh nghiệp.

SHB giảm lãi suất cho vay tới 2,5%/năm 
Thấu hiểu nhu cầu sử dụng vốn vào mùa cao điểm cuối năm, từ nay đến 31/12/2023, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai chương trình “30 năm đồng hành  – Tiếp bước tri ân” ưu đãi lãi suất vay hấp dẫn dành cho các khách hàng cá nhân (KHCN). Tổng hạn mức ưu đãi lên đến 5.000 tỷ đồng.

Quyết định mới về giá đất tại Hà Nội
Bắt đầu từ ngày 18/9/2023, Hà Nội triển khai thực hiện Quyết định số 20/2023/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định và bảng giá các loại đất áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024.

Xem xét khả năng giải ngân mới đề xuất dự án đầu tư
Đối với các dự án đầu tư công trong tương lai, các bộ, cơ quan phải xem xét thấu đáo những điều kiện, khả năng giải ngân để tránh tình trạng đưa vào kế hoạch nhưng nhiều năm không giải ngân được và phải trả lại vốn.

Xây dựng 200km cao tốc Dầu Giây - Liên Khương
Hiện nay, tuyến Dầu Giây - Liên Khương đang được nghiên cứu với chiều dài khoảng 201km, gồm các đoạn Dầu Giây - Tân Phú dài 60km, Tân Phú - Bảo Lộc dài 67km, Bảo Lộc - Liên Khương dài 74km; quy mô 4 làn xe.