Chuyên mục


Phát huy giá trị di tích Mái đá bản Mòn

16/10/2023 15:27 (GMT +7)

Nằm trên địa bàn bản Mòn, xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, di tích Mái đá bản Mòn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngành khảo cổ học nước ta nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng. Di tích chứa đựng nhiều giá trị nổi bật mang tính lịch sử, văn hóa, khoa học.

Di tích Mái đá bản Mòn là di tích khảo cổ đầu tiên được phát hiện ở khu vực Tây Bắc. Từ năm 1927, bà Madelen Colani, nhà khảo cổ người Pháp đã tiến hành khai quật di chỉ bản Mòn, huyện Thuận Châu và phát hiện nhiều công cụ đá, đồ trang sức, vỏ ốc suối. Sau năm 1927, một số nhà nghiên cứu đã đến khảo sát di chỉ Mái đá bản Mòn, đến năm 2006, mái đá bản Mòn được công nhận di tích cấp tỉnh và được Bảo tàng tỉnh đầu tư tu bổ tôn tạo vào năm 2017.

Di tích Mái đá bản Mòn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngành khảo cổ

Di tích Mái đá bản Mòn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngành khảo cổ

Ông Đinh Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu thông tin: Tháng 4/2021, Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với Viện khảo cổ, Hội Khảo cổ học Việt Nam, UBND huyện Thuận Châu tổ chức khai quật Di tích Mái đá bản Mòn và đã phát hiện 2 mộ người tiền sử, trên 1.000 hiện vật đá, gần 2.000 mảnh gốm, trong đó có nhiều di vật đặc trưng cho các gia đoạn văn hóa sớm (từ 10.000 -5.000 năm). Những phát hiện nêu trên đã chứng minh mái đá bản Mòn là nơi cư trú, vừa là công xưởng chế tác rìu đá và nơi để mộ táng. Mái đá bản Mòn là một di sản kép: Di sản địa chất với lịch sử tạo nên mái đá độc đáo ở vùng núi và di sản văn hóa tiền sơ sử liên tục, tương thích với biến động của cổ môi trường, đặc biệt sự nảy sinh công xưởng chuyên hóa, chế tác rìu đá, gắn liền với hoạt động kinh tế trồng trọt, cũng như văn hóa ứng xử nhân văn của con người qua các táng thức.

Trong 6 mái đá của di chỉ này chỉ có 2 mái đá phía Tây và phía Đông có vết tích cư trú của con người. Trên mặt mái đá Phía Tây có lớp vỏ ốc tạo thành tầng dày 0,3m chứa chủ yếu là ốc nước ngọt Melania. Dưới đáy dọc theo thành vách là khối dăm kết vôi, vỏ nhuyễn thể và các vật liệu khác khá vững chắc. Vết tích tiền sử ở đây khá nghèo nàn, gồm 1 chày nghiền bằng cuội, 2 viên đá có vết ghè đẽo, 1 chiếc rìu mài đã bị vỡ, 1 đục đá nhỏ mài, 1 dùi xương nhỏ mài, một vài mảnh tước có dấu cưa và một số mảnh gốm cổ.

Mái đá Phía Đông cao hơn xung quanh một chút, lối lên dễ dàng, rộng 20m, sâu vào 5m, cửa hướng về phía Đông, khuất gió.Tầng văn hoá ở đây tương đối nguyên vẹn, trong diện tích khoảng 16m2 (2m x 8m). Tầng văn hoá nằm ở dưới lớp bụi mịn, rồi đến lớp đất cứng chắc dầy 0,5m. Trầm tích khảo cổ ở đây chỉ dày vài chục cm, có chỗ đào sâu tới 1,5m, trong đó tìm thấy vỏ ốc nước ngọt Melania.

Trong tầng văn hóa này đã tìm thấy 1 rìu đồng, 1 vật đồng chưa rõ công dụng. Những chiếc đục mài, những đồ trang sức nhỏ, những mảnh vòng khoan tách lõi, rất nhiều gốm thô. Đặc biệt là những phác vật và mảnh tước đều làm bằng đá xanh lấy từ núi phía Bắc bản Mòn. Những hiện vật có dấu cưa chủ yếu gặp dưới một tảng đá lớn rơi từ trần hang xuống. Trong mái đá còn tìm được di cốt người chôn không sâu lắm, các xương bị vỡ mủn.

Một số hiện vật tiêu biểu ở 2 mái đá này là rìu có chuôi tra cán, rìu mài toàn thân chế tác tinh xảo. Đục tứ giác mài toàn thân lưỡi vát một mặt. Những mảnh vòng khoan tách lõi làm từ đá phiến. Công xưởng chế tác rìu bản Mòn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp công cụ lao động đá cho nhóm cư dân trong vùng thông qua việc trao đổi.

