Chuyên mục


Lợi thế vốn rẻ thuộc về ngân hàng nào?

16/05/2022 11:34 (GMT +7)

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service (Moody's) mới đây đã có báo cáo cập nhật về ngành ngân hàng Việt Nam với nhận định hiệu quả kinh doanh sẽ cải thiện khi tác động từ đại dịch Covid- 19 suy giảm.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service (Moody's) mới đây đã có báo cáo cập nhật về ngành ngân hàng Việt Nam với nhận định hiệu quả kinh doanh sẽ cải thiện khi tác động từ đại dịch Covid- 19 suy giảm. Moody's kỳ vọng lợi nhuận của các ngân hàng sẽ cải thiện hơn nữa trong năm 2022 nhờ áp lực dự phòng giảm khi nền kinh tế hồi phục sau đại dịch Covid-19. 

ROA bình quân của các ngân hàng được xếp hạng đã tăng lên 1,4% vào năm 2021 từ mức 1,2% trong năm 2020 nhờ thu nhập lãi thuần gia tăng.

ROA bình quân của các ngân hàng được xếp hạng đã tăng lên 1,4% vào năm 2021 từ mức 1,2% trong năm 2020 nhờ thu nhập lãi thuần gia tăng.

 
Dự báo cho cả năm, nhiều đơn vị đều đánh giá lợi nhuận toàn ngành vẫn tăng trưởng tích cực nhưng sẽ có mức độ phân hóa rõ rệt. Theo đó, tiềm năng tăng trưởng thuộc về nhóm ngân hàng tư nhân tiếp tục hạ được chi phí vốn. SSI Research ước tính, năm 2022 tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trung bình của các ngân hàng là 21% so với năm 2021, cao hơn mức tăng 13% của 96 công ty trong phạm vi nghiên cứu của SSI, chưa bao gồm thu nhập bất thường tiềm năng từ phí phân phối bảo hiểm độc quyền qua ngân hàng (bancassurance) hoặc thoái vốn công ty con.

Theo Moody's, kết quả tài chính của các ngân hàng Việt Nam đã diễn biến tích cực trong năm 2021 bất chấp ảnh hưởng từ sự bùng phát của dịch bệnh. Doanh thu tăng đáng kể khi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) tiếp tục mở rộng, điều này dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) gia tăng dù phải đẩy mạnh dự phòng rủi ro cho vay. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ có vấn đề giảm nhờ các biện pháp hỗ trợ của các cơ quan quản lý, trong khi sức khỏe nguồn vốn được cải thiện.

ROA bình quân của các ngân hàng được xếp hạng đã tăng lên 1,4% vào năm 2021 từ mức 1,2% trong năm 2020 nhờ thu nhập lãi thuần gia tăng. Trong đó, NIM mở rộng nhờ chi phí huy động giảm trong bối cảnh thanh khoản hệ thống dồi dào và đẩy mạnh thu hút tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm lãi suất thấp. Theo đó, Moody's dự báo, ROA của các ngân hàng được xếp hạng sẽ tiếp tục tăng trong 2022 khi áp lực dự phòng rủi ro giảm dần.

Mặt khác, tỷ lệ nợ có vấn đề/tổng dư nợ cho vay tại các ngân hàng được xếp hạng đã giảm xuống 1,7% vào cuối năm 2021 từ mức 1,9% một năm trước đó. Moody's dự báo tỷ lệ nợ có vấn đề sẽ ổn định và áp lực dự phòng tại các ngân hàng sẽ giảm trong năm 2022 do hầu hết có đủ bộ đệm rủi ro.

Theo số liệu của đơn vị này, ba ngân hàng có chi phí tín dụng thấp nhất hệ thống trong hai năm gần nhất là LienVietPostBank, ACB, VIB và chi phí tín dụng sẽ có xu hướng giảm vào năm 2022. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) của các ngân hàng đã tăng lên 100% vào cuối năm 2021 từ mức 96% một năm trước đó, do các ngân hàng đã tận dụng vay liên ngân hàng rẻ hơn để giảm các khoản tiền gửi có kỳ hạn đắt hơn. Những nhà băng sử dụng phương án này hiệu quả  được Moody's đề cập bao gồm VIB, SeABank và VPBank. Tổ chức này kỳ vọng tỷ lệ LDR sẽ ổn định ở mức hiện tại do các quy định đối với việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.

Trước đó, nhiều ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý I với lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ tận dụng được nguồn vốn giá rẻ. Kết thúc quý I, lợi nhuận VIB đạt gần 2.300 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 26% so với cùng kỳ và tiếp tục duy trì vị thế top đầu ngành về hiệu quả hoạt động với ROE đạt 30%. Lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng ấn tượng đến từ việc VIB tập trung vào danh mục tín dụng bán lẻ chất lượng cao, giảm thiểu rủi ro tập trung với gần 90% danh mục là cho vay bán lẻ và 95% có tài sản đảm bảo.

