Chuyên mục


Lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ phục hồi trong năm 2024?

17/11/2023 14:04 (GMT +7)

Lợi nhuận toàn ngành ngân hàng sẽ dần phục hồi trong năm 2024 nhờ NIM được cải thiện khi lãi suất tiền gửi sẽ điều chỉnh về vùng lãi suất thấp nhanh hơn so với lãi suất các khoản cho vay và nhu cầu tín dụng tăng lên trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA) ngành ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2023 đã giảm xuống 1,5% từ mức đỉnh 5 năm là 1,7% tại năm 2022 do tăng trưởng tín dụng suy yếu và chi phí huy động tăng mạnh sau các đợt tăng lãi suất liên tiếp từ quý 4/2022.

VPBank và Techcombank ghi nhận mức sụt giảm ROAA mạnh nhất lần lượt là 1,6 và 0,7% do lợi suất tài sản suy yếu. Ngoài ra, lợi nhuận của ABBank, TPBank và Eximbank giảm do tăng trưởng tín dụng chậm lại (tăng trung bình 3,8% trong 9 tháng đầu năm 2023) và chi phí tín dụng tăng cao đến từ tập khách hàng bán lẻ và SME.

Trong khi đó, tỷ lệ ROAA cải thiện mạnh mẽ đối với Sacombank nhờ NIM hồi phục sau khi xử lý thành công một phần tài sản tồn đọng; các ngân hàng khác được hưởng lợi nhờ tăng trưởng tín dụng cao với khách hàng doanh nghiệp (MB, MSB) hoặc nhờ sự hồi phục của thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư (ACB, OCB). Lợi nhuận của các ngân hàng quốc doanh cũng cho thấy sự ổn định hơn khi chi phí tín dụng thấp hơn nhờ tỷ lệ bao nợ xấu cao hơn đáng kể so với trung bình ngành.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA) ngành ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2023 đã giảm xuống 1,5%

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA) ngành ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2023 đã giảm xuống 1,5%

Trong số 27 ngân hàng, 17 ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm 2023. Dự báo lợi nhuận toàn ngành sẽ dần phục hồi trong năm 2024 nhờ NIM được cải thiện khi lãi suất tiền gửi sẽ điều chỉnh về vùng lãi suất thấp nhanh hơn so với lãi suất các khoản cho vay và nhu cầu tín dụng tăng lên trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi.

Khi các khoản tiền gửi có lãi suất cao huy động trong quý IV/2022 dần đáo hạn, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) bắt đầu phục hồi do môi trường lãi suất thấp. Do đó, kỳ vọng chi phí vốn của các ngân hàng sẽ điều chỉnh giảm đáng kể về mức thấp hơn. Thêm vào đó, nhu cầu tín dụng tăng trong bối cảnh nền kinh tế hồi phục sẽ góp phần làm tăng lợi suất cho vay.

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) toàn ngành ngân hàng cũng có xu hướng tăng lên, chủ yếu đến từ các khoản cho vay khách hàng cá nhân cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR) giảm xuống 93% từ mức 123% của năm 2022, trong khi an toàn vốn của ngành ngân hàng vẫn ở mức thấp.

Các ngân hàng tập trung vào bán lẻ và SME ghi nhận nợ xấu tăng mạnh từ cho vay mua nhà và vay mua ô tô cũng như từ các khoản cho vay chủ đầu tư bất động sản và công ty xây dựng. Ngoài ra, các ngân hàng hoạt động mạnh trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng ghi nhận tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng đáng kể so với mức trung bình ngành, do nền kinh tế tăng trưởng chậm lại ảnh hưởng tới thu nhập và khả năng trả nợ của nhóm khách hàng có rủi ro cao này.

Ngược lại, chất lượng tài sản của các ngân hàng quốc doanh vẫn ổn định; và trong số các ngân hàng tư nhân, ACB cho thấy sự ổn định cao về chất lượng tài sản, nhờ chính sách cho vay thận trọng.

Theo đó, kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu mới hình thành của các ngân hàng sẽ chậm lại do khả năng trả nợ của khách hàng sẽ dần được cải thiện trong bối cảnh điều kiện kinh doanh khả quan hơn và mặt bằng lãi suất ở mức thấp.

