Chuyên mục


Ngành vận tải năm 2021: Nước mắt xen lẫn nụ cười

22/12/2021 19:31 (GMT +7)

Có vẻ như doanh nghiệp vận tải đang "nín" chưa công bố báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021 đầy khó khăn và bất an này...

Cầm cự chờ phục hồi

Không còn tất bật đưa ra phương án kinh doanh để phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách tăng cao trong dịp cuối năm như trước; ngành vận tải đường không, đường sắt, đường bộ đã phải đối mặt với khó khăn chồng chất khó khăn khi giá xăng, dầu liên tục tăng cao trong mùa dịch.

Mới đây, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HVN) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III với doanh thu đạt 4.735 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ, HVN lỗ 3.460 tỷ đồng, đánh dấu quý thua lỗ thứ 7 liên tiếp.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, HVN đạt hơn 18.700 tỷ đồng doanh thu, lỗ ròng gần 12.000 tỷ đồng. HVN cho biết, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 diễn ra trong thời gian cao điểm hè đã ảnh hưởng rất lớn đến đơn vị này. Quý III cả nước giãn cách xã hội kéo dài, các chuyến bay gần như không có.  

Theo HVN, với việc các chuyến bay thường lệ nội địa bắt đầu được phép khai thác lại từ tháng 10/2021, HVN tin tưởng hoạt động kinh doanh từng bước ổn định và đang chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi và phát triển trong giai đoạn tới.

Năm 2021 được cho là năm tài chính khó khăn đối với các doanh nghiệp ngành hàng không. Ảnh Internet

Năm 2021 được cho là năm tài chính khó khăn đối với các doanh nghiệp ngành hàng không. Ảnh Internet

Xu hướng của cổ phiếu ngành hàng không trong ngắn và trung hạn phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình dịch bệnh trong nước. Nếu các địa phương tiếp tục siết giãn cách xã hội, ngành hàng không buộc đóng băng, giá trên thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục đi ngang hoặc lao dốc. Nhóm cổ phiếu này chỉ phù hợp với những nhà đầu tư dài hạn, có nhu cầu tích luỹ để chờ tăng trưởng trở lại sau dịch bệnh.

Công ty chứng khoán Rồng Việt ước tính trong nửa cuối năm nay, hàng không là nhóm doanh nghiệp duy nhất ghi nhận lỗ với khoảng 450 tỷ đồng và tăng trưởng âm 192% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, khi các biện pháp chống dịch được nới lỏng, nhóm này sẽ có doanh thu khoảng 9.000 tỷ đồng năm 2022, đứng đầu về mức tăng trưởng doanh thu trong tất cả nhóm ngành với 110% và có lãi khoảng 2.140 tỷ đồng.

"Chúng tôi kỳ vọng thị trường hàng không trong nước sẽ cần hai năm để phục hồi hoàn toàn từ mức thấp của năm nay, trong khi thị trường quốc tế có thể cần đến ba năm. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi của thị trường quốc tế sẽ nhanh hơn rất nhiều so với thị trường nội địa trong thời gian sau đó", nhóm phân tích chứng khoán Rồng Việt nhận định.

Về sức khỏe của các doanh nghiệp vận tải đường sắt, quý III/2021, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (HRT) có doanh thu giảm 38% so với cùng kỳ, còn 283 tỷ đồng. Nhờ cắt giảm thêm chi phí, HRT chỉ còn lỗ hơn 12,7 tỷ đồng, tương ứng giảm khoảng 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, HRT còn lỗ hơn 88 tỷ đồng, giảm lỗ so với 9 tháng đầu năm 2020.

Khi giá cước vận tải tăng, giá xăng dầu tăng cũng là những điểm nhấn làm cho ngành logistic bị tác động lớn. Giá các mã chứng khoán của các ngành liên quan logistic cũng tăng. Trên thị trường cổ phiếu HRT đang giao dịch quanh mức giá 7.800 đồng/cổ phiếu, tăng gấp rưỡi so với thời điểm đầu năm.

Hết quý III/2021, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn (SRT) ghi nhận doanh thu giảm còn 132,4 tỷ đồng, trong khi giá vốn cao hơn nên công ty đã lỗ gộp hơn 17 tỷ đồng từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nhờ chi phí tài chính, chi phí bán hàng và cả chi phí quản lý doanh nghiệp giảm so với cùng kỳ nên lỗ quý III của SRT còn 37,6 tỷ đồng.

Cổ phiếu SRT đã tăng gấp đôi kể từ đầu năm 2021 đến nay. Ngày 21/12/2021, giao dịch quanh mức 7.500 đồng/cổ phiếu, cùng với đó là thanh khoản tăng mạnh so với những tháng đầu năm. Hiện tại đã có hàng nghìn đến hàng chục nghìn cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.

