Chuyên mục


Logistics Portserco "đỡ" hàng tỷ đồng thuế nhờ trả cổ tức khủng

13/03/2023 14:56 (GMT +7)

Bằng hình thức chia cổ tức 42 tỷ đồng từ lợi nhuận, CTCP Logistics Portserco (Mã: PRC) sẽ tránh được khoảng 15% thuế phải nộp, khi lãnh đạo doanh nghiệp chính là những cổ đông lớn nhất.

 

Thu nhập từ cổ tức có chịu thuế TNDN không?

Căn cứ tại khoản 6, Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC có quy định về khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì những thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn hay mua cổ phần liên doanh, liên kết kinh tế với những doanh nghiệp trong nước sau khi bên nhận góp vốn hoặc cổ phiếu, liên doanh… và gồm cả những bên góp vốn nhận phát hành cổ phiếu hay bên liên doanh sẽ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Do đó đối với thu nhập từ cổ tức thì việc góp vốn với doanh nghiệp trong nước, trong trường hợp người nhận góp vốn đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với cổ tức này thì bên nhận cổ tức sẽ không thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thu nhập này.

Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%

Căn cứ tại khoản 6 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 thì mức thuế suất áp dụng với tất cả các doanh nghiệp là 20%, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% tại Mục 1.2 bên dưới hoặc trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng thuế suất ưu đãi.

Ngày 31/3, CTCP Logistics Portserco (mã PRC) sẽ chốt danh sách cổ đông để thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền năm 2022, tỷ lệ 350% (35.000 đồngcp). Với 1,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, PRC dự kiến sẽ chi 42 tỷ đồng để trả cổ tức, gấp 3,5 lần vốn điều lệ. Thời gian thanh toán dự kiến ngày 20/4. Những năm trước, tỷ lệ cổ tức của PRC dao động 500 đồng/cp - 2.000 đồng/cp.

Theo báo cáo thường niên năm 2022 vừa được công bố, cơ cấu cổ đông của PRC khá cô đặc khi 68% cổ phần do các lãnh đạo nắm giữ, chưa tính đến những người thân liên quan. Hai nhân sự nắm giữ cổ phần nhiều nhất là ông Nguyễn Lê Minh, Ủy viên Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Giám đốc Công ty nắm 20,21%. Còn ông Nguyễn Xuân Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc nhân sự sở hữu 19,42%.

Giữa thông tin chia cổ tức khủng, những ngày đầu tháng 3/2023, cổ phiếu PRC bắt đầu có thanh khoản và tăng kịch trần trong 5 phiên, đưa giá cổ phiếu PRC lên 70.900 đồng/cp chốt phiên 8/3, gấp 2,3 lần thị giá đầu năm. Đến phiên 9/3, thị giá PRC đang có sự điều chỉnh, giảm về mức 67.100 đồng/cp, khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt 15,3 nghìn đơn vị.

Trước đó, với lợi nhuận tăng đột biến, cổ phiếu PRC cũng bắt đầu nổi sóng từ cuối năm ngoái. Bất chất thị trường chung có nhiều biến động không thuận lợi, cổ phiếu này vẫn tăng gấp 3 lần sau hơn 4 tháng qua đó đạt 56.800 đồng/cp vào ngày 2/3.

Làm ăn "lẹt đẹt"

Theo giới thiệu, PRC được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Xí nghiệp dịch tổng hợp Cảng Đà Nẵng (đơn vị thuộc Cảng Đà Nẵng, Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam) năm 2002. Công ty lần đầu giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tháng 11/2010. Hoạt động kinh doanh chính là vận tải đa phương thức, dịch vụ hàng hải.

Khoản thu nhập khác tăng đột biến từ 570 triệu đồng (quý III/2022) lên hơn 64 tỷ đồng do bán tài sản

Khoản thu nhập khác tăng đột biến từ 570 triệu đồng (quý III/2022) lên hơn 64 tỷ đồng do bán tài sản

 

Được biết, bảng xếp hạng EPS năm 2022 vị trí quán quân thuộc về Logistics Portserco (PRC) với EPS đạt 41.537 đồng. Nói về KQKD năm 2022 của PRC có vẻ không thật ấn tượng khi doanh nghiệp này đã có nhiều năm kinh doanh lẹt đẹt và bất ngờ báo lãi khủng nhờ vào việc bán tài sản.

EPS (Earnings per share) là lợi nhuận sau thuế của công ty phân bổ trên một cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.

Năm 2022, PRC ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 107 tỷ đồng, chủ yếu đến từ bán hàng hóa, vận tải lưu kho, kho bãi, tăng 23% so với năm 2021. Nhưng giá vốn hàng bán lên tới 100 tỷ đồng theo đó lợi nhuận gộp thu về chỉ 7 tỷ đồng. Theo đó, sau khi khấu trừ các khoản chi phí, doanh nghiệp lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh là 1,4 tỷ đồng. Điều này có thể thấy vận tải và các ngành kinh doanh liên quan khác của doanh nghiệp không tạo ra lợi nhuận.

Mặt khác, dự phòng cho các khoản nợ phải thu quá hạn (từ 1 đến trên 3 năm) của PRC là 2,3 tỷ đồng. Các khoản nợ xấu (trên 3 năm) tính theo giá gốc lên tới 3,9 tỷ đồng và giá trị ước tính có thể thu hồi là 245 triệu đồng. Số nợ xấu của PRC năm 2022 tăng 1,3 tỷ đồng so với con số năm 2021. 

Chia cổ tức để nhanh rút tiền về?