Đây là một di chỉ khảo cổ học được phát hiện sớm nhất của khu vực Tây Bắc

Đây là một di chỉ khảo cổ học được phát hiện sớm nhất của khu vực Tây Bắc

Đồ trang sức tìm thấy ở di chỉ này, ngoài 1 chuỗi hạt gần hình trụ khoan lỗ từ hai đầu, một mảnh vòng tay bằng đá phiến màu xám có mặt cắt ngang hình nửa ô van, phần lớn là những phác vật ở dạng chế tác dang dở, hoặc các phế loại do bị vỡ. Với những hiện vật thu được như vậy, di chỉ bản Mòn không những chỉ là xưởng chế tác công cụ rìu tứ giác, mà còn có thể là nơi chế tác đồ trang sức. Loại vòng khoan tách lõi này khá phổ biến ở di chỉ Thoọc Kim (Yên Châu), Hồng Đà (Phú Thọ) và cả hai địa điểm này đã được xác định là xưởng chế tác đồ trang sức.

Bà Ngô Thị Yến Giám đốc Bảo tàng tỉnh, cho biết: Tháng 10/2004, trong khi điều tra để xếp hạng di tích, Bảo tàng tỉnh đã phát hiện thêm tại mái đá phía Bắc, gồm 30 mảnh gốm về chất liệu và hoa văn giống với gốm ở mái đá phía Đông. Một số vỏ ốc nước ngọt được chặt đít ở sâu dưới mặt đất 0,4m; 1 phác vật rìu tay có chiều dài 13,4cm, lưỡi có hình tương đối nhọn, chỗ rộng nhất là 6cm, vuốt về đầu lưỡi là 2cm, đốc rìu 5cm, thân rìu 4,5cm. Chất liệu là đá xanh sáng, một mặt phủ lớp can xi và một chày nghiền chất liệu là cuội suối màu xanh hạt mịn.

Di chỉ bản Mòn là một di chỉ xưởng chế tác công cụ lao động và đồ trang sức có niên đại hậu kỳ đá mới. Nơi đây không những có giá trị khảo cổ học về văn hoá tiền sử mà còn có ý nghĩa lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sau khi chiến dịch Tây Bắc kết thúc thắng lợi, quân và dân ta đã tập trung sức người, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Để đảm bảo nguồn lương thực và thực phẩm phục vụ cho bộ đội, tại di chỉ bản Mòn này (ở mái đá phía Đông) đã được chọn làm nơi tập kết lương thực, thực phẩm phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ 1953 - 1954. Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ 1965 - 1968, đây là nơi sơ tán để đảm bảo an toàn và bí mật của các cơ quan của huyện Thuận Châu.

Di tích có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng trong ngành khảo cổ học nước ta nói chung và Sơn La nói riêng. Đây là một di chỉ khảo cổ học được phát hiện sớm nhất của khu vực Tây Bắc. Qua khảo sát và thu thập hiện vật thì đây là một địa điểm đã có cư dân cổ cư trú cách ngày nay khoảng 3.000 năm. Không những thế, đây còn là một công xưởng chế tác công cụ lao động và đồ trang sức. Ngoài ra, di tích có địa hình thuận lợi, cảnh quan môi trường sạch đẹp gắn với văn hoá dân tộc truyền thống, thuận lợi cho khách tham quan.

Tuấn Vũ - Tùng Minh
Hai ngày đầu Lễ, du khách ồ ạt đến Hạ Long
Giao thông đều thuận lợi trong 2 ngày đầu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, dù lượng khách đến Quảng Ninh rất đông.

Hạn chế ô tô qua phà ra đảo Cát Bà
Đây là thông tin nóng mà khách du lịch cần cập nhật để chủ động có phương án di chuyển thích hợp khi muốn đến thăm đảo Cát Bà, di sản thiên nhiên thế giới vừa được UNESCO công nhận, trong dịp hè này.

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thông xe ngày 28/4
Cao tốc Bắc Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe vào ngày 28/4, góp phần rút ngắn thời gian đi đường bộ từ Hà Nội về Nghệ An, Hà Tĩnh.

Cổ nhạc Huế - Tinh hoa âm nhạc cổ truyền Việt Nam
Ngày 24/4, tại Cổ nhạc từ (63/6 Nguyễn Trãi, phường Thuận Hòa, TP. Huế, Thừa Thiên Huế), Hội Cổ nhạc truyền thống Huế tổ chức Lễ giỗ tổ Cổ nhạc Huế.

Novaworld Phan Thiết dịp đại lễ 30/4: Choáng ngợp với dàn sao khủng và pháo hoa rực
Diễn ra xuyên suốt kỳ nghỉ lễ dài ngày (27-30/4), Carnival NovaWorld Phan Thiet 30/4 sẽ khiến du khách đứng ngồi không yên với chuỗi lễ hội âm nhạc đình đám cùng sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ, pháo hoa rực rỡ và không khí Carnival sôi động

Típ đơn giản du lịch Sapa bằng tàu hoả
Sapa là một địa điểm du lịch lý tưởng, thu hút khách du lịch bốn phương. Để đến với địa điểm thú vị này bạn có thể di chuyển bằng nhiều cách. Chúng tôi sẽ gợi ý một loại phương tiện siêu tiện lợi, đó chính là tàu hỏa. Hãy cùng tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây nhé!

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.