Trong khi 2 doanh nghiệp đường sắt 2 đầu cầu đất nước là HRT và SRT đều có lỗ dù cải thiện mạnh so với cùng kỳ, thì Tổng công ty Công trình đường sắt (RCC) lại ghi nhận doanh thu lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 đạt 386 tỷ đồng, hơn gấp đôi cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 32 tỷ đồng, tăng trưởng 38% so với 9 tháng đầu năm 2020. Cổ phiếu RCC có thanh khoản khá cao, hiện đang giao dịch với mức giá 27.000 đồng/cổ phiếu.

Ngược lại, Đường sắt Hà Nội và Đường sắt Sài Gòn vẫn kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh cho thấy việc thua lỗ của cả HRT và SRT cũng đều giảm so với cùng kỳ năm 2020.

Trao đổi với báo chí, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Bộ trưởng Bộ GTVT đã yêu cầu Vụ Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng kịch bản vận tải khi các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội.

Kế hoạch vận tải sẽ có sự kết nối của cả 5 phương thức vận tải: Đường bộ, hàng không, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa để tạo sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tránh tình trạng có quy định chung nhưng một số nơi vẫn chưa thống nhất, dẫn đến việc ách tắc. 

Việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa tại các địa phương thực hiện Chỉ thị 15, Chỉ thị 19 sẽ theo hướng tập trung tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch để tránh đứt gãy chuỗi sản xuất, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, nhu cầu thiết yếu của người dân.

Bộ GTVT cho biết sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đề xuất với Chính phủ cơ chế huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách Nhà nước như vốn ODA, vốn các nhà đầu tư, vốn xã hội để thực hiện quy hoạch. Sớm ban hành, cụ thể hóa chính sách xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho đường sắt, nhất là đối với đầu tư xây dựng nhà ga có lợi thế thương mại, kho bãi hàng, kinh doanh vận tải đường sắt, dịch vụ logistics.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng nguồn lực về cơ chế chính sách của nước ta không hạn chế, điều đó cho thấy, dư địa phát triển của ngành đường sắt còn rất nhiều.

Vận tải biển chớp thời cơ tăng trưởng 

Là ngành vận tải hàng hóa với khối lượng lớn và giá thành rẻ, vận tải biển tiếp tục là loại hình vận tải hấp dẫn trong tương lai. Hoạt động của cảng và vận tải biển luôn gắn liền với xuất nhập khẩu hàng hóa. Đó cũng là lý do mà dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng tăng trưởng xuất nhập khẩu quý I/2021 là 24%, quý II/2021 là 39%, vượt cả mức lịch sử trước khi dịch Covid-19 xuất hiện và dự báo sẽ tiếp tục phục hồi trong tháng cuối năm.

Tính đến hết quý III năm 2021, doanh nghiệp cảng biển đều đồng loạt báo lãi nhờ hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng. Điển hình trong nhóm ngành trên phải kể đến Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - VIMC (MVN). Theo báo cáo tài chính, quý III/2021, VIMC đạt doanh thu 4.127 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận 760 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước doanh nghiệp báo lỗ gần 30 tỷ đồng.

VIMC có doanh thu hợp nhất 9 tháng đạt 10.188 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2020. Lãi trước thuế 2.045 tỷ đồng, gấp 7,75 lần so cùng kỳ năm ngoái. Lãnh đạo VIMC cho biết, VIMC và các doanh nghiệp thành viên đã xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó với các tình huống của dịch bệnh, đảm bảo chủ động trong mọi trường hợp để các hoạt động sản xuất kinh doanh, diễn ra liên tục, các cảng biển và đội tàu luôn đảm bảo khai thác an toàn, hiệu quả.

Vận chuyển đường biển là điểm sáng trong mùa dịch

Vận chuyển đường biển là điểm sáng trong mùa dịch

Trong quý III/2021, Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam - VOSCO (VOS) đạt doanh thu thuần 385 tỷ đồng, tăng 31%, lợi nhuận sau thuế 186 tỷ đồng. Theo đó, 9 tháng đầu năm, VOSCO đạt doanh thu 964 tỷ đồng, lợi nhuận ròng thu về 409 tỷ đồng. 

Tương tự, Công ty cổ phần vận tải Biển Vinaship (VNA) cũng công bố lợi nhuận 69 tỷ đồng sau 9 tháng. Hai năm trước đó, 2019 – 2020, công ty này chỉ lãi khoảng 30 tỷ đồng. 

Trên thị trường chứng khoán, tính từ cuối tháng 7 cho đến nay, cổ phiếu VOS đã tăng giá hơn gấp gần 3 lần từ vùng xấp xỉ 7.000 đồng mỗi cổ phiếu. Điều tương tự với mã VNA của Vinaship, tăng giá gần 2 lần từ vùng giá 17.000 – 18.000 đồng. Đến cuối tháng 12/2021, VNA giao dịch ngang mức 32.900 đồng/cổ phiếu.