Bộ đệm rủi ro toàn ngành suy yếu trong 9 tháng đầu năm 2023 do LLCR sụt giảm, khả năng tạo vốn nội bộ kém hơn và có ít các đợt tăng vốn có quy mô lớn. LLCR của nhóm ngân hàng tư nhân như TPBank, Sacombank, LPBank đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm (trung bình khoảng 55% vào cuối tháng 9 năm 2023, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình ngành là 93%) do chất lượng tài sản suy giảm và trích lập dự phòng ở mức khiêm tốn. Trong khi đó, các ngân hàng quốc doanh duy trì tỷ lệ LLCR ở mức cao, khoảng 190% nhờ chất lượng tài sản ổn định.

Quy mô vốn toàn ngành vẫn ở mức yếu; tổng vốn chủ sở hữu hữu hình (TCE) giảm xuống còn 8,7% tổng tài sản hữu hình, do khả năng tạo vốn nội bộ kém hơn và có ít các đợt tăng vốn quy mô lớn. Chỉ có một vài ngân hàng tư nhân hoàn thành việc tăng vốn trong thời gian gần đây. Trong khi các ngân hàng khác như BIDV và Agribank sẽ cần nhiều thời gian hơn để nhận được chấp thuận tăng vốn. Dự báo, bộ đệm rủi ro sẽ phục hồi ở mức khiêm tốn khi lợi nhuận cải thiện sẽ góp phần củng cố quy mô vốn của các ngân hàng.

Về thanh khoản, tỷ lệ cho vay khách hàng trên tiền gửi khách hàng (LDR) của ngành giữ ổn định ở mức 101% so với một năm trước nhờ việc tăng trưởng tiền gửi đã bắt kịp với tốc độ tăng trưởng cho vay.

Theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (SMLR) toàn ngành trong 9 tháng đầu năm 2023 vẫn được duy trì ở mức 28%, thấp hơn mức trần quy định là 30% kể từ thời điểm tháng 10 năm 2023. Các ngân hàng tập trung cho vay trung và dài hạn như MB, Techcombank, OCB, VPBank, VIB cũng đã đẩy mạnh phát hành trái phiếu dài hạn để đáp ứng tỷ lệ SMLR khắt khe hơn.

Vì vậy, thanh khoản hệ thống vẫn sẽ duy trì ổn định nhờ việc tăng trưởng tiền gửi mạnh sẽ tiếp tục theo kịp tốc độ tăng trưởng cho vay khi dòng tiền của doanh nghiệp phục hồi cùng với các điều kiện kinh doanh được cải thiện, và nguồn vốn ổn định hơn để đáp ứng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn khắt khe hơn.

Nhóm chuyên gia VIS Rating
Ngân hàng khi nhận tiền gửi không được khuyến mại dưới mọi hình thức
Tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định của pháp luật.

Xem xét điều chỉnh đầu tư Cảng hàng không Phan Thiết
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 7292/VPCP-CN ngày 7/10/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không Phan Thiết, hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức BOT.

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án tối ưu đầu tư Cảng hàng không Côn Đảo
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 7178/VPCP-CN ngày 4/10/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về phương án đầu tư Cảng hàng không Côn Đảo. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 7/10/2024.

Đề xuất điều chỉnh vốn đầu tư dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội, hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, và các bộ, ngành về tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô.

Bến Tre còn nhiều dư địa để phát triển bứt phá
Bến Tre có lợi thế lớn về hạ tầng giao thông, với các cầu Rạch Miễu, Hàm Luông, Cổ Chiên kết nối thuận lợi tỉnh với ĐBSCL, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển, năng lượng tái tạo và du lịch sinh thái.

SeABank dành 5.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân bổ sung vốn kinh doanh
Nhằm tiếp tục tri ân và hỗ trợ tối đa cho khách hàng nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, SeABank tiếp tục triển khai chương trình ưu đãi “Chọn SeABank - Nhiều lợi ích - Ít âu lo” với việc tăng thêm ưu đãi cho gói “Vay nhiều lãi ít - Lãi suất ưu đãi” với lãi suất chỉ từ 4,5%/năm.

OceanBank Thanh Xuân triển khai chương trình tiết kiệm lãi suất hấp dẫn
OceanBank vừa tăng lãi suất tiết kiệm lần thứ hai trong tháng 9/2024, nâng mức lãi suất của nhiều kỳ hạn lên hàng đầu thị trường.