Chuyên mục


Những quy định liên quan đến việc mua - bán xăng, dầu bằng chai nhựa

07/11/2022 17:08 (GMT +7)

Việc người dân đem can, chai nhựa đi mua xăng, dầu là không bị cấm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tích trữ xăng dầu tại gia đình sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Những ngày qua, không ít cây xăng tư nhân trong nội thành Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh lân cận chứng kiến cảnh người dân xếp hàng dài đợi mua nhiên liệu, thậm chí nhiều cây xăng ngừng bán và báo hết hàng. Ghi nhận của PV Banduong.vn tại quận Tây Hồ ngày 6/11/2022, trước cửa cây xăng Petrolimex trên đường Thụy Khuê luôn có cảnh người dân xếp hàng ra tận làn đường di chuyển để đợi tới lượt đổ xăng. Hay tại cây xăng Thuỳ Dương trên đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy thường chỉ để một nhân viên bơm xăng, nhân viên còn lại đứng thu tiền; trong khi có tới 4 trụ bơm. 

Ảnh chụp Màn hình 2022-11-07 lúc 16.29.04

Do nguồn cung xăng dầu trên địa bàn thành phố có tình trạng thiếu hụt, lo sợ không có nguồn nhiên liệu để sử dụng, nhiều người dân đã tích trữ xăng trong nhà để dùng dần. Hoặc nhiều hộ kinh doanh vận hành máy xay sát tại nhà, chạy ghe, thuyền ở vùng sông nước, nên bắt buộc phải dùng mẹo này để không gián đoạn việc kinh doanh. 

Được biết, hiện tại pháp luật không có điều khoản nào cấm người tiêu dùng mua xăng bằng chai, bằng can đem về. Thế nhưng, việc tích trữ xăng dầu vào thùng, can, chai tại gia đình cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như cháy, nổ,...gây nguy hiểm cho gia đình và cộng đồng. Chưa kể, xăng dầu rất khó bảo quản vì dễ bay hơi, biến chất sau một thời gian nhất định… Chính vì thế, các cơ quan chức năng đã khuyến cáo người tiêu dùng hạn chế cách thức này nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Người dân trên địa bàn Hà Nội đổ về những cây xăng Petrolimex

Người dân trên địa bàn Hà Nội đổ về những cây xăng Petrolimex

Nghị định 99/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11/10/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí. Cụ thể, Điều 35 tại nghị định này có quy định mức phạt với hành vi vi phạm quy định khác về bán lẻ xăng dầu như sau: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai và các dụng cụ chứa đựng khác trừ thương nhân là hộ kinh doanh, trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang (quốc phòng, công an) thuộc địa bàn miền núi, vùng cao theo quy định của pháp luật được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép làm đại lý bán lẻ xăng dầu với quy mô, trang thiết bị phù hợp với điều kiện kinh doanh xăng dầu ở khu vực đó”.

Sở dĩ có quy định cấm này là bởi hiện nay, việc kinh doanh xăng dầu phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, thiết kế, xây dựng cửa hàng xăng dầu phải đảm bảo yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành như: Yêu cầu về thiết kế cửa hàng xăng dầu; phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình...

Mặt khác, khi bán hàng qua can, thùng, trụ xăng mini thường không đảm bảo an toàn cháy nổ, không tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo quy định của pháp luật đối với kinh doanh xăng dầu - mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Vì thế, cây xăng bán xăng qua thùng, can, chai thường bị xử phạt rất nặng.

Với quy định này, nhiều người nhầm tưởng hành vi mua xăng qua thùng, can, chai là hành vi bị cấm. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng với cây xăng (thương nhân kinh doanh xăng dầu).

Người dân xếp hàng chờ đổ xăng kéo dài cả phố Thụy Khê

Người dân xếp hàng chờ đổ xăng kéo dài cả phố Thụy Khê

Theo Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 (sửa đổi bổ sung năm 2013), việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ là hành vi bị nghiêm cấm. Nếu tích trữ, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo khoản 4 Điều 32 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định rõ: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

Điều 35, Nghị định 99/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không ghi hoặc không ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng theo quy định.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai và các dụng cụ chứa đựng khác trừ thương nhân là hộ kinh doanh, trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang (quốc phòng, công an) thuộc địa bàn miền núi, vùng cao theo quy định của pháp luật được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép làm đại lý bán lẻ xăng dầu với quy mô, trang thiết bị phù hợp với điều kiện kinh doanh xăng dầu ở khu vực đó.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc so với thời gian bán hàng trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

b) Không bán hàng, ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

c) Giảm lượng hàng bán ra so với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các trụ bơm xăng dầu tự động hoặc cột bơm di động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và 5 Điều này.

Nghị định 99/2020/NĐ-CP chỉ quy định cấm hành vi bán xăng dầu qua can, chai, lọ… mà không cấm người dân mua xăng qua can. Tuy nhiên, nếu hành vi mua xăng nhằm tích trữ xăng dầu hoặc bán lại qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai… thì hành vi này sẽ bị xem xét xử phạt.

Cửa hàng xăng dầu từ chối bán hàng cho khách, nhất là khách mua xăng dầu bằng can, chai sẽ bị xử lý như thế nào?

Xăng dầu là hàng hóa đặc biệt, có tác động trực tiếp đến nhiều mặt của nền kinh tế. Bởi vậy, xăng dầu được xếp vào nhóm hàng bình ổn giá và có sự quản lý của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh đối với lĩnh vực này. Những hành vi găm hàng, thổi giá, đầu cơ, tích trữ xăng dầu sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 15 Luật giá thì xăng, dầu thành phẩm là hàng hóa thực hiện bình ổn giá do đó hành vi găm hàng của các cửa hàng xăng dầu có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 31, 32 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hành vi đầu cơ hàng hóa quy định tại Điều 31 với mức phạt tiền thấp nhất là 5-10 triệu đồng và cao nhất là 80 - 100 triệu đồng về hành vi đầu cơ hàng hoá cùng với mức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm.

Ngoài ra, có thể tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 6 - 12 tháng.

Mỹ Diệu
Tags:
Yêu cầu đơn vị vận tải không tăng giá vé dịp lễ
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị vận tải không tăng giá cước hoặc có thì phải đáp ứng các biện pháp bình ổn giá cước vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan,…

Xem xét giảm phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ trong tháng 5/2024 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Ưu tiên đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn
Chiều ngày 21/4, tại thành phố Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024.

Cao tốc bị ngắt điện vì ban quản lý nợ phí
Ban quản lý dự án Thăng Long chưa bố trí kinh phí trả tiền điện khiến đơn vị điện tạm ngưng cung cấp điện tại các nút giao trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận.

Tân Cảng 128 mở dịch vụ chuyển tải bằng đường thủy nội địa
Sáng ngày 17/4/2024, tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức Buổi làm việc giới thiệu về “Giải pháp vận tải đường thuỷ của Tân Cảng Sài Gòn tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng”.

Quảng Nam đề xuất phương án đầu tư QL.14D
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện hồ sơ, thủ tục đầu tư và sớm triển khai đầu tư xây dựng dự án nâng cấp, cải tạo QL14D theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động lấn biển, có hiệu lực từ ngày 16/4/2024.