Hay, Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam (VSC) cũng báo cáo kết quả kinh doanh quý III và lũy kế 9 tháng 2021 rất tích cực với lợi nhuận sau thuế đạt 123,7 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2020. Ngày 21/12/2021, VSC đang giao dịch quanh mức 44.000 đồng/cổ phiếu.

Tương tự, Công ty cổ phần Transimex (TMS) cũng vừa báo cáo đạt doanh thu thuần 1.556,6 tỷ đồng trong quý III/2021, lợi nhuận sau thuế đạt 147 tỷ đồng, lần lượt tăng 62% và 69% so với cùng kỳ năm ngoái. Chín tháng năm 2021, doanh thu thuần của TMS đạt 4.060,7 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 400,8 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Hiện, TMS đang giao dịch tại mức 81.900 đồng/cổ phiếu, tăng cao gấp 2 lần sau một năm.

9 tháng đầu năm 2021, Công ty cổ phần Vận tải và xếp dỡ Hải An (HAH) ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2020. Lãnh đạo HAH cho biết, nhờ hưởng lợi từ giá cước vận tải, chi phí thuê container tăng cao trên thế giới, hoạt động khai thác tàu và cho thuê tàu của doanh nghiệp cũng tăng đột biến.

“HAH hưởng lợi từ chu kỳ đi lên của ngành vận tải, cùng với giá cước tăng và giá cho thuê tàu tăng. Hiện, HAH cũng đã khóa giá cước hợp đồng cho thuê tàu ở mức cao, giúp không còn lo ngại giá cước giảm trong 2 năm tới. Ứớc tính, lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số tăng 139% so với cùng kỳ trong năm 2021 và tăng 71% năm 2022”, Công ty Chứng khoán SSI nhận định.

Với công ty cổ phần Gemadept (GMD), lãi từ công ty liên doanh, liên kết tăng đã giúp lãi ròng tăng 31%, đạt gần 127 tỷ đồng. Các chuyên gia phân tích cho rằng, sản lượng qua cảng năm 2021 của GMD được hỗ trợ bởi hoạt động thương mại toàn cầu của VN phát triển mạnh, cùng với đó là cảng nước sâu mới Gemalink đi vào hoạt động. Với giả định kinh tế phục hồi tốt trong quý IV/2021, các chuyên gia tin rằng, sản lượng của GMD sẽ duy trì mức tăng trưởng mạnh mức 70% năm nay và 25% năm 2022. Theo đó, năm nay, lợi nhuận GMD ước tăng 46,8% và sang năm 36,4%.

Theo Báo cáo phân tích từ Công ty cổ phần chứng khoán SSI, cước vận chuyển tăng cao ở các tuyến đường dài như tuyến châu Á - châu Âu và châu Á - Bắc Mỹ, tăng khoảng 4-8 lần trong vòng một năm. Bên cạnh đó, giá cước các tuyến đường ngắn hoặc tuyến nội vùng có mức tăng khiêm tốn hơn, giá cước trung bình của tuyến Thượng Hải - Trung Quốc đến Busan - Hàn Quốc, tăng 81% so với cùng kỳ.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Trưởng phòng tư vấn Công ty Chứng khoán Vndirect cũng cho rằng, Việt Nam là công xưởng thế giới, xuất khẩu chiếm tỷ lệ lớn trên GDP nên ngành cảng biển, xếp dỡ, kho bãi có nhiều cơ hội trong năm tới. 

Mai Hạ
Giá xăng lại tăng
Kể từ 15 giờ hôm nay (28/3), giá xăng E5 tăng 410 đồng/lít, giá bán là 23.620 đồng/lít. Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít.

Yêu cầu báo cáo về thực hiện thu phí gửi xe thông minh tại Hà Nội
40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố vừa được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.

Hàng không thiếu máy bay
Ngày 26/3, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết số máy bay hoạt động thương mại của 6 hãng hàng không đến cuối tháng 3 khoảng 170 chiếc, giảm 40-45 chiếc so với cùng kỳ năm 2023.

Bác bỏ đề xuất trích 70% tiền xử phạt cho CSGT
Dự thảo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất đã bỏ đề xuất lực lượng cảnh sát giao thông được trích tối thiểu 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Tăng thêm tàu khách tuyến Bắc - Nam
Giá vé chặng Hà Nội - Sài Gòn suốt một chiều loại chỗ ghế ngồi từ 958.000 đồng/vé, giường nằm từ 1.170.000 đồng/vé trở lên, phụ thuộc ngày đi, loại chỗ.

Từ 1/4, dừng hoạt động 5 tuyến xe buýt ở Hà Nội
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội vừa phát đi thông báo về việc dừng hoạt động các tuyến buýt số 10, 14, 18, 44, 145. Việc dừng các tuyến xe buýt này sẽ bắt đầu từ ngày 1/4/2024.

Quảng Trị: Tái khởi động dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy sau nhiều năm 'đắp chiếu'
Sau nhiều năm "đắp chiếu", dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (tại xã Hải An, huyện Hải Lăng - thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị) khởi động lại vào 25/3/2024.