Riêng trong quý cuối năm 2022, công ty đạt 28,7 tỷ đồng doanh thu, tăng 24% so với cùng kỳ. Nhờ khoản thu nhập khác tăng đột biến từ 570 triệu đồng lên hơn 64 tỷ đồng do bán tài sản, PRC lãi ròng gần 51 tỷ đồng quý 4, gấp 102 lần cùng kỳ và là mức kỷ lục trong lịch sử hoạt động.

Trước khi bất ngờ báo lãi khủng năm 2022, PRC đã có nhiều năm kinh doanh “lẹt đẹt” với lợi nhuận chỉ khoảng 1-3 tỷ đồng

Trước khi bất ngờ báo lãi khủng năm 2022, PRC đã có nhiều năm kinh doanh “lẹt đẹt” với lợi nhuận chỉ khoảng 1-3 tỷ đồng

Theo thông tin, tài sản cố định mà doanh nghiệp bán ra chính là dự án kho bãi tổng hợp tại lô B1-13 khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, tại địa chỉ số 3 Bùi Quốc Hưng, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà. Việc thanh lý tài sản nói trên đã được Đại hội đồng cổ đông bất thường tháng 8/2022 thông qua với giá bán là 85 tỷ đồng, bán theo hình thức trực tiếp, không qua đấu giá.

Bên cạnh đó, khoản lợi nhuận bán tài sản này cũng khiến lãi cơ bản trên cổ phiếu của PRC đạt 41.537 đồng tăng 40 lần so với 1.111 đồng năm 2021. Năm 2022, công ty cũng đạt mục tiêu khá khiêm tốn với doanh thu 95,5 tỷ đồng và lãi 1 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, PRC đã hoàn thành vượt 12,5% doanh thu và vượt xa kế hoạch lợi nhuận cả năm. Cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của PRC là 77 tỷ đồng, bao gồm 12 tỷ đồng vốn góp và 50 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Ảnh chụp Màn hình 2023-03-13 lúc 14.56.24

Sau khi cổ phiếu tăng giá, lãnh đạo PRC là ông Mai Văn Quang - Ủy viên HĐQT của CTCP Logistics Portserco (Mã PRC - HOSE) đăng ký bán hết cổ phiếu trong giai đoạn từ 10/3 - 7/4/2023 với lý do nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Được biết lượng cổ phiếu PRC ông Quang đang nắm giữ hiện là 51.100 đơn vị (tỷ lệ 4,26%). Đây là số cổ phiếu được vị lãnh đạo sở hữu từ cuối năm 2019. Tại thời điểm này, cổ phiếu PRC chỉ có giá 8.680 đồng. Hiện tại, mức giá cổ phiếu này vẫn cao gấp 3,7 lần giá tại thời điểm cuối tháng 10/2022. Theo đó, ước tính ông Quang có thể thu về khoảng 3,4 tỷ đồng khi giao dịch thành công. 

Như vậy, nếu hoàn tất bán ra cổ phiếu trước ngày chốt danh sách cổ đông, ông Quang có thể hụt thu số tiền gần 1,79 tỷ đồng từ chia cổ tức. Tuy nhiên, nếu bán ra sau ngày 31/3, ước tính ông Quang sẽ đồng thời được nhận số tiền cổ tức trên cũng như chốt lời số cổ phần đang sở hữu ở mức giá cao gấp 7,7 lần so với thời điểm mua vào (theo giá tạm tính tại thời điểm phiên sáng 9/3/2023).

Danh sách cổ đông của PRC

Danh sách cổ đông của PRC

Hiện tại, ông Nguyễn Lê Minh - cổ đông lớn nhất cũng là TV HĐQT của PRC đang nắm giữ 242.500 đơn vị cổ phiếu (20,21%), nếu được chia cổ tức 350% thì ông Minh sẽ được chia 8,48 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cổ đông lớn thứ hai là ông Nguyễn Xuân Dũng (Chủ tịch HĐQT) đang sở hữu 233.000 đơn vị (19,42%) sẽ được chia gần 8,2 tỷ đồng.

Các dấu hiệu lách thuế trong việc bán tài sản và giao dịch chứng khoán bao gồm:

Lợi nhuận tăng đột biến trong khi ngành nghề kinh doanh chính vẫn thua lỗ: Điều này có thể cho thấy công ty đang tập trung vào việc đầu tư vào tài sản khác hoặc giao dịch chứng khoán để tăng doanh thu và lợi nhuận, thay vì cải thiện hoạt động kinh doanh chính của mình.

Giá cổ phiếu tăng đột biến: Việc tăng giá cổ phiếu đột ngột và không có lý do rõ ràng có thể cho thấy công ty đang tìm cách tạo ra ảnh hưởng tích cực đối với cổ đông mà không có nền tảng kinh doanh chắc chắn để hỗ trợ tăng giá cổ phiếu.

Quyết định chia cổ tức cao: Việc chia cổ tức cao có thể là một cách để tạo ra sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, tuy nhiên, nếu quá cao và không hợp lý, nó có thể là một dấu hiệu cho thấy công ty đang cố gắng tránh thuế bằng cách trả lại tiền cho cổ đông.

Mức thuế thu nhập cá nhân thấp: Nếu công ty cho phép cổ đông nhận cổ tức với mức thuế thu nhập cá nhân thấp hơn so với mức thuế bình thường, đây cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy công ty đang cố gắng tránh thuế.

Hồng Thơ
Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.

LPBank sẽ đổi tên, mở rộng bán lẻ ở nông thôn
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã: LPB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng 50% so với cùng kỳ, đạt 10.500 tỷ đồng.

NHNN hoãn đấu thầu vàng miếng sang 23/4
Sáng nay (ngày 22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoãn đấu thầu vàng miếng như dự kiến và sẽ triển khai vào 10h sáng thứ Ba ngày 23/4.