Chuyên mục


Nông dân Bắc Ninh sáng tạo, làm giàu từ xơ mướp

28/08/2022 11:17 (GMT +7)

Từ bỏ một công việc Nhà nước ổn định, bằng số vốn ít ỏi, anh Tạ Quý Tôn, xã Nguyệt Đức (Thuận Thành, Bắc Ninh) đã thành công trong việc đưa sản phẩm xơ mướp “Made in Việt Nam” ra thị trường quốc tế.

Sự lựa chọn nghề như "một canh bạc"

Đang làm việc tại một ngân hàng lớn tại Hà Nội với thu nhập đáng mơ ước, thế nhưng năm 2019, anh Tạ Quý Tôn xin nghỉ việc, rời bỏ chốn phồn hoa đô thị về quê khởi nghiệp, khiến mọi người trong gia đình phải sửng sốt, bất ngờ.

Thời điểm ban đầu, nhiều người trong gia đình anh Tôn đều không ủng hộ quyết định này của anh, bởi công việc của anh đang làm là niềm mơ ước của bao thế hệ sinh viên ngành ngân hàng ra trường mong muốn. Trong khi trồng mướp lấy xơ còn khá lạ lẫm với người nông dân xã Nguyệt Đức (Thuận Thành, Bắc Ninh) nên tiềm ẩn nhiều rủi ro bất chắc về vốn đầu tư.

Toàn cảnh xưởng sản xuất sơ mướp 'made in Việt Nam'.

Toàn cảnh xưởng sản xuất sơ mướp "made in Việt Nam".

Anh Tạ Quý Tôn, ở thôn Kim Tháp, xã Nguyệt Đức (Thuận Thành, Bắc Ninh) cho biết, có một thời gian học tập và làm việc tại Australia, nhận thấy ở đây có khá nhiều khách sạn lớn sử dụng các sản phẩm thân thiện được làm từ xơ mướp dùng đồ gia dụng trong gia đình như xà bông tắm, đai chà lưng…Tuy nhiên, những sản phẩm này mang tính manh mún không ổn định. Trong khi đó ở Việt Nam trồng mướp rất nhiều, xơ mướp chủ yếu dùng để rửa chén, bát hoặc bỏ đi. Vì vậy anh nảy sinh ý tưởng làm những sản phẩm từ xơ mướp để xuất khẩu.

Năm 2019, tôi thuê lại 2ha đất dùng để trồng mướp lấy xơ, nhưng gặp khá nhiều khó khăn trắc trở, do không am hiểu đặc tính của quả mướp lên nhiều loại chỉ lấy được thịt không có xơ hoặc nhiều loại cho trái nhỏ chất lượng xơ kém không mềm, mượt. Không bỏ cuộc, tôi lên thư viện nông nghiệp đọc và đã tìm được giống mướp trái to, thẳng, khi già xơ dày và mịn rất phù hợp”, anh Tôn nói.

Anh Tạ Quý Tôn đang kiểm tra những quả mướp đã đạt chất lượng để lấy xơ

Anh Tạ Quý Tôn đang kiểm tra những quả mướp đã đạt chất lượng để lấy xơ

Cũng theo anh Tôn cho biết, để tạo ra các sản phẩm đồ gia dụng từ xơ mướp, anh đã phải xây dựng xưởng gia công với nhiều loại máy móc hiện đại như máy may, ép, cắt…Mỗi sản phẩm làm từ xơ mướp đều được anh trau chuốt tỉ mỉ, có tính độc đáo riêng.

Bà Nguyễn Thị Á (mẹ anh Tôn) chia sẻ, để làm một sản phẩm hoàn thiện đến tay người tiêu dùng, xơ mướp phải trải qua nhiều công đoạn. Đặc biệt, mướp khi trồng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên khách hàng có thể yên tâm sử dụng.

“Muốn tạo ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp, phải chọn loại mướp già, khô, sau đó loại bỏ lớp vỏ, tách hạt và chỉ giữ lại xơ mướp rồi đem phơi khô. Tùy vào từng sản phẩm mà xơ mướp được cán dày hay mỏng. Để có độ kết dính cao gia đình sử dụng phương pháp may bằng chỉ, sợi đay và vải thay vì sử dụng keo dán nên vẫn bảo đảm thẩm mỹ và sự mộc mạc, thân thiện với môi trường”, bà Á cho biết thêm.

Công đoạn phơi vỏ xơ mướp đòi hỏi người thợ phải trau truốt tỉ mỉ

Công đoạn phơi vỏ xơ mướp đòi hỏi người thợ phải trau truốt tỉ mỉ

Gieo hạt 3 năm đến ngày hái quả

Hiện tại, gia đình anh Tôn chủ yếu cung cấp các sản phẩm làm từ xơ mướp tại thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước ở châu Âu. Có 15 dòng sản phẩm chủ yếu là bộ sản phẩm cho nhà bếp, nhà tắm và đồ dùng cá nhân như lót giày, giày dép đi trong nhà với giá bán trung bình từ 4-9 USD/sản phẩm.

