Chuyên mục


Nhiều bất cập trong việc soi chiếu container tại cảng, vì sao?

02/11/2024 19:43 (GMT +7)

Soi chiếu hàng hóa (bao gồm hàng trong container, trên xe ô tô tải) qua máy soi container là một biện pháp kiểm tra, đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai báo hải quan. Biện pháp này ngày càng được áp dụng phổ biến để thay thế phương pháp thủ công.

Kết quả soi chiếu qua máy soi container được sử dụng để xác định nghi vấn về tính đồng nhất của hàng hóa, số lượng, chủng loại hàng hóa so với khai báo, phát hiện hàng hóa buôn lậu, khai báo xuất khống và các mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu làm cơ sở để thông quan hoặc đề xuất áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải quan.

Đây là một chính sách đúng đắn và được cộng đồng doanh nghiệp đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập.

Cont không có trong danh sách soi chiếu vẫn bị “soi”

Theo phản ánh của doanh nghệp A.T.V, công ty có một cont hàng nhập khẩu từ Trung Quốc về Cảng Hải Phòng Khu vực I, dự kiến tàu vào là 17h30 ngày 21/06/2024 tại Cảng Tân Vũ. Lô hàng được mở tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải Phòng khu vực II và được thông quan luồng xanh cũng trong ngày 21/6. Trong quá trình khai báo để thông quan lô hàng, doanh nghiệp đã chủ động cập nhật thông tin trên hệ thống của Tổng cục Hải Quan để tra cứu danh sách soi chiếu, mặc dù hệ thống không hiển thị nhưng khi tờ khai thông quan doanh nghiệp xuống cảng làm thủ tục lấy hàng thì mới phát hiện ra cont hàng bị đưa đi soi chiếu; điều đáng nói là vì doanh nghiệp không biết cont hàng bị kéo đi soi chiếu nên không chủ động được kế hoạch dỡ hàng, họ phải hủy toàn bộ kế hoạch bố trí phương tiện vận chuyển, công nhân dỡ hàng và chuyên gia từ phía nhà máy Trung Quốc sang để lắp đặt, công nhân không có máy móc để làm việc… gây thiệt hại không hề nhỏ cho doanh nghiệp.

Soi chiếu 2

Hình ảnh container hàng hóa được đưa qua máy soi để tiến hành thủ tục soi chiếu hàng hóa

Theo quy định tại QĐ 3287/QĐ – TCHQ hướng dẫn quy trình soi chiếu thì. “danh sách container được cơ quan Hải quan yêu cầu soi chiếu được đăng tải công khai tại website của Tổng cục Hải quan.”  Như vậy Đội giám sát hải quan và Đội Hải Quan máy soi Thuộc chi cục Hải quan cửa khẩu Khu vực I tại Hải Phòng đã làm đúng vai trò, trách nhiệm của mình chưa? Đã kịp thời thông báo cho doanh nghiệp hoặc kịp thời cập nhật trên hệ thống của Tổng cục Hải Quan để doanh nghiệp chủ động trong việc vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa.

Đã kiểm hóa thực tế vẫn phải “soi”

Theo Quyết định 3287 Của Tổng cục Hải Quan hướng dẫn, thời điểm kiểm tra hàng hóa bằng máy soi đối với hàng hóa nhập khẩu được tính từ khi xếp, dỡ khỏi phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi cảng (tức là khi tàu khai thác xong) cho đến khi thông quan nhưng chưa được đưa qua khu vực giám sát Hải Quan. Như vậy theo văn bản hướng dẫn này thì Hải Quan có quyền chỉ thị soi chiếu hàng hóa tại bất kỳ thời điểm nào kể từ lúc hàng dỡ khỏi tàu cho đến khi hàng bắt đầu được vận chuyển qua khỏi khu vực giám sát của Hải Quan.

Tuy nhiên, trên thực tế, để mở tờ khai một lô hàng, hệ thống sẽ tự động phân luồng tờ khai dựa trên những thông tin doanh nghiệp khai báo. Đối với tờ khai luồng vàng không phải kiểm hóa, luồng xanh là được phép lấy hàng ra khỏi cảng ngay thì Hải Quan hoàn toàn có thể yêu cầu doanh nghiệp thực hiện việc soi chiếu tại bất kỳ thời điểm nào như quy định để đảm bảo quy trình quản lý rủi ro nếu hàng hóa có nghi vấn hoặc soi chiếu theo diện soi chiếu ngẫu nhiên. Sau khi soi chiếu nếu phát hiện nghi vấn, Cơ quan Hải Quan sẽ tiến hành lập biên bản, dừng thông quan và tiến hành kiểm hóa thực tế và xử lý các bước tiếp theo. Quy trình này áp dụng đối với tờ khai luồng xanh/vàng hoặc áp dụng tại thời điểm kiểm tra soi chiếu trong quá trình xếp dỡ sẽ hoàn toàn hợp lý và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp mở tờ khai được phân luồng đỏ, đương nhiên hàng hóa sẽ phải được đưa đi kiểm hóa thực tế, mở cont, cắt chì và Hải Quan kiểm tra trực tiếp hàng hóa bằng mắt thường trong container;

z5989413931655_4e16f52864faffcf97fa0a6bd89a921b

Một số trường hợp hàng hóa đã được kiểm tra thực tế nhưng sau đó vẫn "phải" đi soi chiếu?

Thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp tờ khai luồng đỏ, container đã được đưa đi kiểm hóa và kéo về bãi chờ thông quan thì Hải Quan máy soi lại chỉ thị đưa cont hàng đi soi chiếu? vậy quy trình soi chiếu tại thời điểm này  có còn là cần thiết, có thực hiện được đúng chức năng soi chiếu để kiểm tra đánh giá hàng hóa, chống gian lận thương mại? Vì thực tế mỗi một container hàng hóa kéo đi kiểm hóa hay soi chiếu, doanh nghiệp phải chi phí một số tiền không hề nhỏ cho cảng, bãi để thuê phương tiện vận chuyển, phương tiện xếp dỡ từ bãi, cảng đến khu vưc kiểm hóa và khu vực soi chiếu; Một tác nghiệp kiểm hóa hoặc soi chiếu doanh nghiệp phải mất chi phí khoảng 1.933.200 đ (tùy theo mức thu của từng cảng); Như vậy nếu chỉ để phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá về tính chất hàng hóa thì khi hàng hóa đã được kiểm hóa thực tế liệu có cần thiết phải “bị” soi chiếu nữa không? Không lẽ các công chức Hải Quan không phối hợp được với nhau để xem tình trạng container hàng hóa hiện tại như thế nào nên mới có hiện tượng “chỉ thị”, “ấn định” chồng chéo như vậy; Việc này vô hình dung đã khiếp doanh nghiệp phải thêm một gánh nặng chi phí khi làm thủ tục thông quan lô hàng;

Soi trong quá trình xếp dỡ thì được miễn phí, soi ngoài quá trình xếp dỡ  doanh nghiệp phải chịu phí

Trả lời trên tạp chí Hải Quan ông  Ông Tạ Duy Hoàng, Trưởng phòng khai thác (Cảng VIP Green Port) nói:  Thời gian soi chiếu chỉ khoảng 3 đến 5 phút. Căn cứ E-manifest hãng tàu chuyển đến, cơ quan Hải quan sẽ lựa chọn một số lượng container nhập khẩu nhất định để thực hiện soi chiếu trong quá trình xếp dỡ. Dựa trên danh sách do cơ quan Hải quan gửi, cảng sẽ đưa danh sách này lên hệ thống của mình và khi tàu cập cảng sẽ xếp dỡ các container này trước để đưa đi soi chiếu. Sau khi soi chiếu xong sẽ đưa container về hạ xuống khu vực bãi cảng.

Thời gian thực hiện soi chiếu nhanh chóng chỉ mất từ 3 đến 5 phút/container và cảng VIP Green Port không thu phí vận chuyển này với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hiện nay, bình quân mỗi tháng, tại cảng có khoảng từ 200 đến 250 container hàng nhập khẩu thực hiện soi chiếu trong quá trình xếp dỡ. Việc soi chiếu trong quá trình xếp dỡ giúp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm thủ tục và thông quan hàng hóa nhanh chóng.

Điều bất cập là cùng một việc là “soi chiếu” container nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá về hàng hóa, tại sao khi soi trong quá trình xếp dỡ thì doanh nghiệp được miễn phí tiền vận chuyển, nâng hạ container ra khu vực máy soi di động như lời ông Nguyễn Tường Anh Tổng Giám đốc Cảng Hải Phòng đã cam kết; “Tổng giám đốc Công ty CP cảng Hải Phòng Nguyễn Tường Anh (đơn vị quản lý cảng Tân Vũ) cam kết với Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường, doanh nghiệp kinh doanh cảng không thu phí vận chuyển số lượng container soi chiếu trong quá trình xếp dỡ với tỷ lệ 2%/tổng container nhập khẩu tại cảng đặt máy soi di động” – Thông tin đã được đăng tải trên tạp chí Hải Quan.

Ngược lại, nếu soi không thuộc quá trình xếp dỡ thì doanh nghiệp phải đóng toàn bộ các khoản phí này, dao động từ 1.700.000 – 1.900.000 vnđ/cont (tùy theo từng cảng). Như vậy có thực sự là đã đúng với tinh thần chỉ đạo là doanh nghiệp không phải mất chi phí khi soi chiếu?

Theo quy định tại Điều 18 Luật Hải quan 2014, người khai hải quan là chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải có nghĩa vụ thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan Hải quan, công chức Hải quan trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để công chức Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.

Như vậy, thiết nghĩ công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa là nhiệm vụ của cơ quan Hải Quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cơ quan Hải Quan phải bố trí nhân sự, công cụ, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ của mình; doanh nghiệp có nghĩa vụ phải tuân thủ và xuất trình hàng hóa để cơ quan Hải Quan thực hiện nhiệm vụ. Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, để thực hiện quy trình trên, cơ quan Hải quan không thu bất kỳ khoản chi phí phát sinh nào trong quá trình kiểm tra hàng hóa của doanh nghiệp. Tuy nhiên người người khai hải quan có trách nhiệm xuất trình container để cơ quan Hải quan kiểm tra theo quy định. Mà để xuất trình được container ra vị trí soi chiếu thì đương nhiên các khoản phí vận tải, nâng hạ doanh nghiệp phải chịu. Như vậy để phục vụ cho công tác kiểm tra của cơ quan Hải Quan mà doanh nghiệp lại phải đội thêm chi phí khi làm thủ tục thông quan lô hàng, liệu quy định này đã thực sự hợp tình, hợp lý;

Dư luận đặt ra câu hỏi liệu cơ quan chức năng và cảng nơi lưu giữ hàng hóa có “bắt tay” với nhau trong việc “chỉ thị”; “ấn định” doanh nghiệp đi soi chiếu để hưởng lợi từ các khoản phí nâng hạ, vận chuyển nhằm phục vụ cho công tác soi chiếu hay không?

Vân Lam
Tags:
Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng - Lạng Sơn trong năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thành 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025.

Chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỉ USD
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.