Biên lãi ròng (NIM) cũng được cải thiện ở mức 4,5%, nhờ vào chi phí huy động vốn tiếp tục giảm 40 điểm cơ bản so với cùng kỳ. NIM được mở rộng chủ yếu đến từ số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng trưởng hơn 40% và các khoản vay từ các định chế tài chính nước ngoài tăng gần 80% so với quý 1 năm trước. Các nguồn vốn giá rẻ này giúp VIB tiếp tục duy trì chi phí huy động ở mức thấp trong diễn biến lãi suất chung trên thị trường có dấu hiệu gia tăng nhẹ. Tương tự, NIM và CASA cũng mở rộng tại một số ngân hàng khác như ACB, MB, OCB, MSB và VPBank giúp các ngân hàng này duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận trong quý I.

Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết tính từ đầu năm đến hết 31/3, tín dụng tăng 5,04%. Nếu so với mức tăng 2,16% của quý 1/2021 thì con số trên là tín hiệu khả quan.

“Tốc độ tăng tín dụng cao gấp 2,3 lần năm ngoái chứng tỏ nền kinh tế đang phục hồi tích cực, các biện pháp phòng chống dịch và phục hồi kinh tế của Chính phủ đang phát huy hiệu quả. Dịch bệnh đã giảm bớt và các doanh nghiệp đang khôi phục sản xuất kinh doanh, người dân cũng đang trở lại cuộc sống bình thường nên nhu cầu vốn lúc này tăng khá cao,” Phó Thống đốc nhận định.

Một lãnh đạo ngân hàng cũng cho hay khác với mọi năm, ngay sau Tết, nhiều khách hàng đã trả nợ và vay thêm gói mới để phục hồi sản xuất kinh doanh. Chính vì vây, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này cũng đã tăng trên 20% so với cùng kỳ năm trước.

Ngân hàng tư nhân tăng lợi nhuận ấn tượng trong quý I/2022

Tới ngày 11/5/2022, đã có 27 ngân hàng đã công bố BCTC quý I/2022. Mức tăng trưởng lợi nhuận chung toàn ngành khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước nhưng có nhiều biến động: Vị trí quán quân được thay thế, nhiều ngân hàng có lợi nhuận đi lùi do tăng mạnh trích lập dự phòng; cũng không ít thành viên chỉ mới đạt 10-15% kế hoạch lãi cả năm; một số ngân hàng tư nhân có sự đi lên bứt phá và bền vững.

 Tín dụng toàn hệ thống cũng cho thấy sự tăng tốc khi tăng hơn 5% so với đầu năm, trong khi mức tăng cùng kỳ năm ngoái chưa tới 2,2%. Bên cạnh thu nhập chính từ hoạt động tín dụng, nguồn thu dịch vụ là yếu tố quan trọng đóng góp tích cực vào mức tăng lợi nhuận của các ngân hàng tư nhân trong ba tháng đầu năm.

Một vài ngân hàng báo mức tăng lợi nhuận cao hơn mặt bằng chung như VPBank, SHB, Eximbank, LienVietPostBank, Sacombank, SeABank. Nhưng một số ngân hàng có lợi nhuận kém đi nhiều như VietinBank giảm 28% so với cùng kỳ do chi phí dự phòng tăng gần 230% cộng hưởng với thu nhập từ hoạt động tín dụng sụt giảm do có nhóm khách hàng bị ảnh hưởng vì Covid-19.

Quý I/2022, VPBank dẫn đầu lợi nhuận trước thuế với 11.146 tỷ đồng, gấp 2,8 lần cùng kỳ. Vị trí này trước đó thuộc về Vietcombank. VPBank nhận được khoản phí hỗ trợ từ thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm giữa Ngân hàng và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam.

Techcombank và MBB cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng về lợi nhuận. Trong đó, quý I/2022, Techcombank đạt 6.785 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 23% so cùng kỳ; MBB đạt 5.910 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 29%.

Về tốc độ tăng trưởng, Saigonbank (SGB) là một trong những thành viên có lợi nhuận tăng trưởng tốt với 68% so với cùng kỳ năm trước, đạt 99 tỷ đồng lợi nhuận. Theo đó, nhà băng này đã đi được nửa chặng đường lợi nhuận mục tiêu cả năm 2022.

Một nhà băng khác cũng có kết quả quý đầu năm tốt hơn hẳn so với mặt bằng là SHB, nhờ thu nhập lãi thuần tăng trưởng tới 90% do thu lãi tiền vay tăng tốt còn chi phí huy động lại giảm.

Tuy nhiên, ngôi sao sáng nhất quý I/2022 lại là Eximbank. Ngân hàng này có lợi nhuận trước thuế tăng mạnh nhất trong hệ thống, tăng 280% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 809 tỷ đồng. Nguyên nhân là nhờ thu nhập lãi thuần tăng 80% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 50%.

Diệu An
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Novaland đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ
Ngày 25/04/2024, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024, Novaland đã báo cáo tình hình hoạt động năm 2023, thông qua mục tiêu kinh doanh cho năm 2024 cũng như trình bày chiến lược triển khai cho những năm tiếp theo. Trong năm nay, các Dự án trọng điểm như Aqua City,

Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.