Anh Tôn cho hay, anh luôn xác định chất lượng sản phẩm phải đặt lên hàng đầu nên năm đầu tiên khởi nghiệp các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là để chào hàng. Chính tính độc đáo của sản phẩm xơ mướp tự nhiên đã chinh phục được các thị trường khó tính. Đến nay, trung bình mỗi tháng xưởng xuất khẩu từ 3-5 đơn hàng sang thị trường nước ngoài với trị giá từ 30.000-40.000 USD/tháng.

Bà Nguyễn Thị Á (áo trắng) đang ép xơ mướp sau khi đã được phơi khô rồi chuyển qua công đoạn xử lý thành phẩm tiếp theo

Bà Nguyễn Thị Á (áo trắng) đang ép xơ mướp sau khi đã được phơi khô rồi chuyển qua công đoạn xử lý thành phẩm tiếp theo

Đáp ứng nhu cầu của đối tác, ngoài diện tích 2ha trồng mướp lấy xơ tại xã Nguyệt Đức, anh còn mở rộng vùng trồng nguyên liệu tại huyện Lương Tài, Gia Bình và một số tỉnh thành phía Bắc như Nam Định, Hải Dương với tổng diện tích hơn 30 ha… Dự kiến, năm 2025, anh Tôn sẽ xây dựng vùng nguyên liệu khoảng 300 ha để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Cũng theo anh Tôn, ở nước ta hiện nay cũng đã có nhiều tổ chức, cá nhân xây dựng mô hình sản xuất các sản phẩm từ xơ mướp. Tuy nhiên, quy mô còn manh mún, nhỏ lẻ chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Do vậy, anh hướng tới xây dựng một quy trình hoàn chỉnh từ việc xây dựng vùng nguyên liệu, sơ chế đến tìm đầu ra cho sản phẩm.

Những sản phẩm được làm từ xơ mướp

Những sản phẩm được làm từ xơ mướp

Thời gian tới, anh Tôn và gia đình tiếp tục phát triển danh mục trên 20 đầu sản phẩm để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Đồng thời, chào bán một số sản phẩm làm từ xơ mướp cho người tiêu dùng trong nước, lan tỏa sâu hơn thông điệp sản xuất xanh đến với người tiêu dùng.

Thanh Tuyền
Bắc Ninh: Tránh lãng phí tài sản công khi sắp xếp đơn vị hành chính
Ngày 22/11, tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết số 1255/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025. Sau sắp xếp, Bắc Ninh giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã.

Ông Trần Mạnh Cường giữ chức Cục Trưởng Cục Hải Quan Hải Phòng
Mới đây, Tổng cục Hải Quan vừa ban hành Quyết định về việc điều động, bổ nhiệm công chức giữ các chức vụ lãnh đạo trong ngành Hải Quan.

70 năm hành trình tình sâu nghĩa nặng sau sự kiện Tập kết ra Bắc
Nếu như đồng bào miền Nam chia ly, tạm biệt nhau bằng cách giơ 2 ngón tay để hẹn 2 năm sẽ đoàn tụ theo như Hiệp định Geneve, thì đồng bào miền Bắc hẹn ngày thống nhất với đồng bào miền nam bằng tình yêu thương, ấp ôm, nuôi dưỡng như máu mủ ruột rà....

Thu hồi bằng của “Phó hiệu trưởng” Trường đại học Kinh Bắc
Trước khi bị hủy văn bằng cử nhân văn học, bà Đào Thị Bích Thủy từng được Phó chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh ký quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó hiệu trưởng, kiêm Chánh văn phòng của trường.

Ra mắt cuốn sách “Bất động sản Việt Nam với người nước ngoài - Vietnam Real Estate For Foreigners”
TS. LS. Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn CEO vừa ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh: “Bất động sản Việt Nam với người nước ngoài - Vietnam Real Estate For Foreigners”, do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản.

TT.Huế: Thay máu cứu sống bệnh nhi 2 ngày tuổi mắc bệnh vàng da tan máu nặng hiếm gặp
Ngày 15/11, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức xuất viện cho một trẻ sơ sinh bị vàng da tan máu nặng hiếm gặp. Ca bệnh được điều trị thành công nhờ chẩn đoán sớm và tiến hành kỹ thuật thay máu.

Ký ức 70 năm với thầy, cô giáo và bạn học
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, lại gợi nhớ về một thời là học sinh Trường Tiểu học Thanh Vân, Thanh Cù, Thanh Ba, Phú Thọ...